Con trai cũng “lá ngọc cành vàng”
Đã 3 tháng rồi con trai tôi chưa về thăm nhà – nguyên nhân là cháu và ba đang chiến tranh lạnh. Chồng tôi tuyên bố từ mặt con trai nếu con không chia tay bạn gái.
ảnh minh họa
Còn con trai tôi cũng thẳng thừng: “Không về nhà và không cưới ai khác”- dù cháu mới vào năm nhất đại học.
Con trai tôi là niềm tự hào của gia đình, bởi cháu thông minh, học giỏi và sống kính trên nhường dưới. Chồng tôi đã hoạch định một tương lai sáng lạng cho cháu: học đại học ở Sài Gòn và lập nghiệp, lấy vợ ở nơi đó.
Vì thế, khi cháu vừa xong cấp 3, bạn bè rò rỉ thông tin cháu có người yêu là cô bạn học cùng khối đã làm chồng tôi phật ý. Sau đó, chồng tôi biết cô bạn gái của con nhỏ con, gầy ốm thì anh kiên quyết bắt con trai chia tay. Chồng tôi lặp luận: “Giàu nghèo không quan trọng, nhưng chọn người yêu, chọn vợ là phải coi được, cao ráo”. Kèm với sự phản đối bằng miệng này là hành động của chồng tôi, giám sát con trai không cho đi chơi, anh cũng thu hồi lại chiếc xe máy với lý do: không để cháu chở “con nhỏ kia” và cấm tiệt con trai không được dẫn bạn gái về nhà chơi, giới thiệu- dù lễ tết. Buồn cười nhất là chồng tôi xem con trai mình như “cành vàng lá ngọc”, sợ cô gái kia “vùi hoa dập liễu” nên khư khư giữ con. Con đi chơi, họp lớp anh còn kiếm cớ đi đến đó có việc hoặc điện thoại liên tục để giám sát hoặc nhờ bạn của con làm “thám tử tư”.
Nếu trước đây con trai tôi luôn giấu kín chuyện tình cảm, thì giờ trước sự chống đối của ba, cháu cũng đáp trả để chứng minh và bảo vệ tình yêu, bạn gái. Từ đó, không khí gia đình tôi trở nên ngột ngạt khi chồng trút giận vào tôi với ly do không biết dạy con và anh buộc tôi đứng về phía anh, cắt mọi viện trợ nếu con trai không nghe lời. Con trai tôi càng trở nên lầm lì, ít nói. Bữa cơm gia đình có mặt cha thì vắng mặt con. Người ở nhà trước thì người ra nhà sau, người này xem tivi thì người kia vào phòng. Có lần cha con còn to tiếng với nhau, khi chồng tôi lục xem tin nhắn của con. Cháu phản đối ba không tôn trọng, xâm phạm quyền riêng tư của cháu. Chồng tôi giận quá nói ngang: “Mày là con của tao, tao có quyền coi”.
Tôi hy vọng tình hình sẽ khá hơn khi con lên Sài Gòn học đại học. Thế nhưng, chồng tôi biết con vẫn chưa chia tay bạn gái nên vẫn từ mặt con và dùng cả “tiểu xảo”: gặp ai anh cũng tuyên bố: “Không bao giờ chấp nhận thằng Tuấn quen con nhỏ đó”, với mục đích đến tai “nhà gái”, nhằm làm họ tự ái mà ngăn cấm con gái quen với con trai tôi. Chuyện này tới tai con trai tôi, làm mâu thuẫn cha con càng trầm trọng vì cháu cho rằng ba đang xúc phạm mình khi đem chuyện riêng kể khắp xóm. Cháu lấy cái tôi, sự háo thắng của tuổi trẻ đáp lại: “Cuộc sống là của con, con cưới vợ cho con chứ không cho ai khác, nên con sẽ tự làm kiếm tiền và lo cho tương lai của mình”.
Video đang HOT
Tôi không thể tin từ chuyển cỏn con – chỉ mới là tình yêu chớm nở tuổi học trò mà chồng tôi đã nghiêm trọng xem như con sắp cưới nhau đến nơi nên ra sức ngăn cản. Còn con trai tôi – dù tôi đã khuyên con im lặng, không phản ứng với ba, khi nào sắp “về đích” mới tính đến chuyện ngăn cản của ba nhưng cả chồng và con đều cho mình đúng và liên tục kình nhau. Tôi như cá nằm trên thớt và không biết làm thế nào để hóa giải mâu thuẫn giữa hai cha con?
Theo VNE
Những vai diễn để đời của cố NSND Trịnh Thịnh
Cùng nhìn lại những vai diễn đã tôn vinh tên tuổi của NSND Trịnh Thịnh.
Điện ảnh Việt Nam vừa mới nhận được tin buồn: NSND Trịnh Thịnh vừa mới qua đời sáng ngày 12/4 ở tuổi 87. NSND Trịnh Thịnh là gương mặt quen thuộc với người xem từ những năm 1960, 1970. Năm 1997, Trịnh Thịnh được phong danh hiệu cao quý: Nghệ sĩ nhân dân. Dẫu đã đi xa nhưng những vai diễn của cố nghệ sĩ vẫn còn trong lòng khán giả.
Bộ phim đầu tiên NSND Trịnh Thịnh để lại dấu ấn là Chung Một Dòng Sông sản xuất năm 1959. Đây là bộ phim đầu tiên của điện ảnh Việt Nam. Chung Một Dòng Sông là câu chuyện xảy ra ven hai bờ Nam - Bắc sông Bến Hải sau Hiệp định Giơnevơ 1954. Dòng sông chảy qua vĩ tuyến 17 ấy, ranh giới tạm thời của hai miền đất nước đã làm đôi đường tình thương cách trở, ngang trái. Dù không hề được đào tạo qua trường lớp bài bản nhưng ông vẫn vào vai chân thật, hồn nhiên.
Phim "Chung một dòng sông"
Sau thành công của Chung Một Dòng Sông, Trịnh Thịnh tham gia nhiều bộ phim khác như Vợ Chồng A Phủ, Thằng Bờm, Lá Ngọc Cành Vàng, Thị Trấn Yên Tĩnh, Lời Nguyền Một Dòng Sông, Chị Dậu... Với vẻ ngoài phúc hậu, Trịnh Thịnh thường xuyên được các đạo diễn tin tưởng giao cho vai cụ già nhà quê và chủ yếu là vai hài. Tuy nhiên, vai diễn ấn tượng nhất của ông là nhân vật ông Củng trong Vợ Chồng Anh Lực.
"Vợ chồng A Phủ"
"Thằng Bờm"
"Lá ngọc cành vàng"
Thường xuyên đóng vai lão nông, đôi khi Trịnh Thịnh cũng vào vai cán bộ. Trong phim Dịch Cười, ông trở thành giám đốc Trí nghiêm khắc và trách nhiệm nhưng vẫn hài hước. Sau này, Trịnh Thịnh còn nhận vai giám đốc trong Cầu Thang Nhà A6 hoặc Henry Cường oai vệ trong Cửa Hàng Lôpa.
"Dịch cười"
"Cầu thang nhà A6"
"Cửa hàng Lôpa"
Phim cuối cùng mà Trịnh Thịnh góp mặt là Tết Này Ai Đến Xông Nhà ra rạp năm 2002. Tết Này Ai Đến Xông Nhà là bộ phim hài chiếu Tết được đông đảo khán giả yêu mến. Ông đóng vai cha của Thi (Quốc Khánh). Vẫn giữ dáng điệu chậm rãi, Trịnh Thịnh vào vai người cha điềm đạm, tâm lý. Sau bộ phim này, vì sức khỏe yếu nên ông không tham gia đóng phim nữa.
Tham gia phim ảnh chủ yếu với những vai nhỏ song Trịnh Thịnh vẫn được khán giả nhớ đến bởi gương mặt hiền lành và chiếc mũi to to, là người ông trên màn ảnh trong tuổi thơ nhiều người. Nay cố nghệ sĩ đã về bên kia thế giới và để lại trong lòng khán giả nhiều niềm thương nhớ thì những đóng góp của ông với điện ảnh nước nhà vẫn còn mãi.
Theo Trithuctre
NSND Trịnh Thịnh qua đời vì nhồi máu cơ tim Liên lạc vào lúc đêm muộn với gia đình NSND Trịnh Thịnh, người viết bất ngờ khi nhận được sự ân cần trò chuyện của vợ cố nghệ sỹ. Vượt qua nỗi mất mát riêng tư, người phụ nữ ấy trả lời về sự ra đi của chồng mình điềm tĩnh, đầy trách nhiệm. Có thể là thất lễ khi gọi điện đến...