Con trai yêu giáo viên chủ nhiệm, bố lặng lẽ đến trường tìm hiểu và không giữ được bình tĩnh khi vừa nhìn thấy đối phương
Phát hiện ra chân tướng sự việc, người cha đã tự trách mình rất nhiều.
Tình mẫu tử là thứ tình cảm thiêng liêng quý giá nhất trên đời, bởi đó chính là mối quan hệ ruột thịt gắn bó giữa mẹ và con cái.
Cách đây không lâu một người cha đã chia sẻ câu chuyện của con trai ông lên mạng xã hội Trung Quốc và nhanh chóng thu hút được sự đồng cảm của nhiều bạn đọc.
TÂM SỰ CỦA ÔNG BỐ GÀ TRỐNG NUÔI CON
Tiểu Kiệt năm nay 16 tuổi, là học sinh trung học năm 2, mẹ mất từ rất sớm nên cậu được cha nuôi dưỡng từ nhỏ. Vì cha Tiểu Kiệt thường xuyên bận rộn với công việc nên không có nhiều thời gian để chăm lo cho việc học của cậu.
Năm sau Tiểu Kiệt sẽ thi tốt nghiệp nên cha cậu cảm thấy rất lo lắng vì thành tích học tập của con trai. Tuy nhiên mấy tháng nay, việc học của Tiểu Kiệt đã tiến bộ lên rất nhiều, thậm chí bài kiểm tra môn ngữ văn mà cậu học kém nhất gần đây đã đạt điểm cao, điều này khiến cha cậu yên tâm phần nào.
Hàng ngày Tiểu Kiệt đều ôn bài đến một hai giờ sáng, vì lo cho sức khỏe của con mình nên cha cậu mỗi ngày đều chuẩn bị cho cậu một cốc sữa nóng trước khi đi ngủ.
Vào một buổi tối nọ, cha Tiểu Kiệt mang sữa tới cho con trai như mọi ngày. Do áp lực gần đây quá lớn, ngày nào cũng phải thức đêm làm bài nên khi cha vào, Tiểu Kiệt đã ngủ gục trên bàn từ lúc nào.
Cha cậu thấy vậy nên không đánh thức con trai, nhưng tình cờ phát hiện trên đầu giường có một cuốn sổ, bên trong là những dòng nhật ký mà cậu viết mỗi ngày.
Ảnh minh họa.
PHÁT HIỆN BÍ MẬT CỦA CON TRAI
Cha Tiểu Kiệt chợt nghĩ, bình thường mình cũng ít khi quan tâm tới con trai nên muốn xem con đã viết gì, không ngờ ngay khi mở ra, ông đã giật mình lo lắng.
Trong cuốn sổ của Tiểu Kiệt đều miêu tả chi tiết về cô Trương chủ nhiệm. Cô là một giáo viên tiếng anh mới chuyển đến vài tháng trước và cũng là giáo viên chủ nhiệm của Tiểu Kiệt.
Video đang HOT
Cô Trương mới 25 tuổi, tình tính rất hòa nhã, bình thường cũng rất quan tâm tới Tiểu Kiệt. Thời gian lâu dần có thể Tiểu Kiệt đã nảy sinh sự ngưỡng mộ với cô Trương, nhưng trong nhật ký cậu lại viết rằng mình đã yêu cô giáo. Đọc đến đây, cha Tiểu Kiệt thật sự thấy hoang mang.
Ông chưa bao giờ nghĩ rằng con trai mình sẽ yêu sớm, hơn nữa lại yêu giáo viên chủ nhiệm. Để không ảnh hưởng đến việc học của Tiểu Kiệt, cha cậu đã quyết định không nói cho con trai biết về việc này mà sẽ đến trường học để tìm hiểu trước, xem rốt cuộc cô Trương là người như thế nào.
Vài ngày sau, trong lúc con trai đang học trên lớp, cha Tiểu Kiệt lặng lẽ đến trường đợi gặp cô Trương chủ nhiệm trong văn phòng. Điều mà cha Tiểu Kiệt không ngờ là cô giáo rất giống người vợ đã mất của mình, từ nét mặt cho đến dáng người. Như vậy ông đã hiểu tại sao con trai mình lại yêu sớm, nghĩ tới điều này ông đã không kìm được những giọt nước mắt.
Cô Trương nhận ra cha Tiểu Kiệt đang xúc động mạnh nên đã lại gần an ủi ông, hỏi xem ông là phụ huynh của học sinh nào.
Khi cô Trương vừa mở lời, cha Tiểu Kiệt càng không kiềm chế được cảm xúc, sau đó ông nói với cô Trương mình là cha của Tiểu Kiệt, chỉ muốn tới để tìm hiểu tình hình học tập của con trai mà thôi.
Nhờ đọc nhật ký của con trai nên người cha mới biết tâm tư của con. Ảnh minh họa.
Trong khi trao đổi trò chuyện, Cha Tiểu Kiệt đã hỏi cô Trương vì sao còn trẻ như vậy đã được làm giáo viên chủ nhiệm, thoạt nhìn cứ ngỡ cô là sinh viên mới tốt nghiệp.
Cô Trương cũng không hề né tránh, nói với cha Tiểu Kiệt rằng cô vừa tốt nghiệp thạc sỹ, cách đây không lâu được phân công về trường này và trở thành chủ nhiệm của lớp Tiểu Kiệt.
Cô Trương cũng dành lời khen ngợi cho Tiểu Kiệt, rằng cậu rất chăm ngoan, học lực gần đây cũng tiến bộ hơn rất nhiều. Nếu Tiểu Kiệt có thể tiếp tục duy trì thành tích thì việc thi đỗ vào một trường đại học trọng điểm không phải là vấn đề khó khăn.
Sau khi trò chuyện với cô Trương, tâm trạng của cha Tiểu Kiệt đã tốt lên rất nhiều và ông bắt đầu tâm sự về cuộc sống của mình. Ông chia sẻ Tiểu Kiệt đã thiếu tình mẫu tử từ khi còn nhỏ, còn ông làm cha nhưng lại ít quan tâm tới con do công việc bận rộn.
Việc Tiểu Kiệt có tình cảm với cô Trương là do nhiều năm nay cậu vẫn luôn nhớ thương người mẹ đã khuất của mình. Đây không được coi là yêu sớm, chỉ vì cô Trương có khuôn mặt, thậm chí là hành động cũng rất giống người vợ của ông.
Cũng đến lúc này, cha Tiểu Kiệt mới hiểu con trai ông đã biến tình yêu với cô giáo thành nỗi nhớ mẹ mình, đúng là đứa trẻ không có mẹ như ngọn cỏ mỏng manh trước gió, nghĩ đến đây ông càng đấy đau lòng và tự trách mình hơn.
Chuyện nữ công sở U30 vẫn được mẹ đút cơm: Này các chị, làm 1 bà mẹ "thương con" cũng là 1 cái tội để bị ném đá sao?
Tôi cũng thấy lạ, các chị thích làm 1 bà mẹ kiểu hiện đại thì cứ việc, nhưng đừng đả kích 1 bà mẹ kiểu truyền thống "đắm đuối vì con" như tôi hay bà mẹ kia theo cách "ném đá" cho chết thì các chị cũng quá lắm.
Làm mẹ kiểu hiện đại là "thương con" cũng bị mắng?
Trước câu chuyện đút cơm cho con gái dù đã lớn gần đây, cũng đã có 1 câu chuyện khác xảy ra. Đó là trong kỳ thi vào lớp 10, 1 phụ huynh đã bày tỏ việc "xót con" vì đi thi mà bị ướt áo.
Chị phụ huynh kia chỉ nói rằng tình thế không lường trước được là ô tô không được đỗ tận cổng trường nên con phải đi bộ 1 đoạn vào thi mà bị ướt áo nên thương... Điều này quá đỗi bình thường, quá đỗi thuận tự nhiên về tình mẫu tử. Ấy thế mà các chị nâng cao quan điểm rằng là đứa trẻ lớn thế còn thương cái gì, cuộc sống sau này còn khó khăn đến đâu, sao không chuẩn bị ô cho con vì dự báo thời tiết đã báo mưa rồi...
Chuyện thương con đi thi lúc trời mưa bị ướt áo từng gây tranh cãi trên MXH.
Nhiều người cũng nói rằng để đứa trẻ tự lập đi, để các con được lớn lên... Nhưng tôi thì nghĩ khác, con tôi tôi phải lo, dù có to xác nhưng con vẫn là 1 đứa trẻ. Bấy nhiêu năm nuôi nấng, chăm sóc rồi đến đúng kỳ thi đầy áp lực rồi lại còn bị lạnh, bị ốm thì hỏi sao mà không xót?
Nhưng cũng chỉ là xót thôi, chứ có phải đến nỗi thôi không cho con thi nữa đâu mà các chị ném đá. Chuyện đi ô tô thì vì nhà chị ấy có điều kiện nên đi ô tô thôi, cũng không có gì mà bình phẩm.
Nhiều mẹ ném đá vì cho rằng "chị mẹ" này quá o bế con, không chịu thả con ra cho trẻ được lớn lên, tôi thấy thật bất hợp lý. Chắc hẳn đấy không phải là con của chị thôi, các chị đang đứng ngoài cuộc để cười người ta, chứ là con chị thì sao? Nghĩ đi...
Đứng dưới góc độ bà mẹ kia, tôi cũng vậy, thương con lắm mà thương thì bảo thương, chứ chẳng lẽ cứ phải kiên cường, can đảm, phải ngậm miệng không kêu thì mới là bà mẹ tốt chắc?
Ảnh minh họa
Gần đây, chuyện 1 bà mẹ đút cơm cho con gái dù lớn cũng khiến các chị sôi sục lên. Ừ thì cũng là hơi quá, tôi cũng không đồng tình rằng lớn từng ấy mà vẫn chiều đến mức con chị không tự làm được mọi việc, nhưng đó cũng là câu chuyện riêng của nhà họ. Mỗi nhà có 1 cách thương con khác nhau, dù có dị, có khác biệt cũng không làm ảnh hưởng đến miếng cơm manh áo của các chị đúng không?
Đừng biện hộ cho việc làm 1 bà mẹ vô tâm và lười biếng bằng "chiêu bài" dạy con tự lập
Nói thêm về quan điểm để trẻ tự lập từ nhỏ hoặc cho trẻ phải khổ đi để sau này chống đỡ được với cuộc đời. Không phủ nhận rằng trẻ cần sự tự lập, nhưng liệu có bà mẹ lười biếng vô trách nhiệm nào đang bao biện cho chính mình bằng "chiêu bài" để con tự lập không? Thứ khoa học tân tiến đến mức cực đoan của nhiều mẹ tôi không "nuốt" được.
Tôi đồng ý mức độ tự lập như nấu cơm, rửa bát, quét nhà... đến vậy thôi. Còn bao nhiêu câu chuyện đau lòng đã xảy ra trong thực tế, 1 đứa trẻ lớp 6 cha mẹ tự lập để con đạp xe đi học rồi khi còn chân yếu tay mềm, tai nạn xảy ra. Sự hối hận nào của cha mẹ cũng không thể bù đắp được.
Chúng ta không thể theo sát con 24/24, nhưng khi có thể hãy để mắt đến chúng vì nếu có sai lầm xảy ra, thực sự các chị không thể... quay ngược kim đồng hồ được đâu. Vì thế, khi con tôi còn bé tôi sẽ ở bên cạnh nhiều nhất, để mắt nhiều nhất và chiều chuộng nhiều nhất. Nếu có chút vụng về lóng ngóng cũng không sao, lớn lên con sẽ tự làm được mọi thứ. Nhưng là trẻ nhỏ là cần phải có người giám sát và thậm chí có nhiều việc cha mẹ phải làm đỡ...
Bao nhiêu bà mẹ Nhật Bản đấy, họ đã phải dành toàn thời gian để làm 1 bà nội trợ, làm vợ và làm mẹ. Dù trẻ Nhật được cho rằng khá tự lập, nhưng tình thương của mẹ, sự theo sát của mẹ lúc nào cũng cần thiết. Hãy thương lấy con đi vì đó là khoảng thời gian tuyệt vời nhất để chúng nhớ tới mẹ đã yêu chúng như thế nào, đã lo lắng cho chúng ra sao...
Như câu chuyện trên, con tôi vẫn sẽ phải đội mưa vào thi nhưng xót con là chuyện bình thường của cảm xúc 1 bà mẹ. Cứ thương yêu con hết cỡ đi, sau này con gái về nhà chồng, con trai tự lập, lúc lớn lên muốn "thương kiểu tận tay" cũng không được. Vậy thì lúc con còn muốn ở bên cạnh, còn cần chúng ta hãy thể hiện vai trò đó.
Cũng hãy cứ theo sát con đi vì cũng chẳng đi đâu mà thiệt, con mình mình theo chứ tội lỗi gì. Nước mắt chảy xuôi, câu này không phải vô cớ mà ngàn đời nay người ta nói. Cha mẹ "đắm đuối vì con" như cá chuối cũng là chuyện thuận tự nhiên vô cùng.
Các chị đừng đưa ra những kiến thức nghe có vẻ bác học hay khoa học mà biện hộ cho sự lười biếng của mình.
Tôi o bế con thế đấy, nhưng sự an toàn của con là trước nhất và tuổi thơ luôn là tấm vé 1 chiều
Để tôi kể cho bạn nghe nhé. Tôi có 2 đứa con, bé gái 9 và bé trai 14 tuổi. Nhưng đến bây giờ tôi vẫn không để con đi thang máy 1 mình. Bao nhiêu vụ dâm ô đã xảy ra, con sau này lớn sẽ tự biết cách bảo vệ mình, nhưng ngay từ bé đã để con tự lập thì xảy ra cơ sự gì chắc hối không kịp.
Ngày ngày tôi vẫn đưa đón con trai lớn đi học dù bạn bè con đã có thể đi xe bus. Lúc qua đường với giao thông như hiện tại đầy nguy hiểm, trong khả năng có thể tôi sẽ vẫn làm 1 bà mẹ o bế con theo cách như thế. Hàng ngày tôi vẫn kiểm tra cặp sách của con trước mỗi giờ đi ngủ xem con đã sắp đủ đồ chưa. Đôi lúc con mệt tôi vẫn đút cho con gái bé ăn, mè nheo 1 tí có sao, rồi lớn lên nó còn không cho mình cầm tay ấy chứ.
Tranh minh họa
Với tôi việc chăm sóc nuôi dưỡng con cái là 1... SỰ NGHIỆP. Tôi sẽ không ngần ngại làm tất cả những gì mà con cần, cố 1 chút, vất vả 1 chút cũng được nhưng vì là con của mình tôi sẽ không oán thán.
Sau này con lớn lên nó lo cuộc sống của nó, mình muốn quan tâm cũng chẳng được. Vậy thì cớ gì mà các chị bỏ bê nó ngay từ nhỏ, vào lúc nó cần các chị nhất.
Không phải vô cớ mà cha mẹ cần ở bên con lúc nhỏ. Các chị thích thì cứ làm 1 bà mẹ ác đi, cứ nuôi dạy con độc lập đi, nhưng tôi thà làm 1 bà mẹ cổ điển và thương con kiểu truyền thống, nhưng giữ được sự an toàn cho con mình tốt nhất. Tôi sẽ còn thương, còn yêu, còn chiều con mình khi có thể và sẽ coi đây là 1 cơ hội quý giá trong cuộc đời mình.
Tôi là người Việt Nam, tôi có tư tưởng truyền thống, o bế con cũng được, chiều con cũng được, vì tuổi thơ con chỉ là 1 quãng đường, là tấm vé chỉ có 1 chiều. Nếu không đi cùng con chúng ta sẽ bỏ lỡ 1 hành trình yêu thương quý giá!
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Khi gen Z ôn thi: Ít phút đi đường vẫn tranh thủ học bằng được Hai chàng trai đang trên đường đến trường thì mở sách ra tranh thủ học. Không biết có vào được chữ nào không nhưng những hình ảnh này khiến dân tình "cười bò". Thời gian gần đây, các bạn học sinh đã và đang chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Bên cạnh những hình ảnh căng thẳng,...