Con trai bà Phương Hằng khiếu nại việc không được thăm gặp
Con trai bà Hằng hai lần bị ngăn chặn việc thăm gặp, nhưng ông Huỳnh Uy Dũng lại được gặp vào 29 tết.
Ngày 21-4, nguồn tin của PLO cho biết, ông Nguyễn Quang Tuấn, con trai bà Phương Hằng, đã gửi đơn khiếu nại đến VKSND TP.HCM về việc không cho thân nhân gặp mặt người bị tạm giam.
Theo đơn của ông Tuấn, theo lịch thăm nuôi gặp mặt được trại tạm giam T30 ấn định trên sổ thăm nuôi, ngày 13-4, bà Nguyễn Phương Hằng được gặp người thân theo chế độ.
Tuy nhiên, đến ngày này ông Tuấn đến thăm gặp thì được thông báo Viện kiểm sát không có tham gia giám sát nên ông và các em của ông không được gặp mẹ.
Cũng theo đơn này, trong suốt hơn một năm qua, ông Tuấn đã hai lần bị mất quyền lợi gặp bà Hằng.
Tuy nhiên, điều khiến ông bức xúc là ông Tuấn không được gặp bà Hằng nhưng kiểm sát viên và Trại tạm giam T30 giải quyết cho ông Huỳnh Uy Dũng vào gặp bà Hằng không đúng với ngày hẹn ấn định trong sổ thăm gặp.
Video đang HOT
Cụ thể, ông Huỳnh Uy Dũng được vào thăm bà Hằng vào ngày 20-1-2023 (ngày 29 Tết) là ngày cả nước nghỉ tết nhưng trong sổ thăm nuôi được ấn định ngày gặp là 9-2-2023.
Trong đơn, ông Tuấn cho rằng việc ông Dũng được tạo điều kiện thăm gặp bà Phương Hằng không đúng ngày ấn định dẫn đến thiệt hại quyền và lợi ích hợp pháp của anh em ông Tuấn (vì mỗi lần gia hạn tạm giam chỉ được gặp thân nhân 1 lần).
“Vụ án của mẹ tôi và đồng phạm đến nay đã rõ, đã kết thúc điều tra, bản thân tôi cũng hoàn toàn không liên quan gì đến hành vi phạm tội của mẹ tôi và các đồng phạm nên việc tôi thăm gặp mẹ cũng không ảnh hưởng gì đến kết quả giải quyết vụ án” – ông Tuấn viết trong đơn.
Diễn biến nóng vụ bà Nguyễn Phương Hằng: Chưa rõ ngày trở về
Liên quan đến vụ án này, tại Bình Dương, 6 cá nhân có đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng đến Công an tỉnh. Đó là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên, cầu thủ Công Vinh, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Nguyễn Đức Hiển và bà Đinh Thị Lan.
Chiều 1/11, Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, cho biết Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã chuyển hồ sơ vụ án liên quan bà Nguyễn Phương Hằng cho Cơ quan CSĐT Công an TP HCM thụ lý. Trước đó, VKSND Bình Dương đã ký quyết định yêu cầu Cơ quan CSĐT Công an Bình Dương chuyển vụ án cho Cơ quan CSĐT Công an TP HCM nhập vụ án nhằm xử lý triệt để, toàn diện hành vi phạm tội của bà Nguyễn Phương Hằng.
Theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, phía Bình Dương từng yêu cầu nhập vụ án bà Nguyễn Phương Hằng để Công an TP HCM thụ lý. Tuy nhiên, Công an TP HCM đã yêu cầu bổ sung một số việc liên quan.
Liên quan đến vụ án này, tại Bình Dương, 6 cá nhân có đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng đến Công an tỉnh. Đó là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên, cầu thủ Công Vinh, nhà báo Hàn Ni, nhà báo Nguyễn Đức Hiển và bà Đinh Thị Lan. 6 người này tố bà Nguyễn Phương Hằng về hành vi "Làm nhục người khác", "Vu khống" và "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Cách đây ít lâu, ông Nguyễn Quang Tuấn (32 tuổi, ngụ quận 7, là con trai của bị can Nguyễn Phương Hằng) cũng gửi đơn đến cơ quan tố tụng ở TP HCM xin khoan hồng, giảm nhẹ hình phạt cho mẹ mình. Lý do mà ông Tuấn xin khoan hồng là bà Hằng có những đóng góp cho hoạt động từ thiện, nhân đạo, nhất là trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
Trao đổi với PV Dân Việt, Tiến sĩ luật Đặng Văn Cường cho biết, theo quy định của pháp luật thì "tạm giam" là biện pháp cách ly bị can, bị cáo với xã hội trong thời gian nhất định nhằm ngăn chặn hành vi trốn tránh pháp luật, cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội của bị can, bị cáo, bảo đảm cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thuận lợi.
Theo đó, với người bị điều tra về các tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng sẽ mặc nhiên không bị tạm giam, trừ các trường hợp bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên 2 năm và trong trường hợp có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cần trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội. Tạm giam đuợc áp dụng đối với bị can, bị cáo trong các giai đoạn khác nhau của tố tụng hình sự.
Vì vậy, ngoài mục đích chung là ngăn chặn không để bị can, bị cáo có điều kiện tiếp tục phạm tội hoặc có hành vi gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án, ở mỗi giai đoạn tố tụng nhất định, việc áp dụng biện pháp này còn có mục đích riêng nhằm đảm bảo thực hiện tốt chức năng tố tụng của cơ quan áp dụng.
Theo ông Cường, trong quá trình điều tra vụ án ở giai đoạn truy tố, xét xử vụ án hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng có thể thay đổi giải pháp ngăn chặn tạm giam bằng cấm đi khỏi nơi cư trú nếu có căn cứ cho thấy lý do để tạm vào không còn hoặc trường hợp có người bảo lĩnh theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.
Luật sư Đặng Văn Cường cho hay, theo quy định tại Điều 4 Thông tư 06, cơ quan điều tra, VKS, Tòa án quyết định mức tiền cụ thể mà bị can, bị cáo phải đặt để bảo đảm, nhưng không dưới: 30 triệu đồng với tội phạm ít nghiêm trọng; 100 triệu đồng đối với tội phạm nghiêm trọng; 200 triệu đồng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và 300 triệu đồng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơ quan điều tra, VKS, Tòa án có thể quyết định mức tiền phải đặt để bảo đảm thấp hơn nhưng không dưới 1/2 mức tương ứng. Thực tế, biện pháp "đặt tiền để bảo đảm" là biện pháp được áp dụng khá phổ biến ở nhiều quốc gia châu Âu.
Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều có thể áp dụng biện pháp này. Biện pháp "đặt tiền để bảo đảm" chỉ có thể được áp dụng đối với một số vụ án hình sự thuộc tội ít nghiêm trọng, tình tiết rõ ràng và có căn cứ cho thấy bị can không tiếp tục phạm tội, không bỏ trốn, không cản trở hoạt động điều tra...
"Ở Việt Nam, quy định "đặt tiền để đảm bảo" còn một số nội dung dễ có nhiều cách hiểu khác nhau và việc liên quan đến tiền bạc sẽ rất nhạy cảm, dễ phát sinh tiêu cực hoặc những suy nghĩ tiêu cực, gây ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan tiến hành tố tụng", Tiến sĩ Đặng Văn Cường cho biết.
Vụ dùng búa đinh sát hại con trai, người mẹ bật khóc trước khi ra tay Trước khi ra tay giết chết con trai, bà H'Mĩm Niê (54 tuổi, trú ở xã Ea Tul, huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) đứng nhìn con đang ngủ một lúc rồi bật khóc. Hôm nay 25/3, Công an tỉnh Đắk Lắk đã dẫn giải bà H'Mĩm Niê về lại nhà để thực nghiệm hiện trường quá trình dùng búa đánh chết con trai....