Con trai không chịu làm bài tập về nhà, người mẹ có màn xử lý “siêu đỉnh” khiến con không dám tái phạm
Cách xử lý khi con chây ỳ không chịu học bài đã được cộng đồng mạng khen hết lời và khiến người mẹ trở nên nổi tiếng.
Con không chịu làm bài tập về nhà, lười học, là vấn đề mà nhiều phụ huynh gặp phải. Nhiều người nóng tính, không kìm chế được cảm xúc thì chọn cách đánh, mắng con. Cũng có những người chọn cách rất mềm mỏng nhưng lại có tác dụng uốn nắn con rất tốt.
Đó là trường hợp của một bà mẹ ở Trung Quốc. Cách xử lý khi con chây ỳ, không chịu học bài đã được cộng đồng mạng khen hết lời và khiến cô trở nên nổi tiếng.
Con trai không chịu làm bài tập, mẹ cho lựa chọn giữa học và ngồi làm ốc vít.
Khi con tỏ ý không muốn làm bài tập về nhà, người mẹ không mắng mỏ, chỉ lặng lẽ đưa cho con một khay ốc vít và nói: “Con không muốn làm bài tập về nhà mẹ không ép. Nhưng những người không chịu học sau này sẽ chỉ làm được công việc chân tay như thế này thôi.
Vậy con hãy ngồi làm chỗ ốc vít này cho mẹ trong vòng 8 tiếng, bằng với thời gian một công nhân làm việc nhé!”.
Cậu bé được giao ngồi làm ốc vít trong 8 tiếng.
Ban đầu, cậu bé vui vẻ nhận công việc mẹ giao vì nghĩ vừa được chơi lại vừa không phải làm bài tập. Nhưng chỉ chưa đầy 1 tiếng sau, cậu bé đã đầu hàng và đề nghị mẹ cho làm bài tập thay vì công việc chân tay này.
Cách xử lý khôn khéo của người mẹ đã cho con thấy rõ tác dụng của việc học và tự lần sau sẽ tự giác học chứ không còn lười biếng nữa.
Tương tự như bà mẹ Trung Quốc nói trên, một bà mẹ trẻ ở Thái Lan cũng có cách dạy con tâm phục khẩu phục.
Video đang HOT
Không chịu đi học, cậu bé chọn đi nhặt rác. Ban đầu, bé tỏ ra rất hào hứng vì không phải đi học lại được đi chơi lang thang.
Khi con trai tỏ ý không muốn đến trường, người mẹ đã cho con lựa chọn hoặc đến trường hoặc đi nhặt rác. Cậu bé đương nhiên chọn phương án thứ hai.
Hai mẹ con đi bộ 3,5km để nhặt chai nhựa mọi người bỏ đi. Sau một hồi nhặt đầy túi rác, người mẹ dắt con tới chỗ thu mua phế liệu và bán được giá 2 baht (khoảng 1.500 đồng).
Bán xong đống phế liệu được có 2 baht, không đủ tiền mua kem hay đi xe bus, cậu bé thấy nản.
Bán xong phế liệu, mẹ dẫn con trai về nhà. Bé trai sau một thời gian đi bộ và nhặt rác đã thấm mệt, yêu cầu: “Mẹ ơi chúng ta có thể đi xe bus về nhà không?”.
Người mẹ trả lời: “Đi xe bus cũng được, nhưng giá vé là 10 baht/người, con có đủ tiền không?”.
Vì không đủ tiền nên cậu bé chấp nhận đi bộ tiếp cùng mẹ. Đi qua một cửa hàng kem, khát nước, cậu bé lại đòi: “Mẹ ơi, con muốn ăn kem”.
Mẹ cậu bé liền nói: “Kem 5 baht/chiếc, mẹ con mình không đủ tiền”.
Đến lúc này, cậu bé đành nói với mẹ: “Mẹ ơi, con muốn về nhà”.
Mẹ hỏi lại con trai: “Con có mệt không? Con có muốn tiếp tục làm công việc này không hay muốn tới trường?”.
Cậu bé trả lời: “Con mệt và nóng, con muốn đi học”.
Vừa mệt, vừa khát, cậu bé xin mẹ cho về nhà và đồng ý đi học chứ không đi nhặt rác nữa.
Thông qua một buổi đi nhặt rác này, bà mẹ Thái Lan đã cho con trai hiểu kiếm tiền khó khăn như thế nào và được đi học là một hạnh phúc.
Từ hai ví dụ điển hình trên chúng ta thấy, việc giáo dục con cái đôi khi không cần nói nhiều hay quát mắng mà hãy cho con trải nghiệm để con tự hiểu mọi chuyện.
Dạy dỗ con là một quá trình không dễ dàng, nên cha mẹ cần nhớ:
Không đánh con
Nhiều cha mẹ cho rằng “yêu cho roi cho vọt” vì vậy khi con không nghe lời là họ sẽ dùng biện pháp đánh, mắng. Biện pháp này sẽ gây tổn thương cho tâm lý của trẻ.
Khi trẻ không muốn làm bài tập về nhà, đánh con là phương pháp sai lầm nhất bởi chỉ khiến trẻ càng sợ học và chán ghét bài tập hơn.
Hoặc trẻ sẽ sinh ra tâm lý đối phó, khi có bố mẹ ở đó chúng sẽ giả vờ học nghiêm túc, nhưng không mặt người giám sát là trẻ sẽ không tự giác học.
Đừng tỏ ra lạnh nhạt với con
Khi trẻ không ngoan, không chịu làm bài tập về nhà, một số cha mẹ lại áp dụng biện pháp đối xử lạnh nhạt, không thèm chú ý tới trẻ nữa.
Khi trẻ không vâng lời, cha mẹ phải cố gắng kìm chế cảm xúc, hướng dẫn, chỉ bảo con đi đúng hướng. Nếu không được sự chỉ dạy đúng cách của bố mẹ, dần dần sẽ tạo cho con thói quen xấu và sẽ biến trẻ thành một người vô trách nhiệm, không hoàn thành nhiệm vụ trong tương lai.
Tôn trọng trẻ
Trong mọi trường hợp, dù trẻ có sai, cha mẹ cũng không nên so sánh con với bất kỳ ai khác, không nhục mạ trẻ. Bởi làm như thế sẽ khiến trẻ thêm tự ti, bất cần và càng ngày càng suy nghĩ tiêu cực hơn.
Mẹ dạy học thì vô cùng quậy phá, nhưng ông bố chỉ cần cầm đôi dép là cậu con trai ngoan ngoãn ngay lập tức
Nhờ ông bố mà đứa con ngoan đến mức bất ngờ dù bình thường vô cùng quậy phá
"Nắng mưa là chuyện của trời. Lười học là chuyện của đời học sinh". Dám khẳng định hơn 90% trẻ em thích chơi hơn học, và sở thích học của con trẻ cũng thay đổi liên tục theo sự phát triển. "Căn bệnh" lười học của trẻ được thể hiện qua muôn vàn các "triệu chứng". Cố ý trốn tránh giờ học bài, giả vờ không chú ý khi được nhắc nhở hay than mệt, kiếm cớ đi uống nước, đi lấy đồ, thậm chí là đi vệ sinh để tránh không phải học,... Cha mẹ hẳn sẽ rất đau đầu nếu con cái mắc tật lười học.
Mới đây, dân mạng đang truyền tay nhau câu chuyện về một đứa trẻ vốn lười học nhưng ngay lập tức ngoan ngoãn nhờ một hành động của ông bố. Cụ thể, theo chia sẻ từ phía một người mẹ, gần đây cô cảm thấy bất lực vì con trai quá lười học, không chịu làm bài tập về nhà cũng như tư duy. Sau đó nói chuyện với chồng, thì người chồng chia sẻ rằng chắn chắn nằm ở phương pháp dạy chưa phù hợp, nên ông bố đã quyết định để mình dạy con học.
Người chồng chia sẻ rằng chắn chắn nằm ở phương pháp dạy chưa phù hợp, nên ông bố đã quyết định để mình dạy con học.
Điều bất ngờ là chỉ sau vài ngày, con trai dần trở nên ngoan ngoãn hơn, học hành cũng nhanh hơn, chăm chỉ hơn trông thấy. Vì tò mò xem ông chồng mình đã làm gì, một buổi tối người mẹ lén nhìn trộm và vô cùng sống khi chồng bà đã có một "vũ khí" độc đáo khiến con trai luôn phải nghiêm túc khi học bài. Đó chính là ông bố lúc nào cũng cầm sẵn chiếc dép trên tay.
Nhìn thấy cảnh tượng này người mẹ chỉ biết phì cười, nhưng cũng không quên chụp lại để đăng lên diễn đàn phụ huynh hỏi xem cách dạy này có đúng không. Dân mạng lúc này chia làm hai phe, một bên cho rằng cách răn đe của ông bố rất phù hợp nhưng bên con lại chỉ ra rằng đây chỉ là cách làm tạm thời, còn về lâu dài phải luyện cho bé tư duy nề nếp.
Ông bố lúc nào cũng cầm sẵn chiếc dép trên tay.
Theo các chuyên gia giáo dục, các bậc phụ huynh nên nhớ thái độ của cha mẹ đối với việc học tập của con là rất quan trọng. Nếu cha mẹ đối xử với con bằng thái độ tiêu cực thì ngay lập tức chúng sẽ "phản đối" lại bằng những thái độ, việc làm tiêu cực khác. Hãy cố gắng làm bạn với con, để con cởi mở trong việc chia sẻ mọi việc với cha mẹ, không nói dối hay lừa gạt cha mẹ, từ đó, việc nói chuyện về học hành của con cũng sẽ trở nên đơn giản hơn và dễ kiểm soát hơn.
Đồng thời, cũng không nên phó mặc việc dạy con học hoàn toàn cho thầy cô giáo. Bên cạnh đó, hãy thường xuyên hỏi han, trao đổi với giáo viên của con về tình hình học tập cũng như rèn luyện của con. Cũng hãy nhớ rằng lời khen luôn có tác dụng tạo động lực, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Khi con nhận được lời khen từ thầy cô, hãy theo đó mà khen ngợi con thêm một chút. Hãy làm điều tương tự khi chứng kiến thái độ học tập chăm chỉ của con.
Theo Eastday/Helino
Đưa con trai 5 tuổi đến buổi họp lớp, cậu bé được mọi người khen hết lời nhưng chỉ 1 hành động đủ khiến mẹ bẽ mặt Người mẹ không ngờ hành động của con trai tại buổi gặp mặt lại khiến mọi người tức giận tới vậy. Và cô đã bị vài người bạn nhắn tin nhắc nhở, trách móc. Đã lâu rồi, kể từ khi tốt nghiệp đại học, chị Mỹ không gặp lại bạn cũ và cũng hiếm tham gia những buổi tiệc tùng. Lý do bởi...