Con trai Khrushchev lên tiếng về Crimea
Con trai của nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev nói với tờ The Daily Beast (Mỹ) rằng cha ông không bao giờ có ý định tách rời Crimea khỏi Nga, và Nga sẽ không bao giờ trả lại bán đảo này cho Ukraine.
Các binh sĩ Nga tại Crimea – Ảnh: Reuters
Theo ông Sergei Khrushchev, việc nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev chuyển giao Crimea cho Ukraine kiểm soát vào năm 1954 chỉ đơn giản vì lý do hậu cần và mang tính tượng trưng.
Ông Sergei Khrushchev đã di cư sang Mỹ từ năm 1991 và hiện đang là công dân Mỹ. Ông xem vụ lật đổ Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich là một hành động bất hợp pháp bằng vũ lực của chính quyền Kiev. Và ông nhấn mạnh rằng 96% người dân Crimea đã lựa chọn để tách khỏi Ukraine và tham gia vào Liên bang Nga, theo tờ The Daily Beast ngày 2.4.
“Nga sẽ không bao giờ nhượng bộ”, ông Sergei Khrushchev nói về cuộc xung đột đang leo thang về số phận của Crimea.
Nikita Khrushchev đã lãnh đạo Liên Xô trong khoảng thời gian bế tắc nghiêm trọng nhất của Chiến tranh Lạnh. Vụ khủng hoảng tên lửa ở Cuba năm 1962 đã đưa cả hai nước đến bờ vực của chiến tranh hạt nhân. Theo lịch sử Mỹ thì cuối cùng nhà lãnh đạo Liên Xô đã phải nhượng bộ.
Nhưng trong tình hình căng thẳng hiện nay ở Ukraine, chỉ có Nga thực sự có lợi ích gắn liền, do đó Nga sẽ giành chiến thắng bằng mọi giá nếu nếu cuộc xung đột leo thang, ông Sergei Khrushchev cho biết.
Video đang HOT
“Đối với Mỹ, đây chỉ là một trong những nỗ lực nhằm chứng tỏ với Nga ai là bậc thầy của nền chính trị thế giới. Còn đối với Tổng thống Nga và chính nước Nga, đó là niềm tự hào quốc gia và họ sẽ phản đối và chống lại bằng mọi giá”, ông Sergei Khrushchev nói.
Theo ông thì lý do chính của việc chuyển giao Crimea cho chính quyền Ukraine vào năm 1954 là nhằm xây dựng hai kênh đào chính giữa Ukraine và Crimea. Nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrushchev muốn đơn giản hóa quá trình xây dựng bằng cách đặt cả hai phía của dự án dưới cùng một chính quyền.
“Cha tôi là người lãnh đạo Liên Xô. Nga và Ukraine là hai nước cộng hòa liên minh, bình đẳng trong Liên bang Xô viết. Đối với cha tôi là không có sự khác biệt bởi vì tất cả đều nằm trong một nhà nước”, ông nói.
Sergei Khrushchev đổ lỗi cho Tổng thống Boris Yeltsin về việc bỏ rơi Crimea. Theo ông thì Tổng thống Yeltsin đã bị phân tâm với những tham vọng riêng của mình, và vào năm 1991 đã nói với các nhà lãnh đạo Ukraine rằng họ có thể sở hữu Crimea.
“Tôi nghĩ rằng cha tôi sẽ rất không hài lòng với những gì Yeltsin quyết định thực hiện”, ông nói.
Theo ông thì không thể đặt câu hỏi về cách xử lý của Nikita Khrushchev đối với cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine, vì mỗi người có cách xử lý khác nhau tùy thuộc từng thời điểm lịch sử. Và bởi vì cha ông không bao giờ có thể tưởng tượng rằng Liên Xô sẽ tan rã và biến mất trên bản đồ thế giới.
Tổng thống Putin, theo nhận định của Sergei Khrushchev, là một nhà cải cách theo khuôn mẫu của cha ông, và có thể so sánh với Tổng thống Theodore Roosevelt của Mỹ.
“Kỷ nguyên Putin là một kỷ nguyên đưa nước Nga trở lại trật tự, đập tan các tập đoàn chính trị đầu sỏ, và thực thi vai trò của chính phủ”, ông nói.
Nguyên Giang
Theo TNO
Đặc nhiệm Mỹ sẽ trinh sát tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc?
Bộ Tư lệnh Các chiến dịch đặc biệt của Mỹ (USSCOM) đang có kế hoạch xây dựng kho dữ liệu trinh sát ở một số quốc gia và khu vực mà họ xem là đang có nhu cầu rất cấp bách, theo tạp chí Time (Mỹ).
Lực lượng đặc nhiệm của Mỹ - Ảnh: US Army
Mặc dù sở hữu những công nghệ do thám và trinh sát hiện đại nhất thế giới, nhưng Mỹ lâu nay vẫn phải bó tay với một số khu vực mà họ xem là "vùng tối" của thế giới. Đó chính là lý do các lực lượng đặc nhiệm phải nhập cuộc nhằm thu thập những dữ liệu còn thiếu.
Theo thông báo của USSCOM hôm 24.3 thì "dữ liệu ban đầu" sẽ bao gồm các nước Jordan, Djibouti, Myanmar, Honduras, Iran, Morocco, Nigeria, Trinidad & Tobago, Burkina Faso, Nam Sudan, CHDCND Triều Tiên và tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.
USSOCOM đã giao nhiệm vụ cho Lực lượng Đặc nhiệm (SOF) chuẩn bị hoạt động trong các môi trường năng động và đa dạng mà các công ty thương mại và cơ quan khác của chính phủ vẫn chưa thu thập được dữ liệu, thông báo cho biết.
Mục đích là cung cấp cho quân đội Mỹ các bản đồ vệ tinh trong đó hiển thị thông tin về con người cũng như địa hình. "Nghiên cứu sẽ bao gồm và không giới hạn các dữ liệu về dân tộc, ngôn ngữ, giáo dục, chính trị, tôn giáo và kinh tế của các quốc gia", thông báo tuyên bố.
Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm Mỹ còn thu thập dữ liệu về vị trí các cơ sở hạ tầng quan trọng như căn cứ quân sự, tháp điện thoại di động, sân bay, công ty khảo sát khoáng sản/khí đốt/tài nguyên, sứ quán, trại tị nạn, tiệm cà phê internet (bao gồm cả thông tin về chủ sở hữu) và các tuyến đường buôn lậu ma túy, con người và vũ khí. Các tổ chức bạo lực cực đoan cũng nằm trong tầm ngắm.
Quân đội Mỹ lâu nay gặp nhiều khó khăn với những thay đổi về bản đồ. Năm 1983, binh sĩ Mỹ khi tiến vào Grenada thậm chí đã phải sử dụng bản đồ du lịch. Năm 1999, một chiếc máy bay B-2 của Không quân Mỹ đã ném bom nhầm đại sứ quán Trung Quốc ở Belgrade làm chết 3 người, trong khi mục tiêu nhắm đến là trụ sở Cục Hậu cần của Liên bang Nam Tư nằm gần đó.
Bên cạnh việc triển khai lực lượng đặc nhiệm, USSOCOM còn có kế hoạch mở rộng hợp đồng hiện tại về cung cấp dữ liệu với Công ty Geo Eye Analytics thuộc Tập đoàn Digital Globe có trụ sở tại Longmont, bang Colorado (Mỹ).
Là đơn vị cung cấp hình ảnh vệ tinh cho Google Maps, gần đây công ty này còn nổi tiếng với việc cung cấp hình ảnh tàu sân bay giả của Iran cho Hải quân Mỹ cũng như đã phát động nỗ lực tìm kiếm chiếc máy bay bị mất tích của Malaysia.
Tuyên bố của USSOCOM không đề cập đến giá trị của hợp đồng ban đầu cũng như hợp đồng mở rộng dự kiến ký kết vào ngày 31.3. Các quan chức đã từ chối trả lời các câu hỏi về chi phí, theo Time.
Digital Globe cho biết trên trang web của mình là sẽ đáp ứng vượt mức các yêu cầu chiến thuật và chiến lược của các khách hàng quốc phòng và tình báo mà họ đang hợp tác. Từ lĩnh vực quân sự và an ninh quốc gia cho đến quản lý tình trạng khẩn cấp và lập bản đồ tình báo.
Theo TNO
Ba 'chiêu thức' chiến tranh mới của Trung Quốc Theo một nghiên cứu do Lầu Năm Góc tài trợ thì Trung Quốc đã và đang tiến hành 3 loại hình chiến tranh mới nhằm đẩy bật quân đội Mỹ ra khỏi c hâu Á và gia tăng kiểm soát các vùng biển trong khu vực , tờ The Washington Free Beacon (Mỹ) ngày 26.3 cho biết. Một chiếc tàu sân bay của...