Con trai mua đồ chơi “hộp mù” trước cổng trường, mẹ tá hỏa khi mở ra xem
Hình ảnh nhạy cảm của món đồ chơi này đã khiến người mẹ vô cùng sốc và phẫn nộ.
Thời gian gần đây, đồ chơi “hộp mù” đang là trào lưu mới đối với trẻ em nói riêng và giới trẻ nói chung. Đồ chơi “hộp mù” tức là một hộp đồ chơi được bọc kín, không hề biết bên trong có gì, khi mua về bóc ra mới biết. Đây là một chiêu thức tiếp thị mới của các doanh nghiệp bán hàng nhằm kích thích sự tò mò của người tiêu dùng, vì muốn biết bên trong là gì, vận may rủi của bản thân ra sao mà sẽ đổ xô đi mua hàng.
Việc này sẽ không có gì đáng nói nếu bên trong đồ chơi “hộp mù” này là những món đồ chơi bình thường, mang tính giải trí đối với trẻ em. Tuy nhiên mới đây, một hộp đồ chơi như vậy đã khiến một vị phụ huynh vô cùng bất ngờ và lo lắng.
Theo trang QQ đưa tin, cô Huang sống tại thành phố Quảng Châu, thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, chia sẻ rằng cách đây một tháng, cậu con trai của cô đã mua một món đồ chơi “hộp mù” tại cửa hàng trước cổng trường tiểu học. Cô Huang không hề nghĩ gì cho đến khi mở món đồ chơi này ra.
Bên trong chiếc hộp không phải những món đồ chơi thông thường mà là một quả cầu làm từ chất liệu silicon, có hình dáng giống hệt “bộ phận dưới” của phụ nữ. Cô Huang rất sốc khi nhìn thấy thứ này và không thể tin nổi nó lại được bán trước cổng trường học, dành cho trẻ em.
Cô Huang cho biết mòn đồ chơi này vô cùng khó coi, chẳng khác nào đồ chơi tình dục của người lớn, chính cô còn cảm thấy ngại ngùng và xấu hổ khi nhìn thấy, vì vậy không biết phải nghĩ gì nếu rơi vào tay con trẻ. Cô Huang cũng tin rằng sức ảnh hưởng của những món đồ chơi tương tự thế này là rất lớn và không phải chỉ con trai cô mới mua về.
Video đang HOT
Cô Huang chia sẻ: “Chắc chắn con trai tôi không phải người đầu tiên cũng như người cuối cùng mua phải thứ này. Đồ chơi “hộp mù” sẽ tạo cảm giác hơi giống như chúng ta đánh bạc, tùy vào vận may sẽ nhận được thứ gì. Trước đây, tôi cũng từng mua cho con chơi nhưng hầu hết khi mở ra đều là con vật hoặc chiếc bánh bao chứ chưa bao giờ thấy những thứ như thế này. Tôi đã rất xấu hổ khi biết con trai và con gái mình đã chơi món đồ này ngày hôm đó”.
Cô Huang rất lo sợ nếu con cái mình hoặc nhiều đứa trẻ khác tiếp xúc với những mòn đồ chơi có hình thù nhạy cảm thế này có thể gây ra tâm lý lệch lạc về giới tính, ảnh hưởng xấu tới tương lai.
Từ món đồ chơi mà cô Huang cung cấp, các phóng viên nhận thấy đó là một túi đò màu đỏ bắt mắt, in nhiều họa tiết hoạt hình nhưng không có tên nhà sản xuất nào cả, cũng như không tìm thấy chứng nhận đủ tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ ngoài thị trường.
Ngày 6/10, các phóng viên tìm đến cửa hàng đồ chơi bán món đồ này thì thấy rất nhiều đồ chơi “hộp mù” được xếp trên kệ ở vị trí dễ tìm thấy, bên dưới đất còn có một số hộp đã mở. Khi được phỏng vấn, chủ cửa hàng cho biết anh đã nhập món đồ chơi này về bán nhưng bản thân cũng không biết bên trong có gì, chỉ vì giá rẻ, được lòng trẻ em, tiêu thụ tốt nên nhập về. Sau khi biết được bên trong đó có chứa những món đồ nhạy cảm, chủ cửa hàng đã quyết định sẽ loại bỏ toàn bộ mặt hàng này trên kệ của mình.
Cô Huang cho biết cô muốn chia sẻ câu chuyện của mình để thu hút sự chú ý của dư luận cũng như các ban ngành cho liên quan nhằm ngăn chặn nạn đồ chơi không rõ xuất xứ, ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em.
Trung Quốc công bố đường lây truyền của biến thể Delta
Nghiên cứu đợt dịch do biến thể Delta gây ra ở thành phố Quảng Châu, các chuyên gia dịch tễ học Trung Quốc đã lập bản đồ về chuỗi lây truyền hoàn chỉnh của biến thể Delta lần đầu tiên trên thế giới.
Người dân chờ lấy mẫu xét nghiệm PCR ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc ngày 26-5-2021 - Ảnh: GETTY IMAGES
Ngày 15-9, tờ Thời báo Hoàn Cầu đưa tin một nhóm chuyên gia dịch tễ học hàng đầu Trung Quốc, gồm nhà khoa học Chung Nam Sơn, vừa lập bản đồ về chuỗi lây truyền hoàn chỉnh của biến thể Delta lần đầu tiên trên thế giới.
Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí EClinicalMedicine thuộctạp chí y khoa quốc tế uy tín The Lancet. Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát biến thể Delta.
Các chuyên gia dịch tễ học Trung Quốc thực hiện nghiên cứu dựa trên đợt dịch do biến thể Delta gây ra ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc. Đợt dịch này bắt đầu vào ngày 21-5-2021 và được kiểm soát vào tháng 6.
Nhóm nghiên cứu đã kết hợp các công nghệ giải trình tự gen của virus và dịch tễ học để lập chính xác bản đồ về chuỗi lây truyền hoàn chỉnh của biến thể Delta. Họ cũng kết hợp các nguồn tài liệu lâm sàng.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy trong đợt dịch Quảng Châu, dịch chủ yếu lây qua con đường tiếp xúc trực tiếp và gần nhau, với 30,8% trường hợp nhiễm bệnh qua các bữa ăn chung, tiếp theo là tiếp xúc trong gia đình (30,13%), lây truyền trong cộng đồng (18,59%) và các đường lây truyền khác bao gồm công việc và tiếp xúc xã hội (19,87%).
Theo nghiên cứu trên, biến thể Delta có thời gian ủ bệnh ngắn hơn và có tốc độ lây truyền nhanh hơn, với thời gian ủ bệnh trung bình chỉ 4,7 ngày, ngắn hơn đáng kể so với chủng gốc (6,3 ngày).
Các chuyên gia Trung Quốc chia các ca nhiễm ra thành các thế hệ/đời (generation). Biến thể Delta có thể lây lan qua 4 thế hệ ca nhiễm trong 10 ngày, với sự lây lan giữa các thế hệ nhanh nhất chỉ mất chưa đầy 24 giờ. Tải lượng virus ở những người mắc biến thể Delta cao hơn đáng kể so với chủng gốc.
Nghiên cứu trên cho thấy việc truy vết nhanh chóng, cách ly và phát hiện kịp thời người nhiễm bệnh, quản lý và kiểm soát kịp thời ở các địa điểm trọng yếu và xét nghiệm PCR với tất cả người dân ở một số khu vực trong các tình huống đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta.
Mạng lưới lây truyền của biến thể Delta ở thành phố Quảng Châu. Trong đó có các từ Generation (thế hệ), G1 (thế hệ 1), G2 (thế hệ 2)..., Transmission (đường lây truyền), Dining together (ăn uống cùng nhau), Household (trong gia đình), Community (trong cộng đồng), Other (con đường lây truyền khác), Critical (nguy kịch), Severe (nặng, nghiêm trọng), Guangzhou (Quảng Châu), Others (những thành phố khác) - Ảnh: THE LANCET
Tổng cộng 157 bệnh nhân COVID-19 được hiển thị trong mạng lưới lây truyền trên. Mỗi thế hệ ca nhiễm được thể hiện dưới dạng hình thoi hoặc hình tròn với các màu sắc khác nhau.
Bệnh nhân thế hệ thứ nhất (hình thoi với vạch liền nét màu đen, G1) nằm ở giữa. G1 liên kết với một ca nhiễm nhập cảnh (hình thoi với đường chấm đỏ, G0).
Các mũi tên màu chỉ những đường lây truyền khác nhau, bao gồm ăn uống cùng nhau, trong hộ gia đình, trọng cộng đồng (trò chuyện, gặp gỡ, đi thang máy cùng nhau) và những con đường khác (công việc và tiếp xúc xã hội).
Bệnh nhân có triệu chứng nặng (các đường chấm) và bệnh nhân nguy kịch (đường liền nét) được hiển thị bằng các hình vuông. Dấu hoa thị (*) cho biết bệnh nhân ở hoặc đến các thành phố khác.
Đợt dịch này đã được kiểm soát thành công trong vòng 7 thế hệ ca nhiễm.
Mua cây xương rồng cảnh về trồng chơi, ai ngờ 10 năm sau nó cao bằng tòa nhà 6 tầng Được biết, chiếc cây này có chiều cao tới gần 20m và đã chạm tới tầng 6 của khu tập thể! Ảnh minh họa Mới đây, một đoạn clip về một "chú" cây xương rồng ở Trung Quốc với chiều cao phát khiếp đã thu hút được rất nhiều sự chú ý từ MXH nước này. Vào ngày 19/8, ông Zhang sống tại...