Con trẻ nhìn vào chúng ta
Trong đời dạy học của mình, tôi chứng kiến không ít trường hợp học trò đánh nhau, trai và cả gái. Nhưng không hiểu sao, khi các em gái đánh bạn, luôn khiến tôi buồn lâu đến như vậy.
Những ngày cuối năm học lại có quá nhiều chuyện không vui trong nhà trường. Tôi nhớ cảm giác như có ai túm lồng ngực của mình bóp chặt lúc xem clip các em gái lớp Bảy lớp Tám cùng nhau đánh bạn gái, bắt quỳ gối lột áo cởi quần man rợ như thời trung cổ.
Có một người bạn cũng là mẹ của hai đứa con gái cùng tuổi ấy, hỏi tôi trong thảng thốt: “Sao bọn trẻ ác vậy cậu?”. Tôi hoang mang. Không biết trả lời bạn ra sao. Nhưng vẫn nói với bạn bằng trái tim của một nhà giáo, có hơn hai mươi năm dạy trẻ: “Chưa bao giờ tớ nghĩ trẻ ác cậu à”.
Trong đời dạy học của mình, tôi chứng kiến không ít trường hợp học trò đánh nhau, trai và cả gái. Nhưng không hiểu sao, khi các em gái đánh bạn, luôn khiến tôi buồn lâu đến như vậy.
Tôi bị ám ảnh cực độ khi trong đầu mường tượng lại cảnh ấy. Biết bao bài học yêu thương, vị tha mình cố gắng gợi lên và vun đắp mỗi ngày đã trở thành vô nghĩa. Mình đứng trên bục giảng mỗi ngày như một trò đùa vậy sao?
Đã 8 năm trôi qua, tôi vẫn nhớ như in hình ảnh cha của em gái bị thương, đôi tay tài xế chai sần cứ buông ra nắm vào run lẩy bẩy: “Tội con bé quá cô à!”. Rồi anh hướng mắt nhìn các em ấy: “Sao tụi con lại cạn nghĩ vậy”. Tất cả òa khóc, cả nạn nhân lẫn thủ phạm. Chúng khóc vì thấy mình sai quá, hối hận quá, thấy có lỗi quá. Mãi sau này khi các em bế con cái về thăm tôi đã nhắc lại rằng: “Cô không biết là ánh mắt cô và bác ấy đau khổ tuyệt vọng thế nào đâu! Tụi em cám ơn cô và bác ấy”.
Hôm qua, tôi có hỏi các học sinh mình: “Nếu là em, em có đánh bạn như vậy không?”. Hơn 10 em học sinh nữ đều trả lời: “Em không làm vậy. Nếu giận quá em sẽ gặp bạn, nói chuyện, thậm chí sẽ mắng bạn hoặc quá em sẽ tát bạn một cái thôi. Làm sao có thể đánh như vậy, lột quần áo như vậy? Sợ cha mẹ buồn và xấu hổ, sợ sẽ không được đi học nữa cô à”. “Các em có nghĩ các bạn ấy ác không?”. “Không đâu cô, các bạn ấy nhất thời hồ đồ, hồi năm lớp Chín lớp cũ em cũng có một nhóm bạn gái đánh bạn gái trong lớp, giờ này bạn ấy không như hồi ấy nữa đâu cô. Tuổi lớp 8-9 bồng bột cạn nghĩ lắm cô. Với lại đó không phải là số đông, các bạn ấy đa số là cha mẹ đi làm ăn xa hoặc ở với dì, với cô, với ông bà, không có người uốn nắn kịp thời nên vậy đó cô!”.
Suy cho cùng, con người mình sống là hành trình tự hoàn thiện. Hành trình dài và liên tục. Bất luận là ai sống ngày hôm nay cố gắng không sai lầm điều gì là đã thở phào nhẹ nhõm. Ngày mai lại sẽ là một cuộc chiến mới. Hơn ai hết, những trẻ 12-13 tuổi càng phải nhận được sự quan tâm, yêu thương, tha thứ, cũng như hình phạt phải nhằm mục đích giáo dục, chứ không phải thù hằn ghét bỏ, hay ghê tởm. Tôi không tin trên cõi đời này có người thích mình thành kẻ ác bị xa lánh. Tôi cũng không tin rằng những người cha người mẹ có con hành động chưa đúng lại không đau lòng.
Tôi vô cùng ngạc nhiên khi có những người lớn hôm qua còn đăng đàn đòi “giết chết bất kỳ ai xúc phạm vợ con” mình, đòi ăn thua đủ với những ai vu khống mình, nay quay qua gọi các đứa trẻ ấy là “những con quỷ”. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi mỗi ngày trên mạng xã hội, tràn ngập những vụ đánh ghen hay xử lý mâu thuẫn một cách tàn khốc của người lớn, mà không hề thấy ai phấp phỏng lo sợ: liệu chúng ta đã dạy gì cho con trẻ!
Video đang HOT
Bao nhiêu năm dạy trẻ là từng ấy thời gian tôi đau đáu một nỗi lo: Bàn tay thầy cô liệu có đủ chở che cho trẻ khi có quá nhiều thứ lệch lạc, tàn bạo ngoài kia? Phải chăng đã đến lúc bất kỳ chúng ta là ai, ở đâu cũng phải lẩm bẩm như niệm thần chú: con trẻ nhìn vào chúng ta!
Loan Duyên
Theo phunuonline.com.vn
Chăm sóc hết lòng, nào ngờ con dâu lại có hành động quá đáng
Là bà quá chiều con, càng nhún càng nhường con dâu càng lấn tới và bây giờ là quá quắt, hay con dâu cho rằng bà kém cỏi không biết gì nên làm thượng làm hạ?
Con trai nhỏ đi làm ăn xa nên khi con trai lớn cưới vợ, bà đã để hai vợ chồng trẻ ở cùng vì thương đôi trẻ mới mẻ, chỗ làm lại xa nhà, ở với mẹ dù sao cũng thong thả hơn.
Con dâu bà là cô gái ít nói, cả ngày nhiều khi chỉ được câu chào khi đi khi về và câu mời cơm, nhưng rủ rỉ với chồng thì có. Bà cũng không lấy làm phiền, bà không phải là bà mẹ chồng khó tính hay xét nét con dâu. Dù gì trong hạnh phúc của chúng, bà cũng là người thừa.
Ảnh minh họa
Nhưng bà có cảm giác con dâu không thích nói chuyện với mình. Khi cần ăn gì con dâu thường xúi chồng nói với mẹ là con thích món đó món nọ, nhưng hôm sau bà nấu thì con trai lại nói vợ, em ăn đi, món em thích này, và con dâu liếc nhìn bà rất nhanh.
Bà cũng kệ, không định huấn luyện hay dạy dỗ con dâu. Nếu muốn, bà sẽ nói chuyện với con trai mình và nó sẽ dạy bảo, khuyên nhủ vợ. Chúng nó là vợ chồng thì phải biết chỉ bảo nhau, bà không muốn lấy quyền mẹ chồng để xe ne xét nét.
Con trai cười xòa: "Dạ. Vợ con ngại mẹ nên nhờ con nói".
Bà nghiêm mặt: "Ngại là ngại làm sao, mẹ khó tính hay cáu gắt gì, còn con, không phải là cái loa phát thanh".
Tình hình không khá hơn, bà tính nói hai đứa nên tìm nhà ra riêng cho thoải mái, bà giờ về hưu cũng muốn rảnh chân đi thăm bạn bè cũ, nhưng nghĩ chúng nó đi làm về không ai cơm nước, bà lại không đành lòng. Nói gì thì nói, dù con cái có thành ông thành bà thì trong lòng các bà mẹ, con mình vẫn còn bé bỏng. Nhưng bà chưa kịp nói thì con dâu có bầu. Bà tạm gác ý định, đợi con dâu sinh xong, cháu nội cứng cáp cũng không muộn.
Trong mấy tháng bầu bì, bà nói con trai không để con dâu làm gì. Việc nhà có bà lo trong ngoài, ngày trước cũng vậy nhưng bà chừa lại phòng vợ chồng cho chúng tự dọn. Nay bà làm luôn không nề hà sau khi con dâu bị động thai vì lau gầm giường.
Cháu nội sắp chào đời, con dâu muốn về ngoại sinh, bà đồng ý, gọi điện gửi gắm chị sui. Bất ngờ là bà sui nói cho bà gửi lại con gái vì nhà hàng xóm đang xây ồn ào, về đây sinh nở không tốt.
Khi bà nói chuyện với hai đứa, hơi ngạc nhiên là con dâu có vẻ bực bội. Chẳng lẽ bà sui không nói gì với con gái sao. Con so về nhà mẹ là chuyện bao đời, bà không cấm. Nhưng con dâu ở lại thì bà vui vẻ đón nhận, nhất là chị sui lại có lời nhờ.
Ảnh minh họa
Bà đi hỏi những món ăn tốt cho bà đẻ, những chuyện cần kiêng cữ. Bà còn chủ động hỏi con dâu đã mua sắm đủ quần áo vật dụng cho em bé chưa. Và đôi khi câu trả lời bà nhận được là sự im lặng.
Những ngày con dâu ở viện, bà gần như thức trắng. Con bé đói bụng đòi sữa bà cũng không dám đánh thức con dâu vì sợ bị càu nhàu. Mấy ngày ở viện thường là cảnh con dâu nằm trên giường ngủ say sưa, hai bà cháu tùm hum nhau trên cái chiếu trải dưới đất sau khi con bé bú no.
Ra viện, con dâu chỉ chăm con khi chồng về, ban ngày hầu như phó mặc cho mẹ chồng. Bà theo dõi xem con dâu có triệu chứng trầm cảm sau sinh gì không, thấy vẫn bình thường. Chỉ là con dâu không muốn chăm sóc đứa trẻ bé tẹo chỉ biết ăn rồi ngủ
Bà nhỏ nhẹ nói chuyện với con dâu, tập cho con tự lập không bén hơi mẹ là tốt, mai kia đi làm dễ dàng hơn, nhưng con bé còn nhỏ, cần được mẹ ấp ủ.
Con dâu xòe bàn tay vừa sơn móng ra.
"Mẹ không muốn trông cháu hộ con thì từ mai con không dám nhờ nữa. Mà con đâu định làm phiền mẹ. Mẹ thấy đấy, phòng con ngày trước là phòng chồng con. Một mình ảnh ở không sao, nay thành ba người chật chội nóng nực lắm, trong khi phòng mẹ to nhất nhà, lại mát nhất mà mẹ ở có một mình. Không ấy mẹ thương cháu thì đổi phòng cho bọn con".
Bà sững sờ, lý do gì thế này. Bà bị khớp nên ngay từ khi làm nhà, ông đã chú ý xây phòng dưới tầng trệt cho bà, hai lầu trên của hai đứa con trai. Mỗi lầu cũng bốn mấy mét vuông chứ nhỏ nhắn gì. Bà bực vì con dâu so bì muốn đổi phòng thì ít, bực vì nó lấy con gái còn sơ sinh non nớt ra làm áp lực thì nhiều.
Tối, bà gọi con trai xuống nói chuyện, nghe xong nó tái mặt, hẳn nó cũng không biết kế hoạch của vợ. Bà thở dài, bấy nay nó nuông chiều vợ, luôn bảo bọc chở che như thể mẹ là sói hổ còn vợ nó là cô bé quàng khăn đỏ. Để đến bây giờ được đằng chân muốn lân đằng đầu.
"Ban ngày nếu nóng hai mẹ con có thể xuống phòng khách, phòng có máy lạnh kia mà, nếu thật sự phòng nóng thì sao con dâu ở trong đó cả ngày được. Còn xét thấy không muốn ở với mẹ, bị mẹ chèn ép thì hai đứa có thể tìm nhà ra riêng. Mẹ không giữ", bà nói.
Con trai hứa sẽ bảo ban lại vợ. Bà nhìn đứa cháu nội bé bỏng, làm sao nỡ xa "cục bông" này, nhưng nếu để bố mẹ nó trưởng thành hơn, bà sẵn sàng chịu đau.
Là bà quá chiều con, càng nhún càng nhường con dâu càng lấn tới và bây giờ là quá quắt, hay con dâu cho rằng bà kém cỏi không biết gì nên làm thượng làm hạ? Bà hy vọng vợ chồng chúng nó biết nhìn nhận sự việc mà thay đổi. Có mẹ nào bỏ rơi con, chỉ là con tự cho mình đủ lớn khôn muốn bay xa mà thôi.
Dù vợ chồng chúng muốn thế nào, bà cũng tôn trọng. Vì bà còn rất nhiều kế hoạch cho cuộc sống của mình.
Theo tintuconline.com.vn
Từng bị xâm hại thời thơ ấu, giờ đây tôi sợ đời sống ân ái vợ chồng Những năm 80 của thế kỷ trước, gia đình tôi lâm vào cảnh cực kỳ túng quẫn. Trước gánh nặng kinh tế gia đình, bố mẹ tôi phải đi làm ăn xa biền biệt. Hai anh em đành ở cùng với bà nội và nhận sự chăm sóc từ bà. Giờ đây tôi vẫn còn nhớ, bà yêu thương chăm sóc anh em...