Con trai cụ ông bị bỏng nặng đã rời đi cùng 110 triệu đồng tiền từ thiện của cha: Tắt điện thoại không thể liên lạc
Câu chuyện cụ ông Nguyễn Văn Tại (sinh năm 1957, Bình Dương) được nhiều Mạnh Thường Quân chung tay giúp đỡ lúc khó khăn vẫn đang nhận được sự quan tâm của dư luận.
Đặc biệt là khi con trai cụ, anh Nguyễn Văn Tụng bất ngờ xuất hiện sau hơn 10 năm không đoái hoài gì đến người cha già, được hơn 1 tuần ở cạnh cha thì giờ bặt vô âm tín cùng số tiền 110 triệu đồng.
Anh Tụng – con ruột cụ Tại bất ngờ xuất hiện cạnh cha thời sau 10 năm không gặp.
Liên lạc với chị Ngô Thanh Thủy, người trực tiếp chữa trị các vết bỏng cho cụ Tại, chị xác nhận có sự việc con trai cụ đã ‘biến mất’ cùng số tiền của các Mạnh Thường Quân quyến góp giúp đỡ cụ Tại.
‘Chia sẻ với tôi, cụ Tại cho biết người con này đã hơn 10 năm nay không gặp gỡ, không hỏi thăm, kể cả khi cụ bệnh nặng. Khi cụ được giúp đỡ, hình ảnh và câu chuyện được chia sẻ nhiều trên mạng, anh này bất ngờ xuất hiện rồi nói sẽ đưa cụ về ở Phan Thiết để chăm sóc.
Chúng tôi cũng tạo điều kiện cho anh ta báo hiếu, nhưng có đề cập đến việc số tiền của các Mạnh Thường Quân sẽ để cụ Tại được làm từ thiện theo mong muốn của cụ, đến đây thì anh ta lãng đi’ - chị Thủy kể.
Theo chị Thủy, số tiền 110 triệu đồng là tiền của Mạnh Thường Quân quyên góp được đỡ đần vợ chồng cụ Tại lúc khó khăn, trong đó có những em học sinh nhịn tiền quà 10k, 20k để ủng hộ.
‘Trong bọc tiền đó, cụ Tại tính trích ra 50 triệu để tặng lại cho một người hàng xóm khó khăn, đang nằm liệt giường. Ngoài ra có cọc 60 triệu đồng, trong túi tiền lúc đó còn có một số tiền mặt nữa mà tạm thời chúng tôi chưa thống kê được cụ thể’ – chị Thủy nói thêm.
Cũng theo chị Thủy, trước khi ‘biến mất’ cùng số tiền, cụ Tại có chia sẻ là ‘cho nó’. Cụ Tại sau đó có liên lạc với con trai nhưng anh này không nghe điện thoại.
Video đang HOT
Hình ảnh cụ Tại sáng 12/11.
Đáng nói, ngay sau khi cầm tiền bỏ đi, người đàn ông này đã tắt máy không ai liên lạc được. Vì bức xúc, Thủy đã đăng tải sự việc lên mạng xã hội với hy vọng người này sẽ đọc được và mang toàn bộ số tiền đã lấy về trả lại cho cụ Tại.
‘Chúng tôi không muốn làm to chuyện, mong anh này đọc được tin thì lập tức mang tiền về’ - chị Thủy chia sẻ.
Một số ý kiến cho rằng, dù cụ Tại có cho anh Tụng số tiền trên thì đáng lý anh cũng không nên nhận. ‘Tiền đó mọi người ủng hộ cho cụ, là bố đẻ của anh dưỡng già và phòng khi đau ốm. Anh chân tay lành lặn còn có thể kiếm ra tiền, sao có thể nhẹ nhàng nhận của cụ như thế được? Nếu thật vậy là không có tự trọng’ – bạn H.H chia sẻ.
‘Cụ cho anh tiền cũng không sao cả, vì nó xét trên phương diện tình cảm cha con, nhưng bản thân anh chắc tự hiểu mình như thế nào và có nên nhận số tiền ấy hay không. Lòng tham che mờ con mắ t’ – thành viên TQ viết.
Theo cập nhật mới nhất, tình hình sức khỏe của cụ Tại tính đến sáng 12/11 đang tiến triển tốt, các vết bỏng đã khô và liền da. Trong thời gian tới, chị Thủy và các nhà hảo tâm sẽ tiếp tục theo dõi vết thương với hy vọng sẽ chữa lành hoàn toàn cho cụ. Trước đó, cụ Tại bị bỏng do nổ bình ga trong lúc hấp bánh bao chuẩn bị mang đi bán.
Nhận được hơn 1 tỷ đồng tiền các nhà hảo tâm quyên góp, giúp đỡ lúc khó khăn, cụ Tại đã trích một phần tiền để ủng hộ lại những mảnh đời khó khăn khác. Những món quà khác như thức ăn, bánh kẹo, sữa,… cũng được cụ san sẻ với những hoàn cảnh éo le như mình.
Chúng tôi sẽ sớm cập nhật thêm thông tin vụ việc của con trai cụ Tại.
Uống thuốc tránh thai khẩn cấp, 9X Bình Dương 2 lần "vỡ kế hoạch", đẻ mổ 1,5 tháng lại bầu
Cả 3 bé nhà chị Kim đều là "kết quả" của thuốc tránh thai khẩn cấp.
Đẻ mổ đến lần thứ 3 và khoảng cách quá sát nhau sẽ kéo theo muôn vàn nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của mẹ và bé. Chị Kim (sống tại Dĩ An, Bình Dương) cũng hiểu rõ điều đó, nên từ khi sinh bé đầu, chị đã luôn ý thức được việc cần phải phòng tránh thai. Tuy nhiên chuyện hi hữu cứ liên tục xảy ra với chị, khi cả 3 lần uống thuốc tránh thai khẩn cấp thì chị... đều dính.
Kết quả, chị rơi vào tình trạng cứ vừa đẻ xong lại mang bầu và chỉ trong khoảng 2 năm, chị lên bàn mổ 3 lần.
3 bé Bơ, Bắp, Bầu sinh cách nhau 1 năm và từ lần mổ đầu đến lần mổ cuối của chị Kim là 25 tháng.
Chị Kim kể lại: "Mình có 3 bé Bơ, Bắp, Bầu sinh lần lượt 3 ngày: 25/09/2016, 01/12/2017 và 24/10/2018. Cả 3 bé đều là "kết quả" của thuốc ngừa thai cấp tốc. Mỗi lần phát hiện chuyện mang bầu, mình đều "sốc", cảm thấy khó tin. Sau nhiều đắn đo, mình quyết định giữ con lại để đẻ. Mình còn muốn sinh thêm một bé Bí nữa cơ, nhưng bác sĩ bảo không nên".
Chia sẻ về thai kỳ của mình, chị Kim cho biết: "Mình mang thai bé đầu rất vất vả. Mấy tháng đầu không ăn uống được gì, sút cân xanh xao. Sau đó mình ăn được cơm với rau và duy nhất 1 loại thịt là thịt bò. Mình bị dị ứng bầu nổi đỏ khắp người nhất là vùng bụng, gãi rớm cả máu, đau vùng chậu khủng khiếp nên khó đi lại. Mình thường sẽ phải bò lần men vịn vào đồ đạc mới đứng dậy đi kiểu chàng hảng. Còn nếu mình phóng dậy đi như bình thường sẽ bị té. Nhiều đêm buồn đi vệ sinh quá phải gọi chồng dậy dìu đi".
Thời gian mang bầu lần đầu, chị Kim đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe.
Thời gian bầu bé đầu tiên, chị Kim cũng thường xuyên bị chuột rút giữa đêm khi đang ngủ, chị phải hét toáng lên vì không chịu nổi. Chồng bận công việc, chị Kim ở nhà một mình nhiều nên rất buồn và hay suy nghĩ. "Sức khỏe mình yếu lắm, ngại ra đường một mình vì hay bị ngất nên thường chỉ ở một mình trong phòng. Thời điểm này hai vợ chồng cũng xảy ra nhiều xích mích, khiến mình càng cô đơn buồn tủi hơn. Vượt qua 9 tháng mang thai thực sự khủng khiếp. Em bé lại "bướng" lắm, đến tận 41 tuần mới chịu ra", chị Kim bộc bạch.
Đến khi bầu 2 bé sau, chị Kim dù không gặp phải quá nhiều vấn đề về sức khỏe như lần 1 nhưng lại đối mặt với chồng chất áp lực. Bởi riêng việc chị khăng khăng giữ lại 2 con khi chồng không đồng ý đã gây nên mâu thuẫn trong nhà. Chị vì uống thuốc tránh thai khẩn cấp mà vẫn dính bầu nên rất lo lắng thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai. Khi đi khám, bác sĩ lại nói đến những nguy cơ khiến chị rất sợ như dễ bị vỡ tử cung, thai bám vết mổ, rạn vết mổ... Hay việc vừa chăm con nhỏ, vừa lo tài chính, vừa bầu bí cũng đủ khiến chị như muốn kiệt quệ.
Chị Kim khi bầu bé thứ 3.
"Mình vẫn chọn thái độ vui vẻ đón nhận việc mình có thai. Vì mình yêu trẻ con, thích đẻ nhiều. Nếu có khả năng về sức khỏe và kinh tế, mình vẫn muốn đẻ thêm. Mình nghĩ đổi những lo lắng, khổ sở lấy một em bé là hoàn toàn xứng đáng. Vì vậy khi có thai, mình cố gắng vượt qua từng chút một. Cả thai kỳ 2 lần sau, mình tăng khoảng 11-12kg nhờ ăn uống kiêng khem cẩn thận. Mình cũng thường xuyên đi kiểm tra, được bác sĩ khuyên giữ tâm lý tốt và cân nặng tăng vừa phải", chị Kim tâm sự.
Ngoài khó khăn về sức khỏe, chị Kim chia sẻ điều khiến chị bận tâm lớn nhất khi sinh các con liền nhau là vấn đề tài chính. Có thời điểm chị phải cầm luôn sổ nhà để đi đẻ: "Lúc đấy mình thiếu tiền lắm, chuyện cầm xe, cầm nhẫn cưới, cầm luôn sổ nhà để đi đẻ là bình thường. Mỗi lần con đau ốm phải nhờ đến ông bà ngoại. Vì lúc ấy chỉ có một mình chồng nuôi mấy mẹ con."
Khi bé thứ nhất được 5 tháng, chị Kim cấn bầu bé thứ 2. Và khi bé thứ 2 mới được 1 tháng rưỡi, chị cấn bầu bé thứ 3. Đây là thời điểm mà chị thấy khủng hoảng nhất vì vừa phải chăm con nhỏ vừa bầu bí, lại vừa chuẩn bị cho cuộc sống tương lai. Chị kể lại: "Lúc này mình bắt đầu buôn bán. Chồng thường xuyên đi xa, nên cũng một mình sớm khuya. May có 2 chị hàng xóm giúp đỡ. Trưa 2 đứa nhỏ ngủ là mẹ bầu nhờ chị hàng xóm ngó giúp và chạy đi lấy hàng, giao hàng.
2 bạn lớn vẫn chưa làm quen được với nhau, bạn nhỏ khóc thì bạn lớn khóc theo, khóc váng trời đất không biết dỗ đứa nào trước. Mẹ đành phải chia ra cho một đứa ngủ tầng trên, một đứa ngủ tầng dưới. Mỗi lần em khóc, mẹ bảo chị Hai ở đây chơi ngoan, mẹ lên cho em bú sữa xong mẹ xuống với con.
Chị Hai khá hiểu chuyện, nhưng buồn lắm, không có mẹ cũng không chịu chơi đồ chơi. Chị chỉ ngồi dưới chân cầu thang ngó lên chờ mẹ, mẹ cho em bú xong, em ngủ mẹ lại chạy xuống. Thấy cái cảnh mà thương, chạnh lòng. Rồi dù đang bầu bí, mình cũng phải tranh thủ thời gian con ngủ là thức dậy làm việc. Sau khi sinh con thứ 3, do mình lo lắng và không ăn uống đầy đủ, lại thức khuya nên mình mất sữa sau 2 tháng".
Đến bầu to gần sinh, chị Kim phải gửi bé lớn về cho bà ngoại. Mẹ bầu thường xuyên bị té ngã nhưng may trời thương không sao. Chị nhớ có lần bế bé thứ 2 xuống cầu thang, do bụng to che khuất không nhìn thấy bậc nên ngã lăn. Nhờ có con gái đỡ cái bụng nên mấy mẹ con không sao, chỉ xây xát tay chân.
Đến nay, chị Kim đã có thời gian để yêu thương bản thân nên nhan sắc cũng "thăng hạng" hơn nhiều.
Lần sinh đầu tiên, chị Kim bầu đến 41 tuần mới chuyển dạ. Nhưng quá trình chuyển dạ rất lâu mà chỉ mở 2 phân, vì sợ nguy cơ thai suy nên chị được các bác sĩ chỉ định mổ. Trong 2 lần sau, chị đều được bác sĩ đưa ra kế hoạch mổ vào khoảng 38, 39 tuần để giữ an toàn cho mẹ và con.
Mổ 3 lần liên tiếp, chị Kim chia sẻ những trải nghiệm đi sinh đặc biệt của mình: "Lần 1 mình đau rất nhiều, vừa đau đẻ lại đau vết mổ nên cơ thể như rã rời. Lần 2 không biết do thuốc hay do kỹ thuật của bác sĩ nhưng mình hoàn toàn không đau sau mổ, hồi phục rất nhanh so với lần đầu. Còn lần 3 mình đau dạ con khủng khiếp, tưởng như "bể mật" chết tới nơi rồi. Sức khỏe mình cũng yếu lắm".
Đến nay, với chị Kim, mọi thứ đã dần ổn thỏa và có thể sắp xếp thấu đáo hơn. 3 bạn nhỏ cũng đã có thể đến trường. Chị bắt đầu nhìn lại bản thân, chấp nhận một điều rằng sức khỏe bị giảm sút trầm trọng sau 3 lần sinh mổ. Chị thường xuyên ốm vặt và có những thời điểm phải nhập viện. Vì vậy chị dành nhiều thời gian hơn để nghỉ ngơi. Ngoài việc chăm sóc con và tập trung công việc, chị rất hạn chế làm việc nhà. May mắn chồng chị ngày càng tình cảm hơn và phụ giúp chị được nhiều, chị mới có thời gian yêu thương chăm chút cho mình.
Bắt quả tang vợ đưa nhân tình về phòng trọ khi mình đi làm ca đêm, người chồng có màn đánh ghen sâu cay khiến MXH dậy sóng Sau khi bắt quả tang vợ đưa tình nhân về phòng trọ, người chồng không đánh mắng mà đuổi thẳng vợ và tình địch ra khỏi nhà, mỉa mai bằng nhiều lời lẽ sâu cay. Người này còn khiến vợ mình phải đau đớn vô cùng khi sai con gái nhỏ mang đồ của mẹ ném ra ngoài, cấm vợ không được trở...