Con trai bà Phương Hằng có được quyền phản đối việc giám định tâm thần?
Con trai bà Nguyễn Phương Hằng đưa ra 4 lý do để phản đối việc giám định tâm thần cho mẹ ông, trong đó có ý kiến lo sợ đến khối tài sản bà Hằng đang nắm giữ.
Vừa qua, ông Nguyễn Quang Tuấn (SN 1990, con trai bà Nguyễn Phương Hằng) có đơn gửi đến Công an TP HCM và VKSND TP HCM phản đối việc giám định tâm thần cho mẹ ông.
Trong đơn, ông Tuấn cho hay nghe thông tin ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Hằng) cùng luật sư nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng yêu cầu giám định tâm thần cho mẹ ông. Ông Tuấn nói rằng ông Huỳnh Uy Dũng làm điều này với lý do là tình tiết bảo lãnh, giảm nhẹ hình phạt cho mẹ ông.
Tuy nhiên, với tư cách là con trai, ông phản đối việc này và yêu cầu các cơ quan chức năng không giám định tâm thần.
Trong đơn, ông Tuấn đưa ra 4 lý do để không giám định tâm thần vì ông cho rằng mẹ ông hoàn toàn bình thường dù trước đó có uống một số loại thuốc trị nhiều chứng bệnh khác nhau.
Bà Nguyễn Phương Hằng
Video đang HOT
Đáng chú ý, ông Tuấn cho rằng việc giám định tâm thần có thể ảnh hưởng đến nhiều vấn đề về quan hệ pháp luật hôn nhân, quyền sở hữu tài sản, quản lý phần vốn trong các doanh nghiệp. Chính vì vậy ông Tuấn nghi ngờ việc yêu cầu giám định tâm thần cho bà Nguyễn Phương Hằng.
Vậy, với tư cách là con trai, ông Nguyễn Quang Tuấn có quyền yêu cầu các cơ quan tố tụng không giám định cho bà Nguyễn Phương Hằng hay không?
Thực tế xét xử các vụ án hình sự tại Việt Nam đã có nhiều vụ cơ quan tố tụng phải đưa người phạm tội đi giám định tâm thần vì có nhiều dấu hiệu khác bình thường. Nếu họ bị tâm thần trong giai đoạn phạm tội thì không thể truy tố còn nếu bị tâm thần trong giai đoạn giam giữ thì phải đưa họ đi điều trị. Sau khi điều trị xong thì mới tiếp tục điều tra, truy tố và xét xử.
Đối với trường hợp bà Nguyễn Phương Hằng, nếu cơ quan điều tra có quyết định yêu cầu giám định chuyên môn tâm thần thì cũng chưa xem bà Hằng bị tâm thần cho đến khi có kết luận chuyên môn về tâm thần của bà Hằng. Chính vì vậy, ông Huỳnh Uy Dũng hay ông Nguyễn Quang Tuấn cũng không cần quá lo lắng cho bà Hằng như trong thời gian qua.
Đối với việc người thân yêu cầu giám định hay phản đối việc giám định, tôi cho rằng cả hai người đều là người thân của bà Hằng nên sẽ có sự quan tâm khác nhau cho tình trạng vợ và mẹ của mình.
Việc giám định tâm thần đối với bà Nguyễn Phương Hằng thuộc thẩm quyền của các cơ quan tố tụng khi điều tra, truy tố, xét xử. Cả ông Huỳnh Uy Dũng và con trai bà Hằng là Nguyễn Quang Tuấn đều không có quyền quyết định hay phản đối việc giám định.
Trong trường hợp này, ông Huỳnh Uy Dũng và ông Nguyễn Quang Tuấn chỉ có quyền cung cấp chứng cứ về việc bà Hằng từng bị tâm thần, có dấu hiệu bệnh lý liên quan đến thần kinh để phối hợp với cơ quan chức năng đưa bà Hằng đi giám định.
Nói tóm lại, chồng và con bà Nguyễn Phương Hằng giống như một nhân chứng trực tiếp, có mối quan hệ thân thiết với bà Hằng, phối hợp với cơ quan chức năng theo dõi tình trạng người thân mình trong quá trình bị giam giữ.
Người thân chỉ được quyền cung cấp chứng cứ để bảo vệ ý kiến, quan điểm và kết hợp với cơ quan chức năng chứ không có quyền phản đối, định đoạt việc giám định tâm thần. Quyền quyết định thuộc về cơ quan chức năng có thẩm quyền nếu thấy có dấu hiệu hoặc để vụ án được thông suốt, khách quan và minh bạch trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử.
Con trai bà Nguyễn Phương Hằng đề nghị không giám định tâm thần đối với mẹ mình
Trong khi ông Huỳnh Uy Dũng "Dũng lò vôi" nhiều lần gửi đơn muốn được giám định tâm thần cho bà Nguyễn Phương Hằng thì con riêng của bị can là Nguyễn Quang Tuấn lại có đơn phản đối.
Cụ thể, ông Nguyễn Quang Tuấn (33 tuổi, ngụ quận 7, là con trai bà Nguyễn Phương Hằng) đã có đơn gửi Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM và VKSND TP.HCM đề nghị không trưng cầu giám định tâm thần đối với mẹ mình.
Theo đơn ông Tuấn, từ khi mẹ của ông bị bắt tạm giam (ngày 24/3/2022 đến nay) ông có nghe thông tin ông Huỳnh Uy Dũng (là chồng của bị can Hằng) và một luật sư bào chữa cho bà Hằng, đã nhiều lần gửi đơn yêu cầu cơ quan điều tra, VKSND đề nghị trưng cầu giám định đối với bà Hằng với lý do đây là tình tiết để bảo lãnh và xin giảm nhẹ tội cho bà.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam từ tháng 3/2022 đến nay. Ảnh: CA
Nay ông Tuấn có đơn nêu ý kiến không đồng ý với việc giám định tâm thần đối với mẹ mình.
Lý do ông Tuấn nêu ra là: hậu quả của việc trưng cầu giám định tâm thần sẽ ảnh hưởng đến quan hệ pháp luật về hôn nhân gia đình, quan hệ pháp luật dân sự về quyền sở hữu tài sản, quản lý về phần góp vốn trong các doanh nghiệp...
Ông Tuấn nghi ngờ việc yêu cầu giám định tâm thần đối với mẹ của ông (tức bà Hằng) không nhằm mục đích bảo lãnh và thu thập tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự mà có thể nhằm thực hiện âm mưu muốn kiểm soát, định đoạt toàn bộ đối với quyền tài sản, quyền quản lý phần vốn góp trong các doanh nghiệp của bà Hằng.
"...Đề nghị không chấp nhận bất cứ yêu cầu của ai về việc giám định tâm thần đối với mẹ tôi, là bị can Nguyễn Phương Hằng", ông Tuấn viết trong đơn.
Như đã thông tin, bà Nguyễn Phương Hằng bị Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam từ tháng 3/2022 đến nay, về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân".
Sau đó, Công an TP.HCM còn khởi tố 3 người giúp sức tích cực cho bà Hằng, cũng về tội danh nói trên.
Tuy nhiên, Viện KSND TP.HCM cũng đã 3 lần trả hồ sơ yêu cầu điều tra làm rõ các tình tiết, những người có liên quan.
Xử phạt 15 triệu đồng một trường hợp tàng trữ pháo trái phép ở Can Lộc Chủ tịch UBND huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) vừa ban hành quyết định xử phạt 15 triệu đồng đối với một trường hợp về hành vi tàng trữ pháo trái phép. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với N.V.H Trước đó, vào hồi 14 giờ, ngày 14/1/2023, tại tuyến đường thôn Hợp Sơn, xã Thanh Lộc, Tổ công tác của...