Con trai bị cô giáo mắng ngu, thẳng thừng xưng anh – tôi: Bà mẹ đáp trả khiến ai cũng phục, khen “con cái rồi tử tế lắm!”
Không tức giận hay lập tức gọi điện mắng cô giáo, bà mẹ đã từ từ giải quyết mọi chuyện siêu tâm lý.
Dạy trẻ con Tiểu học chưa bao giờ là dễ với cả giáo viên và phụ huynh. Bởi trẻ tầm tuổi này rất hiếu động, học trước quên sau. Những bài học vỡ lòng về con chữ và tính toán so với người lớn thì dễ, nhưng với con trẻ lại khó nhằn vô cùng.
Vậy nên rất cần sự thấu hiểu giữa cha mẹ và giáo viên để có thể giúp con học tốt. Mới đây, một bà mẹ có con học lớp 1 đã chia sẻ câu chuyện của con mình.
Muốn dạy theo cách riêng nên người mẹ quyết định không cho con trai đi học thêm trước. Hồi đầu tiên, con trai học chậm hơn các bạn. Nhờ sự kiên trì thì đã dần học bằng bạn bè trong lớp. Tuy nhiên, khi nghe con trai bị giáo viên chê trách, người mẹ đã vô cùng hoang mang và lên mạng hỏi ý kiến các bậc phụ huynh khác.
Học sinh lớp 1 bị cô mắng “một chữ bẻ đôi không biết” (Ảnh minh họa)
Bà mẹ có con học lớp 1 chia sẻ câu chuyện:
” Con mình học lớp 1 mà đầu năm cô mắng “ngu”, “một chữ bẻ đôi không biết”. Cô xưng hô là tôi và gọi học sinh là các anh – các chị. Vừa rồi con mình nói, mình mới biết. Mình không cho con đi học trước nên cũng biết đầu năm sẽ vất vả cho cô, và người làm cha mẹ.
Mình cũng rất hiểu và thông cảm cho các cô, thỉnh thoảng vẫn trao đổi với cô về tình hình học tập. Mẹ chồng mình cũng là giáo viên tiểu học nhưng vì muốn dạy con theo phương pháp riêng nên có nhiều lý do không nhờ mẹ chồng dạy con. Vừa rồi nghe con kể chuyện trên lớp thấy hơi bất bình vì những chuyện con trải qua.
Hiện tại thì bạn ấy học bằng các bạn ở lớp rồi. Toán tiếp thu nhanh, tiếng Việt chưa nhanh và chữ còn xấu nên cần dạy nhiều hơn “.
Video đang HOT
Có con học lớp 1, cha mẹ rất cần thông cảm và trao đổi thẳng thắn tình hình học tập với giáo viên (Ảnh minh họa)
Sau khi đọc xong bài viết, rất nhiều người đã khen ngợi cách dạy con của bà mẹ. Dù con cái học chậm hơn nhưng người mẹ này vẫn từ từ dạy bảo giúp con học ngang bằng các bạn. Vì biết dạy con vất vả nên vị phụ huynh rất thông cảm cho giáo viên, thường xuyên gọi điện trao đổi.
Đến khi nghe tin con trai bị cô giáo mắng là “một chữ bẻ đôi không biết”, bà mẹ rất hoang mang nhưng không vì thế mà xử lý nóng vội. Chị đã lên mạng hỏi ý kiến, chứng tỏ cũng rất quan tâm đến con cái và hướng đến việc giải quyết mọi chuyện theo hướng an toàn nhất.
Bên dưới bài viết, dân tình cũng đã đưa ra giải pháp giúp bà mẹ. Hầu hết đều cho rằng, ngôn ngữ của cô giáo xưng “tôi – các anh/các chị” là không hợp lý, nhất với trẻ em Tiểu học. Tuy nhiên, áp lực của giáo viên lớp 1 cũng nặng nề, vậy nên gia đình hãy thẳng thắn góp ý để 2 bên thấu hiểu nhau hơn.
(Ảnh minh họa)
Phụ huynh C.N chia sẻ: ” Vui thì xưng con, lắm hôm trêu vẫn xưng các con là anh chị. Người ta bực không phải vì con bạn học dốt, mà bực vì các cháu không lắng nghe. Các mẹ dạy 1 bé đã khổ, đằng này các cô còn phải trông 40 học sinh. Quan trọng là cách đối xử với học trò thế nào bạn ạ. Mình nghĩ tốt nhất nên nói thẳng với cô, còn nếu con vẫn tiếp tục phản ánh thì theo dõi thêm nhé”.
Bạn T.N bình luận: ” Khoản dạy con thì bạn nên tham khảo cả bà nữa, vì có kinh nghiệm làm giáo viên Tiểu học. Còn cô chủ nhiệm nói bé ngu thì nên nói thẳng bạn ạ, để lâu dài không tốt cho tâm lý trẻ đâu. Xưng hô tôi và anh/chị thì không có gì để bàn cãi, vì đó phong cách đứng lớp rồi. Mình dạy Tiểu học, thường gọi các em lớp 5 là bạn, lớp 4 là em, và từ lớp 3 trở xuống mới gọi là con”.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về hành động của giáo viên lớp 1 trong câu chuyện trên?
Tâm thư con dâu vụng gửi mẹ chồng
Hải và Vân gặp nhau lần đầu ở trường đại học. Vẻ đẹp tựa 'chim sa cá lặn' của Vân khiến Hải điêu đứng ngay từ giây phút đầu tiên.
Ảnh minh họa.
Biết Vân kiêu nên Hải chọn cách mưa dầm thấm lâu, mất 5 năm mới cưa đổ Vân.
Ngày cưới, khách khứa đông như đi trẩy hội, cả ngày mệt mỏi, khi gia đình hai họ về hết, nhà cửa cũng đã cơm nước xong xuôi, thấy bố mẹ chồng lên gác đi ngủ, Vân hồn nhiên gọi: "Hải ơi, vào ngủ luôn đi, tớ mệt lắm rồi".
Vừa gọi xong, mẹ chồng Vân không rõ thế nào hùng hổ bước vào phòng tân hôn, quát lớn: "Sao lại gọi chồng cái kiểu ấy? Sao lại xưng cậu tớ? Vào nhà này làm dâu phải có tôn ti trật tự trên dưới. Ở nhà bố mẹ cô không dạy được thì để tôi".
Vân xấu hổ, thanh minh do quen gọi nhau như thế từ hồi đi học, mẹ chồng mới dịu giọng: "Mẹ mắng thế thôi cho con rút kinh nghiệm. Con phải thay đổi, trong nhà mình không sao, người ngoài nghe thấy thế họ không chỉ đánh giá con mà còn đánh giá cả nhà mình".
Mặt Vân đỏ bừng, chỉ biết "dạ vâng" để nhanh chóng che giấu cảm xúc lúc đó. Vừa xấu hổ vì không bỏ được thói quen, vừa sợ bố mẹ chồng ấn tượng xấu về đứa con dâu vừa về nhà chồng như mình.
Vân là người dễ tiếp thu nhưng lại rất khó thay đổi những thói quen, đặc biệt là cách xưng hô. Khi chưa lấy Hải, cô thường gọi điện cho bố mẹ chồng và xưng bác cháu. Nhưng đến khi kết hôn rồi ở chung dưới một mái nhà, cứ đi làm về là Vân lại chào dõng dạc: "Cháu chào hai bác, cháu đi làm về rồi đây ạ".
Có hôm mẹ chồng tá hỏa chạy ra bịt miệng cô rồi nói vọng vào phòng khách: "Bác cứ ngồi chơi xơi nước nhá! Em chạy ra đây bảo cháu nó cái này rồi vào ngay".
Nhìn Vân, bà góp ý rất nhỏ nhẹ nhưng ánh mắt thì không hiền tí nào: "Con vừa gọi ai thế hả? Mẹ dặn bao nhiêu lần rồi? Con làm mẹ xấu hổ với bạn bè, hàng xóm. Liệu mà sửa cách xưng hô cho tử tế đi".
"Tai nạn" lần ấy khiến Vân xấu hổ, chỉ biết trả lời lí nhí: "Con xin lỗi, con lại quên mất. Bác... à quên, mẹ... mẹ vào nói chuyện tiếp đi ạ".
"Tội" của Vân kể từ sáng đến tối cũng chưa hết. Hồi còn ở với bố mẹ đẻ, nhà có người giúp việc nên cô chưa bao giờ vào bếp. Nhưng cô biết chiên trứng, chỉ là cô chưa từ bỏ được thói quen bỏ đường vào trứng cho ngọt nên dễ bị cháy khét khiến mọi người khó ăn.
Vân khoe với mẹ chồng: "Con cũng biết nấu mì gói và "luộc gạo" với điều kiện phải là nồi cơm điện xịn". Chưa tìm ra biện pháp "cải tạo" được cô con dâu "quý hóa", mẹ chồng đành tự làm hết việc nhà nếu không muốn ăn trứng cháy khét lẹt hoặc cơm sống.
Một lần, vợ chồng Vân đi làm về mệt, biết chắc ở nhà mẹ chồng không phần cơm nên Vân mua phở về ăn. Hải sai Vân đổ phở ra bát, anh đi thay đồ. Túi phở nóng quá, Vân làm đổ hết nước ra ngoài, trong túi chỉ còn vài miếng thịt bò và phở. Nhanh trí, Vân rót nước vào nồi làm nước dùng ăn đỡ... Ai dè, cô lại đổ nhầm nước trà. Lúc rót nước, cô thấy màu vàng kỳ kỳ nhưng kệ. Khi ăn mới phát hiện ra, Hải lỡ miệng la um sùm, thế là bố mẹ chồng cũng bị "dựng dậy" lúc nửa đêm.
Bữa đó, bao nhiêu bực tức dồn nén, bà trút hết lên Vân. Hải và bố chồng "dỗ" mãi, bà mới chịu quay lại phòng ngủ. Vân vừa mệt, vừa đói lại vừa bị mắng "đúng tội", cô không trách ai nhưng cũng òa lên khóc một bữa cho thỏa.
Khóc lóc chán chê, Vân quay sang hỏi Hải: "Tớ phải làm thế nào để mẹ hết giận hả cậu?". Hải nhìn Vân, thẳng thắn đề nghị: "Em chẳng chịu thay đổi chút nào thì làm sao khiến mẹ hết giận được. Trước hết em phải thay đổi bằng được cách xưng hô với anh, cẩn thận khi nói chuyện với bố mẹ, đừng quên em đã là một phần trong gia đình này.
Anh nghĩ cách duy nhất để mẹ hết giận là em hãy viết cho mẹ một bức thư, lời lẽ thật chân thành và tình cảm. Ngày trước anh cũng từng làm như vậy, mẹ vừa nhanh hết giận, mà bản thân mình cũng sẽ tiến bộ lên rất nhiều, em cứ thử xem".
Viết thư cho mẹ chồng, riêng phần liệt kê những lỗi sai của mình, Vân viết đến hơn 2 trang giấy. Cuối thư, cô bày tỏ: "Con về làm dâu nhà mình trong sự vụng về và luống cuống. Đứng trước bao ánh mắt săm soi của họ hàng, con chỉ muốn òa khóc vì thấy mình lạc lõng và nhỏ bé làm sao. Nhưng thật may mắn vì con đã có mẹ ở bên. Từ nay con sẽ chăm chú lắng nghe những lời chỉ bảo của mẹ. Hãy tha thứ cho con, mẹ nhé!".
Bạn thân "xù nợ" sau khi vay tiền chạy chữa hiếm muộn Tôi có hai cô bạn thân từ hồi phổ thông. Từng có thời gian chúng tôi cùng chung ý nghĩ sẽ mãi coi nhau như chị em một nhà, không bao giờ rời xa nhau vì bất cứ lý do gì. Ảnh minh họa: ilike.com Khi còn là sinh viên, ba đứa luôn như hình với bóng, đến nỗi phụ huynh của ba...