Con trai nhẫn tâm ép mẹ già kí vào hợp đồng bán nhà rồi để bà lang thang và cái kết đáng sợ
Ôm tiền xong xuôi Đại lên xe bỏ đi thẳng, chẳng cần biết mẹ anh ôm cái bị đựng vài cái quần áo rách đi đâu về đâu. Bà Nhân đau đớn cõi lòng, cũng chẳng buồn về nhà con trai vì bà biết con dâu không bao giờ chào đón bà cả…
Đại vốn xuất thân từ gia đình nghèo khó, bố bệnh nặng qua đời từ khi anh mới 7- 8 tuổi mình mẹ anh gồng gánh nuôi 2 chị em anh khôn lớn trưởng thành. Khi các con đến tuổi lập gia đình, người mẹ già lại cố gắng vay mượn khắp nơi để tổ chức một cái đám cưới cho con bằng bạn bằng bè để con đỡ xấu hổ rồi sau đó bà lại cố gắng làm thuê làm mướn kiếm tiền trả nợ.
Chị đầu của Đại lấy chồng mãi tận trong Nam, hai năm mới về thăm mẹ được một lần. Vài năm nay nghe nói vợ chồng chị làm ăn thất bát, cây trái không cho thu hoạch nên cũng chẳng có tiền về thăm mẹ nữa. Đại thì lấy vợ ở làng bên, hồi mới cưới vì chê nhà chồng nghèo khổ, nhà tranh vách đất nên bố mẹ vợ anh bảo sang nhà vợ ở, ông bà cho nhà cho xe vợ chồng làm ăn. Vậy là Đại theo vợ sang ở bên ấy luôn, bà Nhân mẹ Đại cũng không dám gàn con, dù sao con có cuộc sống tốt là bà yên lòng rồi.
Đại ở tuột bên nhà vợ chẳng đoái hoài gì tới mẹ mình nữa, mặc bà ốm đau lay lắt trong căn nhà tạm bợ. Ngày giỗ chạp mẹ anh nhờ người gọi con về giỗ bố nhưng anh cũng báo bận không về. Lấy vợ đã có 2 đứa con nhưng anh chưa biếu mẹ một đồng nào gọi là để bà mua đồng quà hay viên thuốc trong khi vợ chồng anh buôn bán kiếm được rất nhiều tiền.
Đại ở tuột bên nhà vợ chẳng đoái hoài gì tới mẹ mình nữa, mặc bà ốm đau lay lắt trong căn nhà tạm bợ. (Ảnh minh họa)
Ai cũng thương cho hoàn cảnh bà Nhân, một đời bà lam lũ vất vả vì con. Người ta vẫn còn nhớ hình ảnh người mẹ đội mưa đi mò cua bắt ốc năm nào bán lấy tiền mua gạo về nấu cháo cho hai đứa con nhỏ. Vậy mà giờ là lúc lẽ ra bà phải được nhờ cậy con thì Đại chẳng thèm đếm xỉa gì tới mẹ nữa. Nhiều người bảo bà sao không gọi thằng Đại về nhà thì bà chỉ cười:
“Con nó có phận của nó, nó còn phải lo cho vợ con. Tôi già rồi không giúp gì được chúng sao dám làm liên lụy tới chúng. Tôi ăn cũng đáng là bao, mỗi bữa lưng cơm tôi đi mò con cua con ốc cũng đủ nuôi mình qua ngày mà”.
Năm ấy đột nhiên có dự án làm đường liên tỉnh. Người ta bắt đầu thông báo cho người dân biết đường sẽ được mở rộng như thế nào và kế hoạch đền bù của nhà nước cho người dân có đất bị thu hồi để làm đường ra sao. Và thật bất ngờ, sau khi con đường được mở ra, ngôi nhà tranh lung lay trước gió và mảnh vườn đầy đá sỏi của bà Nhân lại nghiễm nhiên trở thành nhà mặt đường lớn, có giá trị vô cùng.
Lúc đó ai cũng bảo bà bán đi một ít lấy chút tiền cất lại căn nhà cho chắc chắn hơn để có thể chống chọi qua mùa mưa bão. Bà cũng có ý định như vậy, phần còn lại bà sẽ chia đôi cho con trai và con gái mỗi đứa một nửa để chúng tùy ý muốn làm gì thì làm, bà cũng gần đất xa trời rồi chẳng sống được là bao nữa.
Video đang HOT
Nhưng khi bà chưa kịp bán đất sửa sang lại ngôi nhà tranh đã tồn tại 40 năm qua của mình thì Đại trở về ép bà phải kí vào bản hợp đồng bán nhà và bán đất:
- Mẹ muốn cho cái Gái một nửa, để nếu chị con trong đó có khó khăn quá thì ra ngoài này lập nghiệp.
- Không được, con gái đi lấy chồng rồi thì không được hưởng gì hết. Tất cả đất đai nhà cửa mẹ phải để cho con trai. Giờ con đang vỡ nợ, người ta đòi tiền đến nơi rồi, mẹ không kí bán đất thì con bị chúng nó chém đấy mẹ có biết không.
Hai mẹ con lời qua tiếng lại. Cuối cùng Đại cầm tay mẹ, ép mẹ phải kí bằng được vào hợp đồng bán đất mà anh đã soạn sẵn để bán cho người ta lấy tiền trả nợ. Ngày người ta tới nhận đất, bà Nhân chính thức trở thành người không nhà không cửa. Họ thương tình định cho bà ở nhờ thì Đại gạt đi vì sợ đẻ mẹ ở đó thì có ngày bà sẽ lại kiện anh vì tội anh ép bà kí vào hợp đồng: “Mẹ tôi sẽ về sống với chúng tôi, chúng tôi sẽ lo cho bà cuộc sống tử tế hơn bây giờ”.
Nhưng lời anh nói anh đâu có thực hiện được. Ôm tiền xong xuôi Đại lên xe bỏ đi thẳng, chẳng cần biết mẹ anh ôm cái bị đựng vài cái quần áo rách đi đâu về đâu. Bà Nhân đau đớn cõi lòng, cũng chẳng buồn về nhà con trai vì bà biết con dâu không bao giờ chào đón bà cả, trước đây một lần bà tới chơi cô ta đã dắt bà đuổi ra cổng rồi.
Bà Nhân lang thang ngoài đường xin ăn (Ảnh minh họa)
Bà Nhân lang thang ngoài đường xin ăn, chiều tối lúc đi tới khúc sông mà ngày xưa bà vẫn mò cua bắt ốc nuôi 2 con. Chợt bà nhìn thấy bóng người chồng đã khuất 20 năm trước hiện về. Ông đang đứng trên con thuyền dưới sông vẫy tay gọi bà, bà mừng rơi nước mắt đã lâu lắm rồi ông mới hiện về và vẫy gọi bà như thế này. Bà vội vàng bước xuống sông, bà muốn tiến lại phía ông, có lẽ ông mong ngóng bà lắm rồi.
Lúc người ta vớt được thi thể bà lên thì bà đã qua đời từ trước đó rồi. Một người đi đường nói cứ thấy cụ bước xuống sông, anh ta có gọi nhưng có lẽ cụ không nghe thấy. Lúc anh ta chạy được tới nơi thì cụ đã ngập dưới nước. Đại đứng trước thi thể mẹ khóc lóc vật vã, nhưng chẳng ai bèn quan tâm tới đứa con khốn nạn ấy. Nếu anh ta không ép mẹ mình bán nhà không để bà lang thang thì đâu ra cơ sự này.
Con là niềm hạnh phúc của bố mẹ, bố mẹ hi sinh tất cả cho con nhưng còn nỗi bất hạnh nào hơn khi cha mẹ về già lại bị chính con mình hất hủi thậm chí là đẩy đến cái chết. Những đứa con bất hiếu như thế thì sớm muộn cũng sẽ bị quả báo, trời không dung đất không tha cho những loại người ấy được. Chỉ thương thay thân phận người mẹ già, một đời khổ vì con, khổ tới tận lúc chết.
Theo Một Thế Giới
Liên tục mơ thấy đứa trẻ cầm dao đứng đầu giường gọi bố, tôi hoảng loạn đến mức nhập viện và sốc chết khi được biết lý do
Nghĩ tới đây, tôi giật mình thảng thốt. Hoa báo mang thai, hình ảnh đứa trẻ cầm dao, tôi không dám nghĩ nhiều hơn nữa.
Giật mình tỉnh dậy, mặt tái mét, người ướt đầm đìa mồ hôi lạnh, tôi vẫn còn chưa thấy hoàn hồn. Lại là giấc mơ khủng khiếp ấy. Đã hai tháng trời nay, gần như đêm nào tôi cũng mơ thấy hình ảnh kinh dị ấy. Một đứa trẻ, nó chỉ chừng hơn một tuổi, trên tay cầm con dao sáng loáng, miệng cứ bập bẹ gọi bố. Là mơ mà tôi thấy nó thật, rất thật. Bởi nếu không thật thì tại lần nào tirnhh dậy, tôi cũng thấy lạnh sống lưng đến như vậy.
Thời gian đầu tôi cứ nghĩ nó chỉ là do tôi căng thẳng quá do chuẩn bị tổ chức đám cưới nên mới vậy. Tôi đã giảm bớt công việc, để việc cưới xin không còn quá áp lực với mình nữa, tinh thần đã có chút thoải mái hơn như giấc mơ kia, vẫn hiện về, ám ảnh.
Vợ tương lai của tôi cũng vô cùng lo lắng, khuyên tôi nên đến bác sĩ tâm lý kiểm trasức khỏe và tinh thần. Tôi nghe xong thì mắng cho cô ấy một trận tơi bời vì tội dám nghĩ tôi bị điên. Nhưng không đi, tinh thần của tôi càng xuống cấp trầm trọng. Tôi không thể tập trung làm bất cứ việc gì nữa. Cơn ác mộng kia mỗi lúc dồn dập hơn, thật hơn đến rợn người. Quá hoảng loạn, tôi buộc phải nhập viện khẩn cấp.
Giật mình tỉnh dậy, mặt tái mét, người ướt đầm đìa mồ hôi lạnh, tôi vẫn còn chưa thấy hoàn hồn. (Ảnh minh họa)
Bác sĩ thông báo sức khỏe của tôi hoàn toàn bình thường và khuyên tôi qua tìm gặp bác sĩ tâm lý. Nghe câu chuyện tôi kể, vị bác sĩ già trầm ngâm một hồi lâu, gấp lại cặp kính lão, ông nhẹ nhàng:
- Cậu thử nhớ lại xem trong quá khứ cậu đã từng làm chuyện gì có lỗi chưa?
Nghe xong câu nói ấy, tóc gáy tôi dựng ngược lên. Câu chuyện cũ hiện về, tôi vội vã cáo từ vị bác sĩ ấy và về nhà lục tìm lại địa chỉ của Hoa - Người con gái mà tôi đã từng vứt bỏ hơn một năm về trước.
Tôi không dám tin đó là sự thật khi người ta nói Hoa đã nhập trại tâm thần cách đây mấy tháng. Mua ít đồ vào thăm Hoa, tôi không dám nhìn cận mặt. Hoa, từ một người con gái phơi phới xuân sắc, giờ đây nhìn như cái xác không hồn. Người ta nói Hoa chẳng còn nhận ra ai, cả ngày ngồi ôm con búp bê khóc. Vậy mà không hiểu sao khi nhìn thấy tôi, Hoa lại lao lên, túm lấy cổ áo tôi gào thét:
- Tên giết người, sao đến giờ này anh vẫn còn sống kia chứ?
Phải vất vả lắm mọi người mới kéo được Hoa ra khỏi người tôi. Sau khi tiêm thuốc, Hoa chìm vào giấc ngủ với hai hàng nước mắt. Nhìn Hoa, tôi không khỏi xót xa. Dù gì thì tôi và Hoa cũng từng có một thời gian yêu nhau. Nhưng tôi là người có lỗi khi đã ruồng bỏ Hoa để chạy theo vợ tương lai của tôi bây giờ. Nhưng cũng khó mà trách tôi được vì khi ấy!
Đứa trẻ cầm dao với tiếng gọi bố đầy ai oán kia phải chăng chính là đứa con mà tôi đã nhẫn tâm vứt bỏ. (Ảnh minh họa)
Tôi và Hoa yêu nhau và đã trao cho nhau tất cả. Tôi cứ nghĩ mình sẽ chọn Hoa làm vợ cho đến khi tôi gặp em, vợ tương lai của tôi bây giờ. Em có thể cho tôi một sự nghiệp ổn định, một cuộc sống sung túc nên tôi đã nói lời chia tay với Hoa. Hoa không níu kéo mà đồng ý để tôi ra đi. Nhưng 1 tháng sau đó, Hoa lại hẹn gặp tôi và thông báo Hoa đã mang thai con của tôi. Thú thực, lúc ấy tôi không hề tin, chúng tôi chia tay rồi thì làm sao mà tôi biết được đứa trẻ kia có phải của tôi không? Hơn nữa, tôi nghĩ đơn giản, Hoa bịa ra chuyện này để kéo chân tôi nên tôi đã sỗ sàng đuổi Hoa đi.
Sau đó, gần như ngày nào Hoa cũng liên lạc với tôi. Bị làm phiền tôi đã chửi mắng Hoa thậm tệ và thay luôn số điện thoại, chuyển nhà. Mấy mà cũng được một năm. Nghĩ tới đây, tôi giật mình thảng thốt. Hoa báo mang thai, hình ảnh đứa trẻ cầm dao, tôi không dám nghĩ nhiều hơn nữa. Tôi tìm về nơi Hoa từng sống. Phải khó khăn lắm vì Hoa là trẻ mồ côi, không họ hàng thân thích nên khi hỏi được người biết rõ câu chuyện của Hoa tôi mừng rơn để rồi nghe xong câu chuyện ấy, tôi lại thấy lạnh người.
Hai mẹ con Hoa sống vô cùng khổ cực. Bữa đói bữa no. Tưởng con là nguồn an ủi, ngờ đâu đứa trẻ lại mất trong một vụ tai nạn thảm khốc. Tôi đánh rơi cả cốc nước trên tay khi nghe tới đoạn ấy. Đứa trẻ cầm dao với tiếng gọi bố đầy ai oán kia phải chăng chính là đứa con mà tôi đã nhẫn tâm vứt bỏ. Và tại sao Hoa không nhận ra bất kì một ai mà vừa nhìn thấy tôi đã hét lên kẻ giết người. Tôi thực sự hoang mang và lo sợ vô cùng. Đám cưới chỉ còn một tháng là tổ chức. Tôi biết phải làm gì lúc khốn khổ này đây?
Theo Một Thế Giới
Màn kịch nhẫn tâm của nhà chồng nhằm giành quyền nuôi cháu Quay lại với chồng cũ chưa được 2 tháng, tôi mới phát hiện ra màn kịch lừa dối, họ chỉ muốn giành được quyền nuôi 1 trong 2 đứa con của tôi mà thôi. ảnh minh họa Chuyện bắt đầu từ 5 năm trước, tôi quen Vinh - chồng cũ của tôi trong 1 lần đi chơi cùng đám bạn. Nhưng việc thích,...