Con trai đòi ra ở riêng và cái kết nhói lòng nhận được từ mẹ
“Ý con là sao? Tại sao con lại muốn chuyển ra ngoài ở? Có điều gì ở nhà không tiện lắm à..?” – “Con biết ngay là mẹ sẽ không bao giờ hiểu được mà!”
Mẹ đã 2 ngày nay chưa chợp mắt chút nào rồi. Sự háo hức khi sắp được gặp con trai khiến mẹ đứng ngồi không yên. Nhưng dù gì thì mẹ vẫn là người phàm trần, nên vẫn cần phải nghỉ ngơi. Điều mà mẹ mong nhất bây giờ sẽ là được gặp lại con trai mình càng nhanh càng tốt.
Thời gian từng phút trôi qua, con trai mở cửa bước vào. Giây phút đó, mẹ cảm động và vui mừng dang đôi tay chực ôm con vào lòng, nhưng hạnh phúc dường như không được đáp trả, mặt anh lộ rõ sự mệt mỏi và không hứng thú, chỉ buông một câu : “Con mệt rồi” và xách đồ đạc đi thẳng vào trong phòng.
Ảnh minh hoạ.
Mẹ nghĩ rằng có thể do chuyến bay quá dài nên con kiệt sức và muốn nghỉ ngơi. Nghĩ vậy mẹ liền vào bếp pha cho con một cốc nước chanh. Thế nhưng lúc mang cốc nước chanh vào phòng thì anh lập tức to tiếng với mẹ: “Mẹ vào mà không biết gõ cửa à?” Mẹ hơi sững lại, nhưng cũng không phản ứng thêm, ngồi xuống cạnh giường và đặt cốc nước chanh lên đầu giường: “Con uống chút nước chanh đi, sẽ đỡ đau đầu hơn đấy”. Anh có vẻ không thoải mái lắm, quay người vào trong, ám chỉ rằng mẹ nên đi đi. Thấy con có vẻ mệt quá, mẹ nhẹ nhàng đứng dậy, đóng cửa đi ra ngoài.
Buổi chiều, mẹ đã chuẩn bị sẵn sàng cơm tối, nấu thật nhiều món ngon, rán bánh khoai tây mà con thích. Lúc mẹ vừa định vào gọi con ra ăn cơm, thì cửa cũng vội mở, con ăn mặc chỉnh tề ngay ngắn và bước ra khỏi phòng. “Mẹ, con đi chơi với bạn, chắc là muộn mới về”. Mẹ đang tươi cười bỗng mất hào hứng, nhưng mẹ tự an ủi bản thân, không sao, hai mẹ con còn nhiều cơ hội bên nhau, lúc đó muốn nói chuyện với nhau lúc nào cũng được.
Nhìn mâm cơm tràn ngập thức ăn ngon nhưng mẹ lại không muốn ăn chút nào. Mẹ cho hết đồ ăn vào tủ lạnh, lau dọn nhà bếp, sau đó ngồi xuống bàn ăn, nhìn đồng hồ đợi con trai về.
Đến tận 4h sáng hôm sau, con mới về nhà. Mẹ vẫn ngồi ở bàn ăn đợi, định mở lời nói chuyện với con, thì thấy con đang cắm mặt vào điện thoại, nhắn tin cười nói vui vẻ rồi đi thẳng vào trong phòng, thậm chí dường như còn không để ý rằng mẹ mình vẫn ngồi đợi ở phòng ăn suốt từ tối hôm trước… Thấy con vui vẻ như vậy, mẹ cũng không nỡ quấy rầy con.
Sáng ngày hôm sau lúc mẹ ngủ dậy, vào bếp thấy con đang nấu bữa sáng, lòng mẹ vui lắm. Thấy con trai tự nấu nướng được cho bản thân, mẹ cảm thấy mình là người mẹ hạnh phúc nhất thế gian. Nhưng đến lúc nghe con cất lời, tất cả dường như sụp đổ. “Mẹ, con biết mẹ sống cũng vất vả, nhưng con muốn chuyển ra ngoài ở riêng, con cần một ít tiền”.
Sắc mặt của mẹ lập tức nhợt nhạt hẳn, làm rơi cả cái thìa đang cầm trên tay. “Ý con là sao, con yêu? Tại sao con lại muốn chuyển ra ngoài ở? Có điều gì ở nhà không tiện lắm à..?” Chưa đợi mẹ nói hết, anh đã ngắt lời: “Con biết ngay là mẹ sẽ không bao giờ hiểu được mà!” rồi bực tức đứng dậy đi khỏi nhà đóng sầm cửa.
Video đang HOT
Lúc đó trong lòng mẹ biết rằng, mẹ có làm gì cũng sẽ không ngăn cản được con. Nhưng cũng không thể đưa con tất cả số tiền tích trữ cả đời của mẹ để con phung phí được. Mẹ sẽ lên kế hoạch cho tương lai của con. Nghĩ vậy, mẹ đánh vài cuộc điện thoại…
Hôm sau về nhà, anh định cùng mẹ nói chuyện cho rõ ràng, nhưng gọi mãi cũng không thấy mẹ đâu. Anh không thấy lo lắng mà trái lại còn cảm thấy bực bội. Anh chán nản vào phòng ngồi xuống giường thì thấy một tờ giấy trên đầu giường, trên giấy chi chít những dòng chữ viết tay.
“Con trai yêu của mẹ,
Mẹ xin lỗi vì hành động hôm qua của mẹ, mẹ nghĩ bởi mẹ hơi bất ngờ vì điều con nói. Mẹ không muốn trở thành gánh nặng của con, mẹ chỉ muốn cả đời này được chăm sóc con.
Từ khi cha con mất, lòng mẹ lúc nào cũng bất an, mà con lại không ở bên cạnh mẹ thường xuyên, cũng không có ai chăm sóc an ủi mẹ. Từ ngày con từ Mỹ trở về, mẹ thấy lòng mình ấm áp lên nhiều, nhưng mẹ đã quên mất rằng chính mẹ cũng sẽ là điều làm con vướng bận. Lúc con nói rằng con muốn chuyển ra ngoài ở riêng, mẹ chợt nghĩ, nếu mẹ là người đi thì có được không nhỉ?
Đối với mẹ mà nói, không điều gì bằng được nhìn thấy con vui vẻ hạnh phúc. Nhưng mẹ cũng rất buồn vì mẹ không phải là một trong số lí do đó.
Con trai à, khi con đọc đến đây thì chắc mẹ đã đi xa rồi.
Mẹ để lại cho con căn nhà mà bố con tự tay xây nên. Căn nhà này là niềm tự hào của bố con. Con phải tự chăm sóc tốt bản thân, luôn vui vẻ hạnh phúc nhé, vì không điều gì quan trọng hơn nụ cười trên môi con.
Không cần lo cho mẹ đâu, mẹ đã là gánh nặng cho con rồi, không có mẹ chắc con sẽ sống tốt hơn đấy.
Người mẹ mãi yêu thương con.”
Theo Khỏe & Đẹp
"Sứt đầu mẻ trán" vì thông gia "hổng" ưa nhau
Sau bao phen trả đũa nhau đến "sứt đầu mẻ trán", hai bà thông gia quyết định cùng ngồi lại, nói cho hết nhẽ, để cả hai cùng hiểu nhau hơn, rút ra những sai trái, đồng thời chỉ bảo con cái những điều không phải.
Thông gia khẩu chiến
Khi Tấn dẫn Phương về ra mắt, bà Thêm vui lắm. Bà đã giục Tấn lấy vợ từ lâu rồi nhưng Tấn cứ viện cớ công việc bận rộn để khất lần mãi. Bây giờ, Tấn đưa Phương về, còn bảo bà chuẩn bị đi xem ngày để tổ chức đám cưới, thật đúng là hỷ sự...
Phương về làm dâu nhà bà Thêm trong sự hoan hỷ chào đón của cả gia đình. Phương về làm dâu, với tính cách thông minh nhanh nhẹn, cô nghĩ mọi bỡ ngỡ của buổi ban đầu sẽ trôi qua nhanh chóng. Khi những êm đềm của buổi đầu qua đi, cô bắt đầu thấy xuất hiện những va chạm trong mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu, chị dâu - em chồng...
Mẹ chồng Phương quả thực là một người kỹ tính và có phần mang nặng tư tưởng phong kiến. Từ trước đến nay, anh em Tấn luôn tuân theo sự chỉ dạy khắt khe của mẹ trong mọi việc. Dĩ nhiên, bà cũng muốn đưa Phương vào khuôn khổ, đúng với yêu cầu và mong muốn của bà. Một người vốn có tư tưởng hiện đại phóng khoáng như Phương tất nhiên là không hợp với quan điểm của mẹ chồng từ chuyện ăn mặc, đi đứng nói năng đến cách nói chuyện với chồng và các mối quan hệ xã giao bên ngoài...
Thêm vào đó, chồng và em chồng cô lại cùng tư tưởng với mẹ, Phương thấy mình quá lạc loài trong căn nhà mang nặng tư tưởng phong kiến mà không thể giãi bày cùng ai. Dĩ nhiên, mọi nỗi niềm cô chỉ biết nói cùng bố mẹ mình. Nhiều lần nghe những ấm ức của con gái, mẹ Phương rất bất bình. Lúc đầu, chỉ là sự nói bóng gió xa gần, nhưng thấy thông gia không thay đổi, mẹ Phương đã không ít lần buông lời bất bình đối với thông gia.
Mẹ Tấn cũng không vừa, bà nói: "Ở nhà bà thì nó là con bà, nhưng nay nó đã về nhà tôi, trở thành con dâu tôi, vậy bà hãy để tôi dạy nó", thậm chí, bà còn nói những lời nặng nề hơn: "Tôi chẳng hiểu bà dạy con gái kiểu gì mà nó về nhà chồng, một chút lễ nghi cũng không biết"... Một bên thì bênh con, một bên thì quyết không thay đổi, mối quan hệ giữa hai gia đình ngày càng căng thẳng, hai bà thông gia gần như chẳng nhìn mặt nhau.
Đúng trong lúc ấy, mẹ Tấn ngã ngửa khi biết tin Tân - con gái bà đã trót có thai với Phong - em trai Phương và xin mẹ hãy chấp nhận cho hai đứa làm đám cưới. Đối với một gia đình mang nặng tư tưởng như nhà bà Thêm, đây là việc không thể tha thứ. Hơn nữa, nghĩ đến cảnh lại phải làm thông gia với bà Thúy, bà không thể chịu đựng nổi. Nhưng vì con, bà còn biết làm gì hơn ngoài việc đồng ý. Bà Thúy - mẹ Phong cũng bực mình không kém, bà thà chết chứ không làm thông gia thêm lần nữa với bà Thêm. Nhưng con trai yêu quý của bà đã làm nên cơ sự này, bà còn biết làm cách nào. Sự tức giận trôi qua nhanh, thay vào đó là sự hả hê: "Được, mình sẽ có cơ hội xem bà thông gia dạy con gái như thế nào".
Mỗi lần hai bên gặp nhau để bàn chuyện cưới xin là một lần nảy sinh những cuộc khẩu chiến: "Bà dạy dỗ con gái chu đáo quá, thế nên gia đình tôi mới có diễm phúc có được cô Tân đây về làm dâu", rồi: "Thời buổi hiện đại, gia đình tôi đúng là có phước khi tậu trâu được luôn cả nghé", hoặc: "Tôi nghe danh bà dạy con rất tốt, giờ mới có cơ hội được chứng kiến, thật đúng là trăm nghe không bằng một thấy". Bà Thúy tiếp tục đe dọa: "Bà yên tâm đi, nếu trong quá trình dạy dỗ con cái, bà có thiếu sót điều gì thì đã có tôi giúp"... Bà Thêm cũng chẳng vừa: "Tuy là giống ngắn ngày nhưng lại chắc ăn, còn hơn có những đứa lấy chồng cả năm mà vẫn như quả cau điếc...". Cuộc khẩu chiến giữa hai bà dường như không thể dừng lại, hứa hẹn sẽ mang đến cho hai cô con dâu một cuộc sống đầy chông gai phía trước.
Quả thực đúng như vậy, bao ấm ức trong lòng khi con gái bị đối xử bất công, bà Thúy trút cả lên đầu Tân. Bà luôn soi xét Tân trong tất cả mọi việc, cô làm việc gì trái ý bà thì nghe ngay bài ca muôn thuở: "Tôi thấy mẹ cô nói là dạy con kỹ lắm, ai dè...", "Kho cá thì có gì khó, ai làm chẳng được, hôm nay cô thử làm món sa lát Nga tôi xem nào, món này đối với Phương chỉ là chuyện nhỏ"... Đau đớn vì bị mẹ chồng mắng đã đành, Tân càng đau hơn khi chính mẹ đẻ mình mới là người bị đưa ra mỉa mai nhiều hơn. Nghĩ lại, cô cũng thấy mẹ đẻ mình cũng có phần không đúng khi ngày trước đã quá hà khắc với con dâu, cô cũng sai khi đã không khuyên nhủ mẹ và không có một lời bênh vực chị dâu...
Thấy Tân bị đối xử bất công, bà Thêm cũng tức lắm nhưng "há miệng mắc quai", bà còn biết làm gì khi Tân đã là con dâu người ta. Để trả đũa bà thông gia, bà Thêm đành trút mọi nỗi bực dọc lên đầu Phương... Cứ như vậy, cuộc chiến giữa hai bà thông gia không biết đến khi ngào ngừng, cho đến khi quá mệt mỏi, hai bà mới nhận ra trong cuộc chiến đó, người gánh chịu hậu quả trực tiếp không phải ai khác chính là hai cô con dâu.
Sau bao phen trả đũa nhau đến "sứt đầu mẻ trán", hai bà thông gia quyết định cùng ngồi lại, nói cho hết nhẽ, để cả hai cùng hiểu nhau hơn, rút ra những sai trái, đồng thời chỉ bảo con cái những điều không phải. Cũng may, hai bà đã biết cố gắng gạt bỏ mọi tự ái cá nhân vì hạnh phúc của các con mình.
"Mía ngọt đánh cả cụm"
Cưới được Diễm về làm dâu, bà Mai vui lắm. Diễm thật xứng đáng với Sơn, con trai bà kể từ ngoại hình, cho đến học vấn, tính cách. Cách đối xử với họ hàng hai bên, trình độ nữ công gia chánh của Diễm cũng thật đáng nể... Thằng Sơn nhà bà thật có con mắt tinh tường. Không những thế, tình cảm giữa thông gia cũng thật tốt đẹp, hai bà thông gia cứ gặp nhau là nói chuyện không dứt ra được, hai ông thông gia thì có bao sở thích giống nhau: từ sở thích đánh cờ, bình luận thời sự... Chính vì vậy, bà Mai vui lắm, bà quý Diễm như con đẻ, thậm chí, bà còn quan tâm tới Diễm hơn cả Sơn. Đi đâu xa, bà cũng nhớ mua quà về cho Diễm đầu tiên, món nào cũng đúng sở thích của con dâu: từ nước hoa, mỹ phẩm đến quần áo thời trang... Đi chợ, bà cũng thường lựa chọn những món mà Diễm thích để nấu cho cô... Những hôm cô phải làm việc khuya trong phòng, bà còn đích thân nấu thêm chút đồ ăn nhẹ mang vào phòng cho con dâu.
"Mía ngọt đánh cả cụm", biết Diễm có chị gái, bà Mai cố gắng mai mối, giới thiệu cho Song, con trai cả của mình. Biết được ý đồ của bà Mai, bà Sáng cũng rất ủng hộ, thật chẳng mong gì hơn khi con gái được làm dâu trong một gia đình thương quý con dâu như nhà thông gia.
Sau khi trở thành thông gia kép, mối quan hệ giữa hai bên thông gia ngày càng gắn bó. Hiếm khi nào mà cuối tuần cả hai gia đình lại không cùng nhau ăn uống, đi chơi. Mọi công việc của nhà bà Mai, bà Sáng đều nắm rõ như chính công việc của gia đình mình. Nhưng đôi khi, sự thân thiết quá mức đã nảy sinh rất nhiều vấn đề nan giải.
Công bằng mà nói, tuy là hai chị em ruột nhưng Giang và Diễm có tính cách hoàn toàn trái ngược nhau: nếu như Diễm hội tụ đầy đủ những đức tính của một người phụ nữ của gia đình thì Giang lại được mệnh danh là "con mọt sách". Vốn dĩ, phần lớn thời gian của Giang dành cho học hành nên cô chẳng mấy khi động đến công việc nhà, việc xã giao bên ngoài lại càng không. Càng ít giao tiếp, Giang lại càng khó tính và có phần hơi ích kỷ với mọi người xung quanh. Bởi vậy, bà Mai dù không muốn vẫn có phần nghiêng tình cảm về phía Diễm hơn.
Một hai lần bị đối xử thiên vị không sao, nhưng càng ngày thấy bố mẹ chồng quý em hơn, Giang trở nên bức xúc. Đi đâu, mẹ bao giờ cũng mua cho Diễm món quà đẹp hơn, còn quà của Giang chỉ mang tính tượng trưng, có việc gì quan trọng mẹ chồng cũng tin tưởng giao phó cho Diễm... Lúc đầu, Giang còn im lặng, nhưng sau đó, hễ thấy mẹ chồng làm có hành động gì hơi thiên vị em, Giang lại về mách ngay với mẹ...
Biết tính con gái, bà Sáng đã phải lưu ý với thông gia: "Tôi biết cái Giang về tính nết nhiều khi không được bằng cái Diễm, nhưng nó là đứa nhạy cảm, rất mong bà hãy đối xử bình đẳng với cả hai, để tránh gây sự tủi thân cho nó". Nếu chỉ dừng lại ở việc góp ý, chuyện đã không có gì to tát, nhưng bà Sáng liên tục can thiệp vào cách cư xử của bà Mai với con dâu. "Tôi thấy ngày giỗ ông nội vào tuần tới, bà nên giao cho cháu Giang đảm nhiệm", hay: "Phòng vợ chồng Diễm mới thay điều hòa, bà cũng nên thay cho phòng Giang không cháu tủi thân", hoặc: "Tôi thấy vợ chồng Diễm có xe hơi mà vợ chồng Giang vẫn đi cái xe cà tàng, thật không ổn chút nào"...
Bà Mai hết sức mệt mỏi và bất bình khi nghe những lời góp ý mà như ra lệnh của thông gia. Bà Sáng đâu có biết giỗ chạp là việc hệ trọng, trong khi Giang chưa bao giờ chú tâm đến việc đó, bà không thể giao cho Giang được. Vợ chồng Diễm thu nhập cũng cao hơn, những đồ đạc trong nhà, xe hơi phần lớn là tiền của hai vợ chồng, hai ông bà chỉ gọi là góp chút tiền để động viên... Nhiều lần, bà định cho vợ chồng Diễm ở riêng, bà Sáng mới nghe phong phanh đã phải đối ngay: "Nếu bà đã cho vợ chồng Diễm ở riêng, vợ chồng Giang cũng phải được ở riêng". Bà Mai muốn cho vợ chồng Giang ở riêng thì bà Sáng lại nói: "Chắc bà ghét cái Giang nhà tôi nên bà muốn tống khứ nó đi cho khuất mắt phải không?"....
Chẳng biết làm cách nào để thông gia hiểu ra vấn đề một sớm một chiều, bà Mai đành tìm kế hoãn binh rồi chờ có dịp thuận tiện sẽ gặp riêng hai cô con dâu để nói cho chúng hiểu. Mối quan hệ "thông gia kép" thật chẳng đơn giản như bà nghĩ.
Theo ANTĐ
Nên ở chung hay ở riêng? "Chúng em đang lên kế hoạch cuối năm nay sẽ tổ chức đám cưới và rất muốn sau khi cưới sẽ được ra ở riêng. Bố mẹ chồng thì muốn vợ chồng em về sống chung, còn em thì không. Em muốn thuyết phục chồng cũng như bên nhà chồng để chúng em về ở căn nhà của bố mẹ đẻ em đang...