Con trai Thaksin treo thưởng 7 triệu baht bắt thủ phạm đánh bom Bangkok
Con trai cựu Thủ tướng Thái Lan Thakisn Shinawatra, Panthongtae ‘Oak’ Shinawatra, đã tuyên bố treo thưởng 7 triệu baht cho việc bắt giữ thủ phạm vụ đánh bom tại đền Erawan ở thủ đô Bangkok tối 17/8, làm 20 người chết và hơn 120 người bị thương.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thakisn Shinawatra (Ảnh: The Nation)
Trong một chia sẻ trên mạng xã hội Facebook ngày 21/8, Panthongtae Shinawatra cho biết cha ông sẽ treo thưởng 2 triệu baht (56.000 USD) cho người cung cấp thông tin giúp bắt giữ kẻ đánh bom và 5 triệu baht (140.000 USD) cho các quan chức tham gia điều tra và bắt giữ thủ phạm, tờ The Nation của Thái Lan đưa tin.
“Tôi đã nhận được sự cho phép của cha để treo thưởng 7 triệu baht, trong đó 2 triệu baht cho bất kỳ ai cung cấp thông tin và 5 triệu baht cho những quan chức điều tra và bắt giữ thủ phạm”, Panthongtae viết.
Lý giải cho việc treo thưởng trên, Panthongtae viết: “Để nhanh chóng lấy lại niềm tin và tinh thần của cả người Thái và người nước ngoài, chúng ta phải bắt giữ nghi phạm nhanh nhất có thể để cho mọi người thấy rằng Thái Lan không phải là nơi hành động như thế này có thể xảy ra mà thủ phạm có thể trốn thoát mà không bị trừng phạt”.
Ông Thaksin, người lãnh đạo đất nước từ năm 2001 cho tới khi bị lật đổ trong một cuộc đảo chính năm 2006, hiện đang sống lưu vong tại Dubai để tránh án phạt tù vì tội tham nhũng mà ông gọi là mang động cơ chính trị. Ông Thaksin hiện vẫn là một trong những người giàu nhất tại Thái Lan.
Trước đó, cảnh sát Thái Lan đã treo thưởng 3 triệu baht cho người cung cấp thông tin giúp bắt giữ nghi phạm vụ đánh bom tại Bangkok. Ngoài ra, một thành viên của phong trào”Áo Đỏ”, ủng hộ cựu thủ tướng Thaksin, cũng tuyên bố thưởng 2 triệu baht để bắt giữ nghi phạm.
Video đang HOT
Vụ đánh bom tại đền Erawan ở thủ đô Bangkok tối ngày 17/8 đã làm 20 người thiệt mạng và hơn 120 người bị thương. Cảnh sát Bangkok đang truy lùng một người đàn ông áo vàng, kẻ bị xem là nghi phạm chính. Người này được nhìn thấy đặt một chiếc balô bên trong đền, chỉ ít phút trước khi xảy ra vụ nổ bom.
Cảnh sát cũng đang tìm kiếm một phụ nữ mặc đồ đen được xác định qua các camera giám sát tại hiện trường vụ đánh bom ở đền Erawan. Hai nam giới khác trước đó bị tình nghi trợ giúp nghi phạm chính đã được xác định không liên quan tới vụ đánh bom.
Một vụ nổ bom khác đã xảy ra tại một cầu cảng đông người qua lại tại Bangkok ngày 18/8. Cảnh sát đang tìm kiếm một nghi phạm trong vụ đánh bom này, người được nhìn thấy đá một chiếc túi khả nghi tại vị trí xảy ra vụ nổ bom.
An Bình
Theo Dantri/The Nation
Cuộc sống trở lại với những người mưu sinh ở đền Erawan
Supawan Keawanha nhớ lại khoảnh khắc biết tin vụ đánh bom gần đền Erawan tối 17/8, khi những người bán hoa và vé số gọi tên nhau để chắc rằng tất cả đều an toàn.
Siriporn Thipphayarat bên quầy hàng bán bán vòng hoa ở đền Erawan. Ảnh:Apichart Jinakul.
Với nhiều người, đền Erawan linh thiêng ở trung tâm Bangkok là nơi thu hút khách du lịch tới cầu tình duyên, tiền tài, vận may. Còn đối với với những người bán hàng trên giao lộ Ratchaprasong, đây là ngôi nhà thứ hai của họ.
Có khoảng 100 người bán hàng rong ở đền Erawan. Họ thân nhau tới mức, nếu có bất kỳ ai mất tích sau vụ đánh bom hôm 17/8, mọi người đều biết rõ.
"Chúng tôi thuộc lòng tên nhau", Supawan Keawanha cho biết.
Supawan nhớ lại khoảnh khắc biết tin vụ đánh bom tối 17/8, khi những người bán hoa và vé số gọi tên nhau để chắc rằng tất cả đều an toàn. Supawan được thừa hưởng lại gian hàng 60 năm tuổi từ mẹ cô. Cách đây 17 năm, mẹ Supawan tiếp quản quầy hàng từ bà ngoại.
"Tôi đã dành hơn nửa đời mình cho nơi này", Supawan tâm sự.
Nhiều năm trôi qua, cô không thể quên khoảnh khắc bức tượng ở đền bị đập phá. Cô cảm thấy đau lòng như chính cha mẹ mình bị thương vậy.
Trải qua bao thăng trầm, các tiểu thương gần ngôi đền luôn gắn bó với nhau. Năm 2010, khi đường Ratchaprasong bị phong toả, họ chuyển sang bán đồ ăn cho những người biểu tình. Mặc cho bạo động hay biểu tình, họ vẫn luôn làm việc, Jaruwan Sreelek, một người bán hàng, tự hào chia sẻ.
Suốt hơn 30 năm qua, những người như Jaruwan dành 12 giờ mỗi ngày và 6 ngày mỗi tuần làm việc cùng nhau. Giờ đây, họ thân thiết như gia đình. Họ cùng lớn lên, cùng chứng kiến cha mẹ buôn bán trên đường Ploenchit. Thậm chí, nhiều gia đình còn kết thông gia.
Hầu hết các tiểu thương đều không có mặt tại hiện trường khi vụ đánh bom xảy ra, do lệnh cấm bán hàng vào các ngày thứ hai. Một người phá luật nên đã bị thương. Những người khác sau đó vội vã tới bệnh viện thăm cô.
Vụ nổ hôm 17/8 quá kinh khủng và tàn bạo, Supawan nhớ lại.
Ngôi đền là nơi linh thiêng, một cuộc thảm sát như vậy không nên xảy ra, Anuwat Panprayoon, người đứng đầu nhóm múa Damrong Thai biểu diễn ở đền hàng ngày, cho biết. Là người chứng kiến vụ đánh bom, ông Anuwat miêu tả cảnh tượng như một biển máu. Các phần cơ thể nạn nhân văng về phía ông do sức ép của vụ nổ.
Ông và các vũ công, không ai bị thương trong vụ đánh bom đẫm máu. Họ bắt đầu làm việc trở lại vào hôm nay, 21/8. Ông Anuwat đã lãnh đạo nhóm múa suốt 20 năm qua, sau khi tiếp quản công việc từ bố mẹ.
Nipaporn thường xuyên tới đền Erawan. Cô đã vô cùng lo lắng cho những người bán hàng rong ở đây khi nghe tin về vụ đánh bom. Nhưng sau đó, Nipaporn cảm thấy nhẹ nhõm khi biết họ đã mở hàng trở lại vào hôm 20/8. Cô cảm động khi biết những người ấy cũng lo lắng cho mình.
Nipaporn hay tới đền vào mỗi tối, trên đường từ Bệnh viện Chulalongkorn, nơi cha cô đang nằm điều trị, về nhà.
"Tôi cầu nguyện rằng thần Brahma và ngôi đền vẫn mãi là sợi dây liên kết những con người Bangkok với nhau", cô tâm sự.
Quỳnh Nguyễn
Theo Bangkok Post
Thái Lan mượn Mỹ thiết bị nhận dạng để tìm nghi phạm đánh bom Thái Lan nhờ đến sự trợ giúp từ đại sứ quán Mỹ tại Bangkok để mượn thiết bị nhận dạng, nhằm truy lùng những người bị nghi đứng sau vụ đánh bom khiến hơn 20 người chết hồi đầu tuần. Chân dung phác thảo nghi phạm gây ra vụ đánh bom ở trung tâm Bangkok hôm 17/8. Ảnh: Reuters Theo AP, Thủ tướng...