Côn trùng sinh sôi trong quần áo: Nỗi khiếp sợ chưa giải
Áo ngực nghi có đỉa bò lúc nhúc, khăn tắm chứa đầy ấu trùng, quần áo may sẵn đầy sinh vật lạ… gần đây, nhiều vụ việc tương tự được phát hiện khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng.
Hoảng hồn áo ngực nghi có đỉa bò lúc nhúc
Ngày 19/6, một tài khoản mạng xã hội có nickname T.L. ở Quảng Ngãi đã chia sẻ những bức xúc kèm 7 hình ảnh chiếc áo ngực có “đỉa bò lúc nhúc” khiến người xem không khỏi rùng mình. Chị L. mua chiếc áo giá 100.000 đồng này ở chợ quê. “Áo ngực này có đệm dày nhưng không phải là cao su. Mình về giặt ngâm vào nước, không ngờ có 2 con đỉa con lúc nhúc trong thau…”, chị L. sợ hãi chia sẻ.
Rất nhiều sinh vật lạ trong chậu ngâm quần áo.
Hình ảnh được đăng tải trên facebook cá nhân của T.L
Xem hình ảnh trên, cư dân mạng khẳng định 2 sinh vật lạ trong bức ảnh không phải đỉa. Phần lớn mọi người cho rằng đó là con trùn đỏ (giun đất). Nhiều khả năng, 2 con giun này theo nguồn nước mà chị T.L múc vào chậu để giặt đồ. Cũng có ý kiến cho rằng, sinh vật lạ đó có thể là con lăng quăng, một loại sinh vật thường làm thức ăn của loài cá lia thia.
Tuy nhiên, do chị T.L không mang mẫu vật đi giám định nên câu hỏi “sinh vật lạ” kia là con gì vẫn còn bỏ ngỏ.
Khăn tắm chứa đầy ấu trùng lạ
Ngày 12/3, chị Nguyễn Thị Thu Thảo (khu phố 5, phường Tân Hiệp, TP Biên Hòa, Đồng Nai) đem bốn chiếc khăn tắm mới giặt bằng xà bông ngâm vào trong thau nước xả thì thấy xuất hiện nhiều ấu trùng lạ bám vào khăn và bơi trong nước. Các ấu trùng này có màu đen, bơi như đĩa con. Chị Thảo khẳng định bốn chiếc khăn trên chị giặt riêng không ngâm, giặt chung bất với cứ bất cứ đồ gì.
Video đang HOT
Những sinh vật lạ trong 4 chiếc khăn tắm mà chị Thảo đã mua
Chị Thảo cho biết chị mua khăn tại khu vực chợ Tân Hiệp (phường Tân Hiệp) từ cách đó khoảng một tháng nhưng giờ mới sử dụng. Theo thông tin ghi trên nhãn mác thì chúng được làm bằng 100% chất liệu cotton. Đây là loại khăn mặt, khăn tắm bày bán tràn lan ngoài chợ với giá chỉ vài nghìn đồng/chiếc.
Sau đó, Trung tâm y tế Dự phòng tỉnh Đồng Nai đã cử cán bộ xuống nơi ở của chị Nguyễn Thị Thu Thảo để lấy mẫu sinh vật lạ đem đi kiểm nghiệm. Theo ghi nhận ban đầu, đây là loài sinh vật lạ chưa từng thấy ở địa bàn Đồng Nai. Nó có màu đen vàng, mình có gai, nhọn hai đầu và bò loăng quăng như con sâu với tốc độ khá nhanh.
Ngày 19/3, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai thông báo kết quả xét nghiệm của Viện Sốt rét ký sinh trùng (TP.HCM) về những “sinh vật lạ” trên. Đó là loại côn trùng bù mắt (giai đoạn ấu trùng) thuộc bộ cánh Diptera, lớp côn trùng Insecta. Côn trùng này không gây hại cho người, hay xuất hiện vào ban đêm nơi có ánh sáng như bóng đèn, tivi…
Sinh vật lạ lúc nhúc trong quần áo may sẵn
Ngày 13/1/2013, bà Nguyễn Thị Phụng (55 tuổi, trú thôn Quang Hưng, xã Hòa Quang Nam, huyện Phú Hòa, Phú Yên) mua bộ quần áo mới ở chợ Hạnh Lâm (xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa) với giá 115.000 đồng cho cô con gái. Ngâm bộ đồ trong nước có xà phòng khoảng 15 phút, bà Phụng bỗng phát hiện nhiều đốm nhỏ màu trắng nổi lên. Khi giặt bà phát hoảng khi thấy có hàng nghìn sinh vật, nhìn giống như đỉa, nhỏ bằng hạt gạo, bò lúc nhúc.
Nhiều sinh vật lạ giống đỉa trong bộ quần áo may sẵn do bà Nguyễn Thị Phụng (huyện Phú Hòa – Phú Yên) mới mua về.
Theo ông Ngô Đình Thi (chồng bà Phụng), với kinh nghiệm làm nông hơn 40 năm của mình, ông thấy sinh vật lạ này giống như loài đỉa. “Nhưng nó lớn rất nhanh đẻ cũng rất nhanh. Chỉ sau một ngày đêm, từ con vật bằng đầu que tăm lớn gần bằng đầu đũa và đẻ trứng màu trắng hình bầu dục” – ông Thi cho biết. Cũng theo gia đình bà Phụng, các sinh vật này được xử lý bằng cách đốt, đổ dầu hỏa nhưng không diệt được nên đã đem chôn lấp và lấy mẫu trình báo cơ quan chức năng.
Ngay sau đó, các ngành chức năng của xã Hòa Quang Nam đã lấy mẫu sinh vật lạ gửi đi kiểm tra. Ngày 25/1, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết, mẫu “sinh vật lạ” chỉ là ấu trùng của 2 loại ruồi thuộc họ ruồi giả ong.
Hàng ngàn sinh vật lạ chui ra từ bộ quần áo mới
Vào cuối năm 2012, chị Phạm Thị Tâm ở phường Đông Hải 1, quận Hải An (Hải Phòng) cho hay đã mua 1 bộ quần áo cho cô con gái tại một shop bán quần áo trẻ em, khi đem giặt đã phát hiện trong chậu có hàng nghìn sinh vật lạ rất nhỏ màu xám, có chiều dài khoảng 0,5cm.
Chị gọi hàng xóm đến xem thì mỗi người một ý kiến khác nhau. Người cho rằng là đỉa con, người lại cho rằng là con lăng quăng. Chị Tâm đã đem đổ chậu nước và vứt bỏ bộ quần áo. Sau đó, chị lấy một chiếc quần khác của con đem ngâm thử và theo dõi. 3 ngày sau phát hiện trong chậu nước xuất hiện những sinh vật lạ giống hệt sinh vật xuất hiện trước đó.
Chiếc quần này rất nhiều sinh vật lạ bám vào
Sinh vật lạ ở Hải Phòng đến nay vẫn chưa được xác định là loài nào và có nguy hại đến cộng đồng hay không.
Theo Vietnam
Sự thật gián đất xuất hiện bất thường từ phân bón cây
Liên tục thấy sự xuất hiện bất thường và ngày một nhiều của gián đất dưới lớp đất gốc cây, chậu cảnh và những xó xỉnh của khu vực trồng cây cảnh, dân chơi cây cảnh trên địa bàn TP.Hà Nội tỏ ra hoang mang...
Thời gian gần đây, PV nhận được một số phản ánh của bạn đọc về sự xuất hiện bất thường của gián đất xung quanh khu vực các chậu cây cảnh, nhất là ở các văn phòng, tòa nhà. Đáng chú ý hơn cả là sự hoài nghi của những người này về việc có hay không sự tấn công của gián đất xuất phát từ phân bón và những chế phẩm chăm sóc cây có nguồn gốc từ Trung Quốc?
Anh Nguyễn Đức (Ba Đình, Hà Nội) cho biết: "Tôi là người thích chơi và chăm sóc cây cảnh, nên thường xuyên sưu tầm các loại cây từ thân gỗ đến thân cỏ, từ cây trồng trong chậu đến những giò cây sống tầm gửi. Dù ở thành phố, diện tích đất không nhiều, dưới sân chỉ có thể trồng và kê được một vài chậu cây nhưng trên sân thượng của gia đình thì có thể kê được hàng chục chậu cây đủ các kích cỡ khác nhau. Hơn nữa, cũng do điều kiện thành phố mà tôi phải đi mua từng bao đất, túi phân bón đã được các cơ sở pha trộn sẵn có bán ở các cửa hàng về trồng cây. Trong thời gian gần đây, trong quá trình chăm sóc, di chuyển vị trí các chậu cây, tôi bỗng thấy sự xuất hiện khá nhiều của những ấu trùng giống gián đất. Vì vậy, tôi đã tìm mua những loại thuốc diệt trừ về phun. Thế nhưng, qua một số thông tin được biết, loại gián đất này được phát triển từ ấu trùng có sẵn trong các sản phẩm đất pha trộn và phân bón có nguồn gốc nước ngoài hoặc của các đơn vị, cơ sở sản xuất trong nước nhưng có sự sử dụng nguyên liệu từ nước ngoài. Sự thực như thế nào thì tôi không rõ, nhưng mọi người trong gia đình cũng không khỏi hoang mang...".
Ấu trùng gián không thể tồn tại trong môi trường phân hóa học.
Theo mô tả của anh Đức, nguyên liệu anh mua để trồng cây là các loại đất hoai mục được pha trộn thêm các chất hữu cơ, các loại phân hóa học tổng hợp cũng như các chế phẩm kích thích hoa lá theo hình thức bón hoặc phun. Đặc biệt, cách đây không lâu, sự hoang mang của anh Đức và nhiều người trồng cây cảnh lại tăng lên gấp bội khi biết được thông tin từ vụ việc trước đây người dân từng nhập gián đất của Trung Quốc về nuôi. Sau đó, khi báo chí phản ánh, cơ quan chức năng đã vào cuộc, khẳng định sự nguy hại khôn lường của việc nuôi gián đất ở huyện Lương Tài (Bắc Ninh) nên đã ra quyết định cấm nuôi và cho tiêu hủy số gián đang nuôi.
Khi tiếp xúc với PV, một số người dân cho biết thêm, ở trong nhà, gián đất thường ít xuất hiện vào ban ngày, chủ yếu bò ra vào ban đêm, nhất là khi đèn đã tắt hết, để kiếm ăn. Chúng còn thường xuất hiện ở kẽ tủ, dưới hầm thoát nước thải, tủ bếp, các kẽ nứt trên nền nhà, kho chứa vật liệu, đồ đạc, phía sau tủ lạnh... Đáng sợ hơn, theo các thông tin khoa học, gián đất có thể gây ra đủ các thứ bệnh như: Tiêu chảy, viêm dạ dày, ruột, nhiễm trùng đường tiết niệu, ngộ độc thực phẩm gây hoại tử ruột, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, nhiễm trùng da, mô cơ bản, viêm khớp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh thương hàn và ngay cả bệnh dịch hạch...
Nhiều nước cấm nhập đất trồng cây
Để tìm hiểu thực hư và lý giải trước những thông tin phản ánh trên, PV đã tìm hiểu thực tế tại một số địa điểm kinh doanh, trồng, bán cây cảnh cũng như những nguyên vật liệu phục vụ cho việc chăm sóc cây. Đường Hoàng Hoa Thám (Ba Đình, Hà Nội) là một trong những địa điểm được cho là lớn nhất Hà Nội, chuyên cung cấp không chỉ là các loại cây cảnh mà còn bán các loại chế phẩm, phân bón, đất trồng. Theo ghi nhận của PV, các chủ cửa hàng ở đây cho biết, các loại phân bón tổng hợp, đất trồng tổng hợp, đến những chế phẩm sinh học nhằm kích thích sự phát triển, ra hoa, tốt lá của cây có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc và của một số cơ sở trong nước.
Anh Nam (chủ cửa hàng) cho biết: "Gia đình tôi đã kinh doanh các mặt hàng phục vụ cho việc trồng và chăm sóc cây cảnh ở đây từ lâu. Thực ra trước đây, chúng tôi bán các sản phẩm phân bón, hóa chất có nguồn gốc nước ngoài, chủ yếu là từ Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện nay, các đơn vị trong nước sản xuất được nhiều sản phẩm thay thế. Hơn nữa, tâm lý khách hàng hiện cũng cảnh giác nhiều và không hứng thú với các sản phẩm ngoại lai, kém an toàn cho môi trường sống của họ. Còn việc các đơn vị sản xuất phân bón có sử dụng chế phẩm nước ngoài hay không và thông tin về ấu trùng gián đất sinh sôi và phát triển từ phân bón hay không thì tôi... không biết".
Còn chị Huệ (chủ vườn cây cảnh tại Mê Linh, Hà Nội) cho biết: Việc trồng và chăm sóc cây luôn luôn cần đến những sản phẩm phân hữu cơ và vô cơ. Về phân vô cơ, không thể thiếu ba loại chính là đạm, lân, kali để phù trợ cho từng giai đoạn và giống cây. Tuy nhiên, từ trước, chị Huệ không quan tâm nhiều tới vấn đề xuất xứ của phân bón có nguồn gốc từ đâu, miễn sao cây phát triển tốt theo kỳ vọng thì dùng. Cũng theo chị Huệ, sau mỗi lần ủ phân trồng cây, gián đất xuất hiện cả đàn và còn là thức ăn bổ dưỡng cho gà!
Trao đổi với PV, GS.Nguyễn Quang Thạch (đại học Nông nghiệp Hà Nội) khẳng định: "Việc trứng, ấu trùng gián đất cũng như các loại côn trùng tồn tại trong phân hóa học là không thể, vì theo nguyên tắc thì tỷ lệ các thành phần hóa học trong phân bón là rất cao. Việc gián đất xuất hiện theo phản ánh của những người dân tại thời điểm, giai đoạn đó là do có môi trường sống thuận lợi nên gián đất mới sinh sôi nảy nở. Hơn nữa, chúng ta còn phải xem xét đến sự phát triển của cây, nếu cây không phát triển tốt thì có nghĩa đó là phân giả và cần phải xem xét nhiều khía cạnh khác có cơ sở khoa học chuyên môn. Nếu nghi ngờ có trứng, ấu trùng trong phân bón, chúng ta có thể gửi mẫu tới viện Bảo vệ thực vật để phân tích. ấu trùng chỉ có thể sống được trong môi trường ẩm như như đất trồng. Vì vậy, nhiều quốc gia khi nhập cây, họ không cho mang đất theo".
Cần hiểu rõ về các loài gián để tránh hoang mang Nói về sự tồn tại, phát triển của gián đất, GS.Nguyễn Văn Đĩnh (chuyên gia côn trùng học) khẳng định: "ấu trùng gián đất không thể tồn tại trong môi trường phân bón hóa học. Chúng ta cần phân biệt rõ các loại gián đất để tránh hoang mang và hiểu lầm. Gián đất được nhập về từ Trung Quốc để nuôi thì đã được các cơ quan chức năng cấm và cho tiêu hủy. Loại gián đất thường thấy trong nhà, chậu cây... là nhóm loài khác của Việt Nam. Gián đất là nhóm động vật ăn các chất mục nát nên rất thích nghi với môi trường ẩm, nhiều chất mùn, khe tối. Hiện, nhóm gián đất ở Việt Nam chưa ghi nhận một sự nguy hại nào đáng kể đối với con người. Vì vậy, gián đất còn có tác dụng giúp phân hủy các chất hữu cơ tốt cho cây trồng. Nhóm gián đất và nhóm gián thường xuất hiện trong nhà là hai loài khác nhau".
Theo Nguoiduatin
Đã có kết quả xét nghiệm vụ khăn tắm 'nở' ra ấu trùng lạ TTYTDP Đồng Nai đã lấy mẫu tại nhà chị Nguyễn Thị Thu Thảo và gửi đi để xét nghiệm. Theo chị Thảo cho biết, khăn được ngâm 2 ngày và phát hiện ra ấu trùng nở trong khăn. Sinh vật lạ xuất hiện đầy trong 4 chiếc khăn Trung Quốc Ngày 17/3/2014 viện Sốt Rét - Kí Sinh Trùng và Côn Trùng TP...