Con trai thiếu úy Huyền Trâm được xuất viện
PGS.TS. Vũ Bá Quyết, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho biết, chiều nay (31/8), con trai thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm – người mẹ từ chối điều trị ung thư giai đoạn cuối sẽ được xuất viện.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi chăm sóc cho bé Gấu, con trai của thiếu úy công an Đậu Thị Huyền Trâm
Theo Giám đốc BV Phụ sản Trung ương, Bệnh viện đã tập trung tối đa nhân lực và trang thiết bị y tế tốt nhất cho điều trị và chăm sóc cháu bé Trần Gấu – con của thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm. Hiện cháu Gấu đã đủ điều kiện sức khỏe. Chiều nay, cháu sẽ được xuất viện về nhà.
“Hiện tại, cháu Trần Gấu đã nặng 1,8 kg, sức khỏe ổn định, đặc biệt cháu đã ăn sữa được bằng thìa. Mỗi bữa, cháu ăn 30, 40ml.”, PGS.TS. Vũ Bá Quyết nói.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Lợi – Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sinh non BV Phụ sản Trung ương cho biết, nếu tính theo tuổi thai thì hiện nay, cháu Trần Gấu đang ở tuần 35 của tuổi thai. Cháu Gấu khi sinh ra với cân là 1,2 kg, 29 tuần tuổi thai.
“Sau 50 ngày chăm sóc, cân nặng của cháu đạt 1,8 kg. Như vậy, mức độ tăng trưởng bằng và thậm chí vượt so với trẻ sơ sinh cùng tuần tuổi được nuôi dưỡng trong bụng mẹ”, bác sĩ Lợi thông tin.
Cũng theo bác sĩ Lợi, trong quá trình chăm sóc tại viện, hệ hô hấp của cháu Gấu bình thường. Cháu không phải thở máy cũng như thở oxy lâu. Mắt và thính lực ở thời điểm hiện tại của cháu bình thường. Một thời gian nữa, bệnh viện sẽ vẫn tiếp tục khám mắt, khám tai theo đúng lịch trình khám mắt, tai đối với trẻ sinh non.
Video đang HOT
Cũng theo bác sĩ Lợi, cháu Gấu không phải là trường hợp trẻ sơ sinh non tháng nhất với cân nặng nhỏ nhất tại BV Phụ sản Trung ương. Bởi trước đó, BV Phụ sản Trung ương đã từng nuôi sống thành công những trẻ sơ sinh 24 tuần tuổi nặng 500 gam.
Lần cuối cùng chị Trâm gặp con trai của mình.
Với những trường hợp sinh non, theo Giám đốc Trung tâm Chăm sóc Sinh non, thông thường, bệnh viện sẽ chăm sóc khi các cháu đạt cân nặng 1,5 hoặc 1,6 kg với điều kiện đủ sức khỏe là sẽ cho xuất viện về để gia đình chăm sóc. Tuy nhiên, cháu Trần Gấu có một hoàn cảnh đặc biệt, Cháu phát triển trên thể trạng của một người mẹ ung thư giai đoạn cuối, mẹ cháu cũng đã mất, vì vậy, bệnh viện đã tiếp tục chăm sóc cháu thêm để cháu cứng cáp và gia đình phần nào yên tâm.
Trước đó, thiếu úy Đậu Thị Huyền Trâm được phát hiện mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối khi đang mang thai tuần thứ 19. Chị đã kiên quyết từ chối điều trị để mong giọt máu của mình được lớn lên từng ngày.
Ngày 10/7 vừa qua, gần 20 bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Bệnh viện K Trung ương đã mổ bắt con cho chị Trâm khi sản phụ này có biểu hiện suy hô hấp nặng, nếu không được mổ thai ngay sẽ nguy hiểm đến tính mạng cả mẹ và con.
Cháu bé cất tiếng khóc chào đời khi vừa tròn 29 tuần, được bố mẹ đặt tên ở nhà là bé Gấu.
11 ngày sau khi sinh, chị Trâm được các bác sĩ Bệnh viện K đưa đến Bệnh viện Phụ sản Trung ương để thăm con… Đây cũng là lần cuối cùng hai mẹ con được gặp mặt nhau.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Bé 6 tuổi bị thủng thực quản do nuốt đồ chơi ở nhà trẻ
Bé gái đi nhà trẻ do không cẩn thận nên nuốt phải đồ chơi trong thực quản gần 2 năm.
Hình ảnh dị vật nằm trong thực quản bé gái suốt 2 năm
30/8, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật cho bé gái Trần Thị Ngọc Anh (6 tuổi, Đồng Hưởng, Thái Nguyên) bị thủng thực quản do nuốt đồ chơi từ năm 2015.
Bệnh viện Việt Đức cho biết, bé gái đi nhà trẻ do không cẩn thận nên mắc phải đồ chơi. Dần dần, gia đình thấy bé với các triệu chứng bị ho, không ăn được, bị gầy đi rất nhiều, sụt cân nhanh chóng, sức khỏe yếu nên đã đưa bé đi khám ở bệnh viện huyện Thái Nguyên nhưng chưa phát hiện bé bị mắc dị vật ở thực quản.
Sau một thời gian điều trị uống thuốc mà sức khỏe bé vẫn yếu đi, gia đình lo lắng quyết định đưa cháu lên bệnh viện khám, các bác sĩ nội soi phát hiện cháu bị mắc dị vật ở thực quản và đã phẫu thuật gắp dị vật.
Đến nay, sau hơn 2 tháng phục hồi bé phải ăn bằng đường sonde qua mũi, các bác sĩ mới tiếp tục hội chẩn mổ xông dạ dày và bé phải ăn bằng sonde dạ dày từ năm 2015 đến bây giờ.
Hiện tại sức khỏe bé Ngọc Anh đang dần hồi phục
ThS. Chu Nhật Minh - Trưởng khoa Nội soi - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bé đã được mở thông dạ dày vì thức ăn cứ nuốt là vào phế quản lại ho, lại sặc, lại sốt. Hơn nữa, các bác sĩ nội soi thấy 1 lỗ rò lớn, đã xơ sẹo.
Được biết, từ khi mới 2 tuổi, mẹ đẻ bé gái đã qua đời do tai nạn giao thông nên ngay khi tiếp nhận trường hợp em bé, các bác sĩ Khoa Nội soi và Khoa Nhi BV Việt Đức đã kêu gọi sự giúp đỡ từ xã hội. Bé Ngọc Anh được phẫu thuật đặt Stent. Hiện tại, bé đang được điều trị tại Khoa Nhi, sức khỏe đã khởi sắc và trong quá trình hồi phục.
Qua trường hợp này, các bác sĩ cảnh báo các bậc phụ huynh cần cẩn trọng, không nên để trẻ em chơi đồ chơi một mình hoặc cho vào miệng vì khi xảy ra sự cố hậu quả để lại sẽ gây tổn thương, để lại di chứng suốt đời hoặc thậm chí làm trẻ tử vong.
Đối với trẻ chẳng may bị hóc dị vật, việc sơ cứu khi hóc dị vật vô cùng quan trọng, nếu xử lý đúng cách và kịp thời sẽ không nguy hiểm đến tính mạng. Nếu không kịp thời chỉ sau 5 phút, dị vật chèn đường thở sẽ dẫn tới ngừng thở, suy hô hấp.... Với vật có hình dáng góc cạnh cần có sự can thiệp của các bác sĩ.
Bác sĩ khuyến cáo, với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cần đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2 xương bả vai, sau đó lật ngửa trẻ lại. Nếu còn khó thở, dùng 2 ngón tay ấn ngực 5 lần. Trẻ 5 - 7 tuổi thì đặt em bé vắt qua đùi, vỗ 5 cái vào vùng lưng phía sau phía trên ngực.
Theo Diệu Thu (Dân Việt)
Nếu biết sơ cứu khi hóc dị vật, bạn có thể cứu sống con Phụ huynh cần cảnh giác khi cho trẻ ăn các loại quả vải, nhãn, các loại thức ăn có xương và cần nắm rõ thủ thuật sơ cứu đúng cách nếu muốn con sống sót. Sự việc thương tâm xảy ra ngày 16/8, bé trai 3 tuổi ở Thái Nguyên bị hóc hạt nhãn tử vong trên đường đến bệnh viện. Bác sĩ...