Con trai mất tích hơn 60 tiếng bất ngờ trở về với balo đựng hơn nửa tỷ tiền mặt. Người bố vô cùng bất ngờ cho đến khi nhìn thấy tờ giấy…
Con trai mất tích hơn 60 tiếng bất ngờ trở về với balo đựng hơn nửa tỷ tiền mặt. Người bố vô cùng bất ngờ cho đến khi nhìn thấy tờ giấy dưới đáy balo.
Vợ chồng anh Dương chị Thảo cưới nhau suốt hơn 5 năm mãi mới có một mụn con trai nên vô cùng quan tâm và yêu chiều. Một hôm, khi anh đến đón con như bao ngày, nhưng chờ mãi không thấy con ra, chạy vào trường hỏi cô giáo chỉ nhận được câu trả lời bé đã được người nhà đón đi từ sớm rồi. Vội vội vàng vàng gọi điện về nhưng tất cả gia đình cũng như họ hàng thân thích đều không biết bé Huy con anh đang ở đâu. Từ lúc biết con biến mất, cả nhà anh như ngồi trên đống lửa. Vợ anh cũng ngất lên ngất xuống phải thuê người về truyền nước. Dù gia đình anh đã báo cảnh sát nhưng từ khi bé mất tích tính đến giờ đã gần 60 tiếng vẫn không có bất kỳ thông tin nào.
Đến buổi trưa, khi cả gia đình anh vẫn đang chạy đôn chạy đáo đi tìm con thì bỗng nhận được tin của một người hàng xóm trông thấy bé Huy đang ở dưới cổng tòa nhà.
Cậu con trai nhỏ bất ngờ trở lại sau 60 tiếng biến mất không tung tích với một balo đựng hơn nửa tỷ đồng (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Vội vội vàng vàng chạy xuống. Hai vợ chồng anh Dương như vỡ òa trong hạnh phúc khi trông thấy cậu con trai bé bỏng của mình trở về nhà lành lặn. Bế bé lên rồi đưa lên nhà, 2 vợ chồng anh vội vàng hỏi:
- Con có sao không? Người ta có cho con ăn uống no đủ không? Con có bị đánh đập gì không con?
Ai đã đưa con đi vậy Huy? Nói bố nghe đi
Nhưng gặng hỏi mãi bé cũng không nói được gì. Đột nhiên, bé nói:
- Bố ơi, cặp nặng quá, cho con tháo xuống.
Vừa chạm vào balo con trai đeo trên người, anh Dương vô cùng bất ngờ vì balo của con quá nặng. Vội mở ra, anh không dám tin vào mắt mình. Bên trong chiếc balo chất đầy tiền mặt, kiểm đi kiểm lại cũng phải hơn nửa tỷ đồng. Khi anh đang thẫn thờ vì không biết số tiền này ở đâu ra thì vợ anh kéo áo anh nói:
- Anh ơi, có tờ giấy để ở dưới đáy balo này.
Hóa ra số tiền này là do mẹ đẻ của cậu bé gửi tới để báo đáp công ơn của vợ chồng anh (Ảnh chỉ mang tính minh họa)
Mở tờ giấy ra đọc, anh Dương đã biết người đón bé đi cũng như chủ nhân của số tiền này. Đó chính là mẹ đẻ của bé. Thực chất, chị Thảo vợ anh bị vô sinh nên không thể có con dù đã đi chạy chữa khắp nơi nhưng vẫn không có tiến triển. Một hôm khi vợ chồng anh vừa đi làm về bỗng thấy một đứa bé chỉ vài tháng tuổi được đặt ở trước cửa chung cư. Đưa bé lên nhà chăm sóc và vợ chồng anh quyết định nuôi nấng bé như con mình.
Đọc thư, anh Dương biết được mẹ của con anh đã tìm được một người đàn ông tốt nên đã có cuộc sống đầy đủ. Chị muốn cảm ơn vợ chồng anh nên đã gửi số tiền này cũng như làm giảm cảm giác tội lỗi với đứa con nhỏ bị cô bỏ rơi ngay từ bé
Video đang HOT
*Mẩu truyện ngắn sáng tác nhằm đưa đến độc giả những thông điệp ý nghĩa về cuộc sống, con người và cách đối nhân xử thế trong xã hội.
Theo BTS
Cuộc đoàn tụ bất ngờ của bố mẹ tàn tật và con trai 10 năm xa nhà khiến ai cũng phải khóc
Hôm cưới tôi, ô tô đỗ kín trước cửa khách sạn, nhưng trước phòng ăn có một ông già lưng gù bên cạnh một bà cụ chống gậy đang nhìn về phía đám cưới của chúng tôi.
Bố mẹ không muốn tôi mang tiếng là con của người tàn tật nên cố tình bắt tôi che giấu thân phận (Ảnh minh họa)
Mẹ tôi nói thằng Thiên - chồng tôi mồ côi từ bé, bên nhà trai không có họ hàng đến dự đám cưới, nếu không quen thì gọi người đuổi họ đi, đám cưới không thể để người lôi thôi đứng ám thế được.
Tôi nói: "Để con gọi anh Thiên đến hỏi xem sao?". Thiên luống cuống đánh rơi cả bó hoa đang cầm trên tay, cuối cùng anh lắp bắp nói họ là bác của anh, tôi nhìn mẹ ngầm nói: "Suýt nữa đuổi nhầm người nhà rồi".
Mẹ bảo: "Thiên, chẳng phải con mồ côi không còn họ hàng người thân sao? Sao lại có bác nào vậy?". Thiên rất sợ mẹ tôi, anh cúi đầu nói họ là họ hàng ở xa của anh, lâu lắm rồi không gặp hay liên lạc với họ, nhưng kết hôn là việc lớn, bên nhà anh không có một người thân nào đến tham dự anh cũng thấy tủi thân. Tôi trách nhỏ với Thiên tại sao anh không nói sớm là có họ hàng của anh đến tham dự đám cưới để sắp xếp cho họ một bàn, họ là người thân thì không thể ngồi ở bàn dự bị được. Thiên ngăn tôi bảo cứ để họ ngồi ở trong góc phòng là được, ngồi cùng với mọi người họ ăn uống cũng không tự nhiên.
Đến khi tiệc cưới bắt đầu vẫn chỉ có vợ chồng bác anh ngồi ở bàn đó. Khi chúng tôi đi chúc rượu các bàn đi qua bàn bác anh, anh hơi do dự rồi kéo tôi đi qua bàn của họ. Tôi quay lại thấy họ cúi mặt, nghĩ một lát rồi tôi kéo Thiên quay lại bàn của họ: "Bác trai, bác gái, chúng cháu xin được kính hai bác một ly ạ!".
Hai bác ngẩng đầu nhìn tôi bằng ánh mắt hoài nghi. Tóc họ đều bạc trắng, chắc họ cũng phải 70, 80 tuổi rồi, ánh mắt bác gái trống rỗng, mặt bác vẫn hướng về phía tôi nhưng ánh mắt lại vô hồn. Tôi đưa tay khua khua trước mặt bác, bác không có phản ứng gì, thì ra bác gái bị mù.
"Bác ơi, chúng cháu xin được mời hai bác một ly ạ!" Thiên nói bằng giọng ở quê anh. Bác trai run run đứng lên, tay trái vịn vào vai bác gái, tay phải cầm ly rượu, móng tay ông đen sì toàn bùn đất. Cuộc sống cả đời bán mặt cho đất bán lưng cho trời đã làm lưng họ bị gù, tôi kinh ngạc phát hiện ra bác trai bị cụt chân phải. Bác gái bị mù, bác trai là người tàn tật, sao lại có một đôi vợ chồng như thế này chứ?
"Bác đừng đứng lên ạ, bác cứ ngồi đi ạ." Tôi bước lại đỡ họ. Bác trai lại nghiêng người ngồi xuống, bỗng dưng bác gái rơi nước mắt, bác trai không nói lời nào chỉ vỗ vỗ vào lưng bác gái. Tôi định nói thêm với họ vài câu thì Thiên đã kéo tôi đi sang bàn khác.
Tôi nói với Thiên, chờ khi nào họ về thì biếu họ ít tiền, họ thật là đáng thương. Hai người đều tàn tật, tôi không thể tưởng tượng được cuộc sống của họ sẽ như thế nào. Thiên không nói gì chỉ gật đầu rồi ôm chặt lấy tôi.
Đêm giao thừa đầu tiên sau khi cưới, Thiên nói anh đau dạ dày không muốn ăn gì rồi đi vào phòng nằm. Tôi nhờ mẹ nấu cho anh chút cháo rồi đi theo anh. Thiên nằm trên giường, anh đang khóc. Tôi nói: "Anh à, anh không nên như vậy, bữa cơm tất niên đầu tiên anh không ăn cùng mọi người mà bỏ về phòng như thế này chẳng khác nào em và bố mẹ đối xử không tốt với anh. Anh bảo anh đau dạ dày, nhưng em biết không phải vậy, có chuyện gì vậy anh?
Thiên buồn rầu nói anh xin lỗi, chỉ là vì anh nhớ đến hai bác anh và bố mẹ đã mất của mình, anh sợ không kìm chế được sẽ khóc trong bữa ăn, sợ bố mẹ tôi không vui nên mới viện cớ đau dạ dày. Tôi ôm anh và nói: "Anh đúng là ngốc quá, nhớ hai bác thì mấy hôm nữa đi thăm họ là được, em cũng muốn biết họ sống như thế nào?"
Thiên bảo thôi bỏ đi, đường đến nhà bác toàn đường núi khó đi lắm, đi như vậy em sẽ rất mệt, chờ sau này sửa đường rồi và chúng ta có con, sẽ đưa cả con đến thăm hai bác luôn. Trong lòng tôi thầm nghĩ: chờ đến khi chúng ta sinh con thì chắc gì họ đã còn sống chứ, nhưng tôi không dám nói ra, tôi chỉ bảo anh gửi cho họ ít tiền và quà.
Đúng vào dịp tết trung thu năm thứ 2 sau khi chúng tôi cưới, tôi phải đi công tác xa nhà, ngày tết trung thu không về kịp. Tôi rất nhớ Thiên và bố mẹ, tối hôm đó tôi và Thiên nói chuyện điện thoại rất lâu. Tôi hỏi Thiên nếu tôi nhớ anh không ngủ được thì phải làm sao? Thiên bảo tôi lên mạng hoặc xem tivi, nếu vẫn không ngủ được thì đành nằm nhớ đến anh vậy.
Tối hôm đó, chúng tôi nói chuyện điện thoại với nhau cho đến khi điện thoại nóng ran và hết pin mới thôi. Nằm trên giường ở khách sạn, nhìn ánh trăng tròn ngoài cửa sổ, tôi không sao ngủ được, nước mắt tôi chảy ra, tôi nhớ Thiên, nhớ bố, nhớ mẹ.
Nghĩ đến Thiên, tôi đoán chắc anh cũng chưa ngủ, có khi lại đang lang thang trên mạng. Tôi ngồi dậy bật máy tính lên, đăng ký thêm một tài khoản facebook mới, lấy nickname là "Lắng nghe và " để thử Thiên xem sao. Kiểm tra một lát, quả nhiên Thiên đang ở trên mạng, tôi chủ động kết bạn với nick của anh, và anh đã đồng ý.
Tôi hỏi anh: "Hôm nay là ngày tết đoàn tụ của mọi gia đình, sao giờ này anh lại lang thang trên mạng vậy?" Anh nói: "Vì vợ tôi đi công tác xa nhà, tôi nhớ cô ấy không ngủ được nên lên mạng". Tôi rất vui vì câu trả lời của anh, sau đó tôi gõ tiếp: "Vợ anh đi vắng, anh có thể tìm người khác để thay thế cô ấy, ví dụ như lên mạng tìm bạn, nói chuyện tâm sự". Mãi sau mới thấy anh gõ một hàng: "Nếu bạn muốn tìm người tình thì xin lỗi, tôi không phải là người bạn cần, tạm biệt". "Xin lỗi, không phải tôi có ý đó, anh đừng giận", tôi vội vàng gõ và gửi tin đi. Một lúc sau anh hỏi tôi: "Sao bạn cũng lên mạng giờ này?" Tôi nói: "Tôi đi làm xa nhà, vào ngày tết trung thu thấy nhớ bố mẹ, tôi vừa nói chuyện điện thoại với người yêu nhưng vẫn không ngủ được nên tôi lên mạng".
"Tôi cũng nhớ bố mẹ, nhưng tôi sống xa nhà nên không có cơ hội phụng dưỡng bố mẹ". "Anh sống xa nhà nên không có cơ hội phụng dưỡng bố mẹ, sao lại vậy được?". Tôi gõ lại câu nói của anh.
Tôi không hiểu, sao Thiên lại nói như vậy?. "Nickname của bạn là "Lắng nghe và ", vậy hôm nay tôi sẽ để bạn lắng nghe và với tôi nhé. Có những việc cứ giấu trong lòng quá lâu khiến tôi cảm thấy rất mệt mỏi, kể ra được với một ai đó chắc tôi sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn đôi chút". Thế là tôi bất ngờ được biết thêm về các việc mà Thiên cứ giấu kín trong lòng.
"30 năm trước, bố tôi gần 50 tuổi mà vẫn chưa lấy vợ, bởi vì ông bị cụt chân cộng thêm việc nhà ông quá nghèo nên chẳng có cô gái nào muốn lấy ông. Sau đó, trong thôn xuất hiện một ông cụ dắt theo cô con gái mù đi ăn xin, ông cụ bị bệnh nặng, bố tôi thấy họ đáng thương nên để họ vào nhà ngồi nghỉ. Nhưng không ngờ vừa vào đến nhà thì ông cụ khụy xuống và không tỉnh lại nữa, sau đó con gái của ông cụ chính là cô gái mù đó đã lấy bố tôi.
Một năm sau họ sinh ra tôi, tuy cuộc sống của gia đình tôi rất nghèo khổ nhưng tôi chưa phải nhịn đói một bữa nào. Bố mẹ tôi không làm ruộng được, không có thu nhập nên phải đi tách ngô thuê, cả ngày họ tách ngô đến nỗi mười đầu ngón tay đều phồng rộp lên, ngày hôm sau băng tạm bằng miếng vải rồi lại tiếp tục làm. Để tôi được đi học, bố mẹ nuôi ba con gà, hai con đẻ trứng bán lấy tiền, còn một con đẻ trứng thì giữ lại cho tôi ăn. Mẹ tôi nói khi bà đi ăn xin ở thành phố, bà nghe nói trẻ con thành phố toàn ăn trứng gà cho thông minh, nên con nhà mình cũng ăn trứng gà, tương lai con mình sẽ thông minh hơn bọn trẻ thành phố.
Nhưng bố mẹ tôi chưa bao giờ ăn một quả trứng nào, có lần tôi nhìn thấy mẹ mút sạch chút lòng trứng còn sót lại trong vỏ sau khi đập trứng để nấu cho tôi ăn, tôi ôm lấy mẹ khóc òa lên. Nhưng nói thế nào mẹ tôi cũng không chịu ăn trứng, sau khi cha tôi biết sự việc ông rất giận, ông dùng gậy đánh mẹ tôi. Cuối cùng tôi phải thống nhất là cả nhà ba người chúng tôi sẽ cùng ăn, tuy bố mẹ tôi đồng ý, nhưng mỗi lần họ chỉ ăn tượng trưng một miếng rất nhỏ.
Người trong thôn xưa nay không gọi tên tôi, họ đều gọi tôi là con của ông què bà mù. Bố mẹ tôi nghe thấy ai gọi tôi như vậy họ sẽ liều mạng với người đó. Mẹ tôi không nhìn thấy gì nên bà nhặt gạch ném tứ tung, vừa ném vừa chửi. Năm đó thi vào cấp 3, tôi đạt thủ khoa của huyện, tin này lan về thôn đã khiến bố mẹ tôi rất tự hào. Mọi người trong thôn tình nguyện đóng tiền học cho tôi, ngày tiễn tôi đi học là lần đầu tiên bố tôi xuống núi.
Lúc lên xe, nước mắt tôi tuôn rơi, một tay bố chống gậy còn tay kia ông lau nước mắt cho tôi, bố dặn tôi lên thành phố phải chịu khó học, sau này ở lại thành phố làm việc và lấy vợ. Ai có hỏi về bố mẹ con thì con cứ nói con là đứa trẻ mồ côi, không cha không mẹ, nếu không họ sẽ coi thường con, con sẽ không lấy được vợ, họ sẽ chê con. Nếu con không lấy được vợ thì bố mẹ sẽ không còn mặt mũi nào để đi gặp ông bà tổ tiên.
"Bố." Tôi ngăn không cho bố nói nữa, "Bố nói gì vậy, con thật là vô dụng, sao con lại nói là con không có bố mẹ chứ?" Mẹ tôi cũng bảo: "Những lời bố nói là đúng, con nên nghe lời bố. Con có nhớ khi con học ở trường không? Chỉ cần nói con là ông què bà mù, người ta sẽ nhìn con với ánh mắt coi thường". Bố nói tiếp: "Con cũng không cần đưa vợ con về nhà đâu, con mà đưa về mẹ con không kìm chế được sẽ làm lộ hết". Sau đó bố nhét túi trứng gà vào tay tôi rồi kéo mẹ tôi đi.
Tôi cũng khóc, họ bị tàn tật không phải là lỗi của họ mà là do ông trời không công bằng với họ. Nhưng họ đã nuôi dạy anh thành người để tôi có được anh. Thiên thật là ngốc, bố mẹ anh thật đáng kính trọng. Tôi rất giận, sao anh lại nghĩ tôi ích kỷ đến vậy?
Tôi không ngủ được sau cuộc trò chuyện với Thiên và quyết định đi tìm gặp bố mẹ chồng tôi
"Chuyện sau đó thế nào?", tôi hỏi anh.
"Tôi vốn không tin. Người mà vợ tôi cần là tôi chứ không phải bố mẹ tôi, sao cô ấy lại không thể chấp nhận bố mẹ tôi chứ? Tôi sống xa nhà 10 năm, bố mẹ tôi chưa một lần đến thăm tôi. Năm đầu tiên sau khi ra trường đi làm, tôi muốn đưa họ lên thành phố chơi, nhưng họ nhất quyết không đi, họ sợ người khác biết bố mẹ tôi là người tàn tật thì sẽ làm coi thường tôi, ảnh hưởng đến việc lấy vợ của tôi. Cả đời họ đều sống ở trên núi, không muốn đi đâu ra khỏi nhà. Mẹ còn nói bà vốn đến từ thành phố, bà thấy thành phố cũng chẳng có gì thú vị cả.
Sau đó, tôi có bạn gái, khi tôi cảm nhận là thời cơ đã đến, tôi liền đưa cô về thăm nhà tôi. Ai ngờ sau khi về đến nhà, cô ấy bỏ đi ngay mà không ở lại ăn một bữa cơm cùng gia đình tôi, tôi đuổi theo, cô ấy nói cô ấy sẽ không sống nổi một ngày nếu phải sống chung với những người như bố mẹ tôi. Cô ấy còn nói gen nhà tôi không tốt, sau này sinh con thì con cái cũng sẽ không lành lặn khỏe mạnh. Tôi tức giận đuổi cô ấy cút đi càng xa càng tốt. Tôi quay vào nhà, mẹ tôi đang khóc, bố mắng tôi, nói tôi không chịu nghe lời họ, rằng tôi không muốn có người nối dõi hương hỏa cho dòng họ hay sao.
Sau đó, tôi gặp người bạn gái thứ hai, đó chính là vợ tôi bây giờ, tôi rất yêu cô ấy và rất sợ mất cô ấy. Nhà cô ấy rất giàu, bố mẹ họ hàng đều là người có chức vụ địa vị trong xã hội. Lần trước đã có một bài học rồi, vì vậy tôi rất sợ và tôi đành phải bất hiếu với bố mẹ mình. Nhưng cứ mỗi lần đến những ngày tết sum họp là tôi lại nhớ họ, lòng dạ tôi rối bời, khó chịu".
"Vậy anh chưa từng nói chuyện này với vợ anh sao? Biết đâu cô ấy sẽ đón nhận họ?". "Tôi chưa hề nói gì với cô ấy, và tôi cũng không dám nói. Nếu cô ấy có đồng ý thì tôi nghĩ bố mẹ cô ấy cũng sẽ không đồng ý. Vợ chồng tôi sống chung với bố mẹ vợ, bố vợ tôi là người có địa vị ngoài xã hội, nếu bố mẹ tôi đến sống cùng chẳng phải sẽ làm ảnh hưởng đến họ sao? Tôi chỉ có thể tranh thủ những dịp đi công tác để trốn đi thăm họ mà thôi. Cảm ơn bạn đã lắng nghe câu chuyện của tôi, bây giờ trong lòng tôi cảm thấy dễ chịu hơn nhiều rồi".
Tắt máy rồi, tôi nằm mãi vẫn không ngủ được. Người ta vẫn nói con cái không chê cha mẹ mình, tôi hiểu sự bất lực của Thiên, tôi cũng hiểu nỗi khổ của bố mẹ anh. Nhưng họ không biết rằng họ đã khiến tôi, một người vô tội, trở thành người vô tình vô nghĩa.
Khi trời sắp sáng, tôi gõ cửa phòng giám đốc ban, nói với giám đốc là tôi có chút việc quan trọng cần phải đi ngay, nhờ giám đốc giúp tôi giải quyết nốt các công việc còn lại. Sau đó tôi thu dọn hành lý và đi đến bến xe, cũng may là tôi vẫn kịp bắt chuyến xe đầu tiên trong ngày.
Đoạn đường đồi núi rất khó đi, vừa đi được một đoạn chân tôi đã mỏi rã rời, chân tôi bị cọ vào giầy phồng rộp lên, tôi không đi nổi nữa, lại đúng vào giữa trưa, tôi chỉ còn biết ngồi thở. Nước tôi mang theo cũng sắp uống hết, tôi cũng không biết con đường phía trước còn phải đi mất bao lâu, tôi tháo giầy ra, nặn hết nước ở các chỗ bị phồng rộp, lúc đó tôi đau đến phát khóc, tôi chỉ muốn gọi điện cho Thiên bảo anh đến đón tôi về, nhưng cuối cùng tôi đã cố kìm lại được. Tôi ngắt một ít cỏ ven đường lót vào đế giầy, cảm giác đã dễ chịu hơn. Nghĩ đến bố mẹ Thiên lúc này đang lao động vất vả ở nhà, tôi không còn cảm thấy chân mình đau nữa, tôi đứng dậy và tiếp tục đi về phía trước.
Khi ông trưởng thôn đưa tôi đến cổng nhà Thiên, ánh nắng xế chiều chiếu lên cây táo già trước cửa nhà anh, bác anh ngồi dưới gốc cây táo, mà không, là bố Thiên, ông nhìn già đi nhiều so với lúc đến dự lễ cưới của chúng tôi, tay ông đang tách ngô, chiếc gậy được đặt nằm cạnh cái chân bị tàn tật. Mẹ anh đang ngồi ở sân, chuẩn bị thu gom chỗ hạt ngô đã được phơi khô, bà bốc từng nắm để vào trong thúng. Cảnh tượng lúc này như một bức tranh, trong bức tranh đó là hình ảnh của một ông bố bà mẹ đáng kính trọng nhất trên thế gian này.
Tôi bước lại gần phía họ, bố nhìn thấy tôi, bắp ngô ông đang cầm trên tay rơi xuống đất, ông ngớ người, kinh ngạc hỏi tôi: "Cháu... sao cháu lại đến đây?".
Mẹ khua khua tay ở bên cạnh hỏi: "Bố nó à, ai đến vậy?". "Vợ của thằng Thiên" ."Hả, đâu, cháu nó đâu?", mẹ hốt hoảng bối rối tìm về hướng tôi đứng. Tôi cúi đặt hành lý xuống, sau đó nắm chặt tay bà, trong tôi dấy lên một niềm thương cảm sâu sắc với họ, tôi quỳ xuống: "Bố, mẹ, con đến đón bố mẹ về ở với chúng con đây ạ!". Bố ho mấy tiếng, nước mắt lăn dài trên khuôn mặt đầy nếp nhăn. "Ta nói rồi mà, thật không uổng công chúng ta nuôi dạy con trai khôn lớn". Mẹ lau hai tay vào người mình, rồi ôm chặt lấy tôi, hai hàng nước mắt tuôn rơi chảy xuống cổ tôi.
Trước khi tôi đưa bố mẹ về thành phố, tôi làm bữa cơm mời mọi người trong thôn đến dự, tôi muốn bố mẹ được tự hào với thôn xóm.
Khi Thiên mở cửa nhìn thấy bố mẹ anh đứng bên cạnh tôi, anh kinh ngạc, đứng ngây người ra không nói được lời nào.
Tôi nói: "Anh à, em chính là người có facebôk "Lắng nghe và ". Em đã đón bố mẹ chúng mình về nhà rồi. Bố mẹ anh thật đáng kính trọng, tại sao anh lại lỡ để họ sống cô đơn trên núi chứ?".
"Cảm ơn em!" Thiên khóc không thành tiếng, anh ôm chặt lấy tôi, nước mắt anh chảy xuống ướt đẫm bờ vai tôi.
Theo GĐVN
Sau khi chôn cất bố, con trai mơ thấy chiếc quan tài trong đó có 7 con rắn xanh Sợ quá Trung chạy luôn nhưng anh vẫn kịp nhận ra chiếc quan tài đó chính là chiếc quan tài dùng để chôn bố anh 3 ngày trước. Lẽ nào 7 con rắn kia đang quấy nhiễu xung quanh ngôi mộ nơi bố Trung nằm. Như thế chắc chắn hồn ông sẽ không được siêu thoát? ảnh minh họa Đang đi làm xa...