Con trai tổng thống Thổ và tham vọng Đế chế Ottoman mới
Bilal Erdogan con trai ut Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đang đươc dư luân quan tâm bơi “đi đêm” buôn lâu dâu vơi IS.
Bilal Erdogan la ai?, xin thưa, đo la con trai ut Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ngươi đang đươc dư luân quan tâm bơi “đi đêm” buôn lâu dâu vơi tô chưc Nha nươc Hôi giao tư xưng (IS), lam cho cuôc chiên chông khung bô cua nhân loai thêm cam go, quyêt liêt.
Bilal Erdogan (anh chup thang 6/2015) sau ngay bâu cư Đang AK bi thât bai
Chông lưng cho IS nuôi tham vọng lập Đế chế Ottoman mới?
Ngay sau sư kiên băn ha may bay Nga hôm 24/11 hang loat thông tin “thâm cung bi sư” liên quan đên gia đinh Tông thông Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đươc tung ra, trong đo co viêc con trai Bilal Erdogan “đi đêm” buôn lâu dâu vơi IS va con gái Smeyye Erdogan điều hành một bệnh viện bí mật ở vùng biên giáp ranh Syria, nơi chuyên chưa tri cho binh linh IS.
Đê chưng minh, mới đây, các trang mạng xã hội tại Thổ Nhĩ Kỳ con lan truyền hình ảnh Bilal Erdogan ăn tối tại một nhà hàng sang trọng cùng một nhóm người, trong đó có một kẻ từng tuyên bố tham gia cuộc thảm sát người Kurd tai Syria. Tư nguôn tin trên, tinh bao Nga đa vao cuôc va phat hiên thây sư thât, nhât la viêc buôn lâu dầu với IS.
Trang tin ZeroHedge cua My, cuôi thang 11/2015, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói thẳng không up mơ, vụ máy bay Nga bị bắn rơi hôm 24/11 là sự khiêu khích co chu y của Thô Nhi Ky bơi Ankara đang hâu thuân cho IS.
Tổng thống Recep Tayyip Erdogan va con trai Bilal Erdogan
“Bằng cách bắn hạ máy bay Nga trong khi lam nhiệm vụ chống khủng bố của Nga tại Syria, dư luân co thê hiêu không phai ly do Nga vi pham không phận Thổ Nhĩ Kỳ, ma Thổ Nhĩ Kỳ lây cơ đê bênh IS, đông thơi bảo vệ tuyến đường chở dầu lậu cho chinh IS lân Thô Nhi Ky”, ông Sergei Lavrov khăng đinh.
Video đang HOT
Cung chung quan đêm vơi Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, chuyên gia câp cao cua của Điện Kremlin, Dmitry Kiselyev đa phát biểu trên kênh truyền hình nhà nước Nga, mô tả Tông thông Erdogan là một chinh khach “lừa lọc, không biết kiềm chế, kiêm ăn dưa vào dầu giá rẻ do IS tuôn bán cho”.
Con ngoại trưởng Syria Walid Muallem thi bố rằng, Bilal Erdogan, con trai ông Erdogan la môt măt xich quan trong dính líu đên cac phi vu lam ăn buôn lậu dầu thô vơi IS. Muallem con noi toac ra răng viêc Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga thưc chât la đê đảm lợi ích cho chinh công ty dầu mỏ của con trai la Bilal Erdogan .
Cựu tướng Pháp Dominique Trinquand cung nhât tri quan điêm noi trên vơi ông Sergei Lavrov va cho răng cac tuyên đương chơ dâu cua IS vao Thổ Nhĩ Kỳ rât gần vơi khu vưc máy bay Nga bị bắn ha và gần các kho đạn dược lân sở chỉ huy của IS.
Thâm chi Dominique Trinquand con noi thăng Thổ Nhĩ Kỳ không hề đánh IS, nhưng lai bao kê rât nhiêu viêc nguy hiêm,lam ngơ các hoạt động buôn lậu dầu, phân bón, bông và cả buôn người ở vùng biên giới.
Cung theo ZeroHedge, Tông thông Erdogan và cơ quan tình báo Thổ Nhĩ Kỳ (MIT) chông lưng cho IS vì Erdogan đang nuôi mông phuc hưng Đế chế Ottoman, quôc gia tương lai chiêm phân lơn diên tich khu vưc, vươn sang ca biên giơi Trung Quôc, Syria và Iraq.
Bilal Erdogan tưng co môi quan hê, chup anh chung với những người được cho là cac lanh đao cua IS, tuy nhiên cũng đã có các thông tin phủ nhận việc này.
Không chi bảo kê cho IS, các cáo buộc còn chỉ ra Thổ Nhĩ Kỳ cung câp hàng trăm triệu USD và hàng ngàn tấn vũ khí, huấn luyện cho IS tai những căn cứ bí mật thuộc tỉnh Konya ở vùng biên giới giáp Syria. Con trai buôn dầu lậu dâu cho IS, con gái mở bệnh viện bí mật chữa trị thương binh IS.
“Đúng quy trình”
Bilal Erdogan tên đây đu la Necmettin Bilal Erdogan, sinh ngày 23/4/1981, đa lâp gia đinh va co hai con trai, con thứ tư trong gia đinh 4 anh chi em cua của Recep Tayyip Erdogan, Thu tương đương nhiêm cua Thổ Nhĩ Kỳ.
Sau khi học xong trung học tại Kartal Anadolu Lisesi năm 1999, Bilal Erdogan du hoc Mỹ, lấy bằng master ở trường Hành chính John F. Kennedy thuộc ĐH Harvard. Sau khi ra trường, tập sự ở Ngân hàng thế giới (WB). Năm 2006 cùng 2 cổ đông khác mở công ty vận tải đường biển BMZ Group Denizcilik.
Thang 11/2015, BMZ Group Denizcilik do Bilal Erdogan đưng đâu đã lam ăn bât hơp phap, vận chuyển dâu lâu cho IS, đây chinh la nguôn cung câp tai chinh chu yêu giup tổ chức nay.
Theo_Báo Đất Việt
Trung Quốc trả giá đắt vì tham vọng Biển Đông
Khi một toà án quốc tế hồi cuối tháng 10 tuyên bố họ có đầy đủ thẩm quyền để tiến hành xét xử vụ kiện của Philippines đối với đòi hỏi chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Bắc Kinh đã bác bỏ quyết định trên, nói rằng điều đó 'chẳng đi đến đâu'. Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng, Trung Quốc có thể sẽ phải 'trả cái giá quốc tế' trong vụ kiện tụng của Manila.
Ảnh minh hoạ
Giới chức Philippines cũng như một số nhà ngoại giao và chuyên gia nước ngoài phản bác lại nhận định của Bắc Kinh về việc vụ kiện "sẽ chẳng đi đến đâu", nói rằng Trung Quốc có thể sẽ phải gánh chịu sức ép về ngoại giao và pháp lý rất lớn nếu Toà án ở the Hague ra một phán quyết có lợi cho Manila.
Dựa trên những lập luận chi tiết nhằm bác bỏ lý lẽ của Trung Quốc về thẩm quyền của toà án quốc tế ở the Hague, giới chuyên gia pháp lý nhận định, Manila đang nắm cơ hội thành công khá lớn. Một phán quyết cuối cùng dự kiến sẽ được đưa ra vào giữa năm sau.
Một phán quyết như vậy có thể sẽ là một trách nhiệm nặng nề đè lên vai Trung Quốc, đặc biệt tại các cuộc họp khu vực bởi nó đánh dấu lần đầu tiên một toà án quốc tế can thiệp vào cuộc tranh chấp, khiến Bắc Kinh khó mà phớt lờ được, các nhà ngoại giao cũng như chuyên gia phân tích.
Một số quốc gia Châu Á và phương Tây hầu như không chú ý gì khi Manila chính thức phát đơn kiện Trung Quốc hồi năm 2013 và bước đi này của Philippines khi đó cũng được xem như là một hoạt động phụ trong bối cảnh căng thẳng bùng phát ở Biển Đông. Tuy nhiên, các nước này giờ đây bắt đầu thể hiện sự ủng hộ ngày một lớn hơn đối với tiến trình pháp lý mà Manila khởi động.
Một chuyên gia nhận định, nếu phán quyết đưa ra chống lại những điểm chính trong đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông thì ông này tin rằng sẽ có một sự thống nhất về lập trường của các nước phương Tây và các nước này sẽ gây áp lực đối với Bắc Kinh ở những cuộc họp song phương và các diễn đàn quốc tế.
"Các nước khác sẽ sử dụng phán quyết như một cây gậy để đánh Bắc Kinh. Đó là lý do tại sao Trung Quốc lại nhạy cảm với toàn bộ vấn đề này như vậy", ông Ian Storey - một chuyên gia về Biển Đông tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore, cho biết.
Chia sẻ quan điểm với ông Storey, ông Bonnie Glaser - một chuyên gia an ninh thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ở thủ đô Washington nói thêm: "Có một bí mật nhỏ bẩn thỉu ở đây... Phía Trung Quốc giả vờ rằng sẽ dễ dàng để họ phớt lờ và bác bỏ phán quyết. Tôi cho rằng, trên thực tế, họ sẽ phải trả một cái giá quốc tế cho điều đó".
Biển Đông đang là nơi chứng kiến những cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải gay gắt giữa Trung Quốc với 4 quốc gia Đông Nam Á gồm Philippines, Việt Nam, Brunei, Malaysia và Vùng lãnh thổ Đài Loan.
Biển Đông là một trong những vùng biển quan trọng nhất thế giới bởi nó chứa các tuyến đường hàng hải sống còn. Đồng thời Biển Đông còn được cho là chứa đựng một trữ lượng tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn, đặc biệt là dầu mỏ. Chính vì thế, Trung Quốc có tham vọng độc chiếm Biển Đông. Trong những năm gần đây, Trung Quốc có nhiều hành động quyết liệt và hung hăng nhằm thực hiện giành quyền kiểm soát gần như toàn bộ Biển Đông. Hành động của Trung Quốc khiến không chỉ các nước trong khu vực "phát sốt" mà còn gây quan ngại sâu sắc với cộng đồng thế giới.
Manila bắt đầu ra đòn pháp lý với Trung Quốc ở Biển Đông sau khi hai nước xảy ra một cuộc tranh chấp nóng bỏng ở bãi cạn Scarborough. Bãi cạn Scarborough nằm cách đảo chính Luzon của Philippines chỉ khoảng 230km. Trong khi đó, khu vực đất liền gần nhất của Trung Quốc là tỉnh Hải Nam cũng cách bãi cạn Scarborough đến 1.200km. Bãi cạn này là nơi chứng kiến cuộc đối đầu vô cùng căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc được châm ngòi từ một vụ va chạm giữa tàu chiến lớn nhất của Philippines với hai tàu hải giám Trung Quốc hồi tháng 4 năm 2012.
Sau vụ va chạm trên, Trung Quốc trên thực tế đã chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough vốn là ngư trường đánh cá truyền thống của Philippines.
Trước diễn biến trên, vào tháng 1 năm 2013, Manila đã quyết định đưa vụ tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông ra tòa án quốc tế với lý do họ đã "dùng mọi biện pháp hòa bình" có thể để giải quyết tranh chấp với Bắc Kinh nhưng không có tác dụng.
Bắc Kinh luôn chủ trương giải quyết các cuộc tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải ở Biển Đông trong khuôn khổ song phương, với từng nước một để dễ bề gây sức ép với các nước nhỏ hơn. Hành động quốc tế hóa cuộc tranh chấp ở Biển Đông của phía Manila đương nhiên không được Trung Quốc chấp nhận. Bắc Kinh đã tìm mọi cách để ngăn chặn vụ kiện của Philippines nhưng không thành công.
Trung Quốc tuyên bố sẽ phớt lờ mọi phán quyết của toà án trọng tài quốc tế ở the Hague. Tuy nhiên, giới chuyên gia tin rằng bất kỳ phán quyết nào chống lại Trung Quốc cũng sẽ có tính ràng buộc về mặt pháp lý dù việc thực thi phán quyết chỉ có thể dựa vào áp lực chính trị do không có chế tài bắt buộc thực thi phán quyết của trọng tài quốc tế.
Kiệt Linh (tổng hợp)
Theo_VnMedia
Su-24 Nga rơi: Nội tình Thổ Nhĩ Kỳ mâu thuẫn cao Sau khi Su24 Nga bị bắn rơi, tình hình Thổ Nhĩ Kỳ rối như canh hẹ với nhiều bất đồng, mâu thuẫn khó giải quyết được. Quân đội và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ bất hòa sau vụ bắn rơi Su-24 Truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ cho hay sau vụ bắn rơi máy bay Nga hôm 24-11, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep...