Con trẻ thu nhập cả chục triệu đồng vẫn không mua được nhà như bố mẹ
Không thể phủ nhận rằng giới trẻ ngày nay rất giỏi, có những người mới ngoài 25 tuổi đã có thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng.
Đây có thể được xem là con số đáng mơ ước mà nhiều người chẳng đạt được. Thế nhưng, người trẻ vẫn loay hoay, không thể mua được nhà cho chính bản thân mình. Trước tình trạng đó, nhiều người tự hỏi phải chăng người trẻ kém cỏi, tiêu phung phí nên không mua nổi nhà trong khi đó, các thế hệ trước dù vất vả nhưng vẫn có thể an cư lạc nghiệp?
Thế hệ trẻ ngày càng có nhiều kỹ năng, thu nhập ổn định
Ngày nay, các bạn trẻ luôn cố gắng tích lũy kinh nghiệm ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Nhiều bạn trong thời gian đi học đã xin thực tập ở công ty này, công ty kia để vừa áp dụng được kiến thức đã học trong trường, vừa có kinh nghiệm thực tiễn. Có lẽ vì vậy mà nhiều người khi vừa mới ra trường đã nhanh chóng xin được việc phù hợp, có cho mình một mức thu nhập ổn định.
Các bạn trẻ ngày càng chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Bên cạnh việc đi thực tập từ sớm, nhiều bạn trẻ lựa chọn cách tham gia vào các câu lạc bộ trong trường, vừa có chứng chỉ, có thành tích lại có thể mở rộng mối quan hệ, quen nhiều anh chị. Cũng chính từ những mối quan hệ đó, thế hệ trẻ dễ dàng tìm được một nơi làm việc sau khi ra trường, hòa nhập với môi trường khá nhanh. Tất nhiên, có số đó không phải tất cả nhưng cũng có một phần lớn các bạn sinh viên đã ý thức được điều này từ sớm và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để không bị lạc lối khi bước chân vào thị trường lao động.
Nhiều bạn sinh viên đã xin thực tập tại các công ty từ sớm. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Nhờ kinh nghiệm được tích lũy ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cộng thêm các chứng chỉ ngoại ngữ, văn phòng, nhiều bạn trẻ nhanh chóng có cho mình một mức thu nhập ổn định. Thậm chí, sau khi đã làm quen với công việc, nhiều bạn trẻ còn nhận làm cùng lúc vài công việc để tăng thêm thu nhập. Chính vì vậy, lướt một vòng trên các trang mạng xã hội, chúng ta dễ dàng bắt gặp những bài viết với tiêu đề “Mình đã có 100 triệu đồng ở tuổi 24 như thế nào?” hay “Bí kíp giúp mình có được mức lương 20 triệu đồng khi mới ra trường”,… Tất nhiên, để có thể đạt được mức thu nhập đó, các bạn trẻ cũng đã phải cố gắng rất nhiều, làm việc không quản ngại ngày đêm. Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng các bạn trẻ ngày càng giỏi giang, năng động và có mức thu nhập ổn định hơn so với các thế hệ trước.
Các bạn trẻ cũng có kế hoạch tài chính của mình. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Loay hoay mãi không mua được nhà
Với công việc ổn định, thu nhập được đánh giá là ổn hơn so với thế hệ trước nhưng việc mua nhà với người trẻ dường như là không thể. Nếu không có sự giúp đỡ từ bố mẹ, có lẽ chẳng mấy ai có thể mua được nhà ở độ tuổi dưới 30. Tuy vậy, các bạn trẻ cũng luôn bị áp lực bởi những con số, bởi thước đo của xã hội rằng phải có nhà, có xe mới là thành công. Do đó, nhiều người trẻ vẫn đang loay hoay để đạt được mục tiêu ấy.
“An cư” được xem là một trong những mục tiêu lớn của con người. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Dung (26 tuổi, Nam Định) đã đi làm hơn 3 năm nhưng số tiền tiết kiệm trong tài khoản vẫn chỉ có vỏn vẹn vài triệu đồng. Mỗi tháng, Dung có thu nhập hơn 20 triệu đồng, chưa phải lo cho ai nhưng không hiểu sao vẫn hết. Thậm chí, có tháng Dung còn phải đi vay thêm bạn bè để sống qua tháng. Dung tâm sự: “So với bạn bè, mức thu nhập của mình cũng thuộc loại khá nhưng không hiểu sao tháng nào mình cũng tiêu hết. Với tình hình này, mình không biết bao giờ mới có thể mua được nhà ở Hà Nội nữa”.
Thu nhập cao nhưng người trẻ vẫn không thể mua được nhà. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Video đang HOT
Không chỉ với Dung mà nhiều bạn trẻ khác cũng cảm thấy giấc mơ an cư, có nhà riêng dường như ngày càng xa tầm với. Tình trạng giá đất ngày càng một tăng cao khiến người trẻ loay hoay, không biết tích đến bao giờ mới có thể mua được nhà. Bên cạnh đó, chính vì nhận được đánh giá cao từ những người đi trước rằng thế hệ trẻ ngày càng giỏi giang hơn, kiếm tiền tốt hơn mà nhiều người cảm thấy áp lực khi không thể mua được nhà.
Có nhà khi mới đi làm vài năm dường như là điều không thể. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Thế hệ 8X, 9X hiện nay cũng có nhiều người rất giỏi, thu nhập vài chục triệu một tháng cũng chẳng phải ít. Chẳng qua là nhiều bạn trẻ mang tư tưởng hưởng thụ nhiều nên tích lũy của họ ít mà thôi. Trong khi các thế hệ trước thường ưu tiên tích lũy, ít chi tiêu nên khi cần mua nhà, đất, họ có sẵn tiền trong tay.
Phải chăng do thế hệ trẻ kém cỏi?
Nhiều người cho rằng thế hệ trẻ thu nhập vài chục triệu đồng một tháng mà không mua được nhà là do kém cỏi, chỉ thích hưởng thụ, không chịu tích lũy. Thế nhưng, theo chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia đã đưa nhận định và chỉ ra rằng người Việt Nam cần đi làm ít nhất 23 năm mới có thể mua được nhà. Do đó, việc người trẻ dù được đánh giá là có mức thu nhập ổn định vẫn loay hoay mãi không mua được nhà hoàn toàn dễ hiểu.
Nhiều người bị đánh giá là kém cỏi so với thế hệ trước vì không mua được nhà. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Thế hệ ngày nay được đánh giá là sướng hơn thời xưa khi có đầy đủ vật chất, không phải chịu nóng, chịu tối, ăn uống kham khổ như các thế hệ trước. Các bạn trẻ cũng được học tập trong điều kiện tốt hơn, có nhiều sự lựa chọn, không cạnh tranh quá nhiều như trước kia. Có lẽ vì vậy mà giới trẻ mới bị chịu nhiều lời đánh giá tiêu cực, cho rằng không mua được nhà là do kém cỏi, chỉ thích hưởng thụ, không tích lũy.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận lại và thấy rằng dù người trẻ kiếm được nhiều hơn nhưng ngày nay vật giá leo thang, chi phí cho sinh hoạt cũng đắt đỏ hơn rất nhiều, hoàn toàn không giữ nguyên mức giá trước kia. Chính vì vậy, không thể đánh đồng và cho rằng giới trẻ tiêu xài hoang phí nên mới không mua nổi nhà. Thế hệ ông bà trước kia cũng phải tích lũy rất lâu, thậm chí là vài chục năm mới mua được mảnh đất. Hơn nữa, tại thời điểm đó, giá đất còn rẻ, chưa “sốt” như hiện nay, dân cũng thưa hơn.
Mỗi thời mỗi khác, thu nhập của người trẻ có thể tăng nhưng vật giá cũng leo thang theo. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Thế hệ trẻ hiện cũng chịu vô vàn áp lực khi mà ai cũng giỏi, cũng có nhiều kỹ năng, việc cạnh tranh để có được một công việc tốt, thu nhập cao không hề dễ dàng. Và để có thể đủ chi trả cho sinh hoạt, các mối quan hệ, người trẻ cũng phải bỏ ra không ít tiền. Giá đất cũng ngày một tăng lên, thậm chí còn tăng nhanh hơn so với mức thu nhập mà các bạn trẻ kiếm được. Đó chính là lý do cho việc vì sao thế hệ trẻ ngày nay tưởng chừng như kiếm được nhiều tiền hơn nhưng vẫn loay hoay không mua được nhà cho riêng mình.
Thế hệ trẻ cũng đối mặt với vô vàn áp lực lớn nhỏ. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Mỗi thời đều có một khó khăn riêng, không thế hệ nào giống thế hệ nào. Chúng ta không chỉ vì một số quan niệm mà đánh đồng tất cả, cho rằng người trẻ không mua nổi nhà là kém cỏi. Tất cả các bạn trẻ cũng vẫn đang cố gắng, nỗ lực từng ngày để có thể phát triển hơn.
Quan điểm sống của thế hệ trước có thể chưa phù hợp, nhưng không sai
Khoảng cách thế hệ đôi khi là một thứ khó có thể xóa nhòa, đời nào cũng vậy. Những khác biệt về quan điểm sống, hoàn cảnh sống, văn hóa, giáo dục tạo nên những khác biệt giữa "thời bố mẹ" và "thời chúng tôi".
Điều đó thỉnh thoảng sẽ gây nên những trận cãi vã. Đương nhiên, con cái ít khi nào có thể thắng được.
Tuy nhiên, trong thời đại mà mọi thứ đều phát triển khác xưa như hiện nay, những lời răn dạy từ thế hệ bố mẹ có thể chưa phù hợp với xu thế, với quan điểm của con cái, nhưng không hẳn là sai.
Gia đình càng nhiều thế hệ càng dễ xảy ra tranh cãi. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Chưa có tiếng nói chung
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng "khoảng cách thế hệ" ở đây không phải là về tuổi tác, mà là cách tiếp nhận thông tin theo hướng cởi mở hay bảo thủ.
Với những gia đình truyền thống, chưa thoải mái trong tư duy tiếp nhận, bố mẹ và con cái nhiều khi được ví như nước với lửa. Không đồng điệu về quan điểm sống, chưa có tiếng nói chung lâu dần sẽ tạo ra một rào cản vô hình, đem 2 thế hệ vốn đã khác nhau trở nên ngày càng xa cách.
Những vấn đề nhỏ nếu không được giải quyết sẽ tạo nên khoảng cách giữa bố mẹ và con cái. (Ảnh minh họa: Vietfuture)
Ví như với giới trẻ, nhiều người thấy xăm mình, nhuộm tóc là điều hết sức bình thường, thể hiện được cá tính của mỗi cá nhân. Nhưng với bố mẹ, xăm mình, nhuộm tóc lại khá "phản cảm", ăn chơi, đua đòi, gây ảnh hưởng không tốt đến con cái họ, thậm chí cấm được chơi cùng.
Không những thế, quan điểm sống từ xưa cũng có thể kìm hãm sự công bằng. Ví dụ như 2 chị em trong một nhà "đấu võ mồm", không cần biết lý do là gì, ai lớn hơn thì sẽ phải nhường em, dẫn đến việc người chị luôn sai trong mọi tình huống. Hoặc thế hệ trước sẽ luôn có suy nghĩ: "Nó còn nhỏ, nó biết cái gì".
Hay rẽ sang câu chuyện công ăn việc làm, bố mẹ luôn thích con cái mình có vị trí trong nhà nước hơn là "lăn lộn" ngoài đời với công việc bán quần áo, sáng tạo nội dung, freelancer (người làm tự do). Với họ, đây là những công việc không ổn định, về già sẽ mất nhiều hơn được.
Nhiều người trẻ nghĩ rằng bố mẹ mình quá cổ hủ, sẽ khó tìm được tiếng nói chung. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Chia sẻ về khoảng cách thế hệ giữa mình và bố mẹ, Hướng Dương (21 tuổi) tâm sự: "Suy nghĩ của tôi đa phần đều trái ngược với bố mẹ. Vì thế nên tôi lựa chọn im lặng, tôi không muốn tranh cãi với họ dù rất khó chịu, bởi vì tranh cãi xong tôi còn khó chịu hơn".
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, đến người anh em, người bạn thân thiết của chúng ta đôi khi còn không đồng điệu được, huống gì đến bố mẹ cách cả 1 thế hệ và hơn 20 năm tuổi đời. Vì vậy, thay vì chống đối, bố mẹ và con cái nên học cách thấu hiểu lẫn nhau.
Im lặng không phải cách tốt để giải quyết vấn đề bất đồng quan điểm. (Ảnh minh họa: parapuan)
Bước qua rào cản, thấu hiểu lẫn nhau
Tôi có một người bạn từng học chung hồi Đại học năm Nhất. Tại sao lại nói là từng, bởi vì dù đã trượt nguyện vọng 1 là Công an để chuyển sang Báo chí, cậu ấy vẫn bị bố mẹ bắt thi lại Công an vào năm 2.
Suốt quãng thời gian vừa đi học vừa ôn thi, cậu ấy thỉnh thoảng cũng có than vãn. Bởi với tính cách hướng ngoại và yêu nghệ thuật như cậu, báo chí - truyền thông có lẽ là môi trường phù hợp để phát triển hơn. Nhưng rồi, mệnh lệnh của phụ huynh vẫn là trên hết, may mắn thay, cậu ấy đã đạt được kỳ vọng của bố mẹ mình.
Đến hiện tại, khi đã ở năm cuối của Đại học, cậu ấy lại cảm ơn bố mẹ vì năm đó đã quyết liệt trong việc định hướng tương lai của con cái. Dù nhiều lần cự cãi về tư duy, quan điểm sống, nhưng sự trải đời đã làm bố mẹ trở nên tuyệt vời và chỉ muốn những điều tốt đẹp đến với con cái.
Cách thể hiện có thể chưa đúng, nhưng mọi bố mẹ đều mong điều tốt nhất đến với con. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Hóa ra, chẳng ai có thể hiểu hết nỗi lòng của người khác, kể cả chính bản thân mình. Thay vì thốt ra những lời cáu giận, tranh cãi nảy lửa hay im lặng chịu đựng, hãy chia sẻ những suy nghĩ riêng để cả nhà có thể hiểu nhau hơn.
Sở dĩ có khoảng cách thế hệ là vì mỗi một giai đoạn xã hội phát triển, thì sẽ gắn liền với một thế hệ con người mang những cách sống, tư tưởng và suy nghĩ phù hợp với thế hệ đó. Chúng ta không được trải qua những giai đoạn đó của ông bà, bố mẹ nên sẽ không có những suy nghĩ, quan điểm giống họ được.
Người trẻ nên học cách chia sẻ, giúp bố mẹ có thể tin tưởng và cảm nhận được cuộc sống của mình. (Ảnh minh họa: vinacircle)
Cũng giống như sau này khi chúng ta có con cái, chúng không được trải qua những gì mình từng trải nên chắc chắn sẽ trái quan điểm ở nhiều vấn đề. Lời nói, quan điểm của bố mẹ hiện tại có thể chưa phù hợp với chúng ta, nhưng nếu nhìn sâu xa, những tính chất "đúng đắn" trong đó chưa hẳn đã mất đi.
Trong mắt bố mẹ, con cái dù có lớn cỡ nào thì vẫn cần được quan tâm, chăm sóc. Do đó, đôi khi lời răn dạy, muốn tốt cho mình lại hóa càm ràm, cổ hủ.
Có những quan điểm dù "thời bố mẹ" hay "thời chúng tôi" đều sẽ mang đến giá trị tuyệt vời. (Ảnh minh họa: La Trobe)
Là một người trẻ, tôi biết rằng chúng ta luôn mang một cái tôi vô cùng mạnh mẽ, thích độc lập và sự tự do. Nhưng thay vì nói ra những lời làm đau lòng bố mẹ, hãy bình tĩnh giải thích, lắng nghe và thấu hiểu để bố mẹ dần đi vào cuộc sống của mình nhiều hơn, làm cho bố mẹ tin tưởng bạn và sự lựa chọn của bạn.
Cuộc đời của mỗi người sẽ do chính bản thân họ quyết định. Song, trên cương vị là người đưa bạn đến với thế giới này, hãy để bố mẹ được quyền biết suy nghĩ và cuộc sống của bạn sẽ như thế nào. Từ đó, sẽ làm những điều mà cả bố mẹ và bạn đều sẽ yên lòng nhé.
Chia sẻ và kết nối chính là bước quan trọng để hai thế hệ có thể thấu hiểu nhau hơn. (Ảnh minh họa: MarryBaby)
Những sai lầm thời trẻ khiến bạn phải hối hận lúc về già Khi đã bước sang tuổi trung niên, nhiều người mới nhận ra có những thứ khiến bạn cực kỳ hối tiếc nhưng không thể thay đổi hay bù đắp. Trong cuộc đời mỗi con người không thể tránh khỏi những sai sót, những quyết định nông nổi, những hành động dại dột mà chắc chắn sau này, chúng ta đều sẽ hối hận...