Con trai ăn cắp 700.000 đồng mua đồ chơi, cách xử trí cực khéo của người cha khiến con không bao giờ dám tái phạm
Không đánh, cũng không mắng, người cha đã có hành động rất tâm lý khiến cậu con trai tâm phục, khẩu phục và không dám tái diễn hành động ăn cắp nữa.
Khi con còn nhỏ, đa số các bố mẹ chỉ cho một chút tiền tiêu vặt tạm đủ để ăn sáng, uống cốc nước khi khát. Vậy nên nhiều khi muốn mua một món đồ chơi nào đó mà không xin được tiền bố mẹ, trẻ sẽ nghĩ tới cách lấy trộm tiền.
Khi không có tiền, nhiều trẻ nghĩ đến việc ăn trộm.
Thực ra, khi làm hành động đó, trẻ không ý thức được đó là việc quá nghiêm trọng mà chỉ thấy đang muốn có được món đồ mà chúng thích.
Tất nhiên, hành động lấy cắp vì bất cứ lý do gì cũng đều là sai và khi bị cha mẹ phát hiện, bất cứ đứa trẻ nào cũng sẽ bị phạt từ nhẹ tới nặng.
Cậu bé Thiên trong câu chuyện này cũng như bao đứa trẻ khác, đã bị hút hồn bởi một món đồ chơi yêu thích nhưng không có tiền để mua. Tranh thủ một hôm bố mẹ đi vắng, cậu đã lấy trộm trong túi của bố 200 nhân dân tệ (khoảng 700.000 đồng) rồi đi thẳng tới cửa hàng đồ chơi mua thứ mà cậu thích.
Cậu bé ăn trộm tiền để mua đồ chơi.
Sau khi trở về nhà, thấy con có món đồ chơi mới, người bố đã hỏi con đồ chơi từ đâu ra. Thiên tỏ ra sợ hãi và lúng túng mãi không nói nên lời.
Cuối cùng với sự kiên nhẫn và điềm tĩnh của người cha, cậu con trai đã thú nhận mình lấy tiền trong túi của bố để mua đồ chơi.
Thú tội với bố xong, cậu bé đã nghĩ tới màn ăn đòn tiếp theo, nhưng thật may là bố đã không đánh. Người bố biết con trai thích món đồ chơi này vì nhiều lần con đã nói với mình. Và thay vì đánh, mắng con, bố đã ngồi xuống nói chuyện với Thiên và lập một kế hoạch cho nhu cầu chi tiêu vặt của cậu bé.
Video đang HOT
Bố quyết định tăng mức tiền tiêu vặt lên và cho phép cậu bé tự quyết định dùng số tiền đó vào việc gì đồng thời không quên dạy cho con trai cách quản lý tiền và chi tiêu.
Cha mẹ không nên vội vàng gán cho con cái danh “ăn cắp”
Khi muốn có một món đồ gì đó nhưng chưa được sự cho phép của bố mẹ, con luôn nung nấu khát khao đó trong lòng và nông nổi nghĩ rằng “bố mẹ không cho thì mình sẽ tự lấy tiền của bố mẹ đi mua”.
Thực tế, con không hề nghĩ “đao to búa lớn” rằng đó là hành động ăn cắp, cũng không cho đó là việc làm sai trái, mà chỉ đơn thuần mong muốn mình phải có món đồ đó.
Trong những trường hợp như vậy, cha mẹ nên từ từ phân tích cho con thấy hành vi đó là sai lầm. Nhưng đừng vội vàng buộc tội con là ăn trộm, bởi làm thế con sẽ luôn bị ám ảnh trong đầu và cảm thấy tự ti, không cởi mở chia sẻ mọi suy nghĩ với cha mẹ nữa.
Cho con một số tiền tiêu vặt đủ dùng
Một số bậc cha mẹ chỉ cho con một chút tiền tiêu vặt, thậm chí là không cho vì lo sợ con tiêu tiền tùy tiện. Nhưng thực tế cho thấy, cha mẹ nên cho con tiền tiêu vặt đủ dùng vừa để dạy trẻ cách quản lý chi tiêu vừa không nuôi dưỡng sự thèm khát phải bằng mọi giá có tiền.
Hãy tìm hiểu mục đích ăn cắp tiền của con là gì trước khi đưa ra hình phạt
Mặc dù ăn cắp tiền là sai nhưng việc đầu tiên cha mẹ cần làm khi phát hiện ra là tìm hiểu mục đích ăn cắp tiền của con. Cha mẹ cần hiểu rõ nhu cầu của con và phân tích cho con hành vi ăn cắp là sai trái.
Hãy nói với con, khi con có nhu cầu, hãy bày tỏ mong muốn với cha mẹ. Nếu cha mẹ thấy hợp lý sẽ cho phép con mua món đồ đó. Hoặc nếu không, con có thể để dành tiền tiêu vặt của mình để mua món đồ con thích chứ không bao giờ được ăn cắp tiền của bố mẹ hay bất kỳ ai khác.
Theo Sohu/Helino
Kiệt quệ vì con ung thư, cha cầm bát đi xin ăn từng bữa
Khi con mới 2 tuổi, anh Sơn đau đớn khi nghe các bác sĩ kết luận con mắc bệnh ung thư. Suốt 1 năm trời đưa con đi điều trị bệnh, trong nhà anh chẳng còn thứ gì có thể bán được.
Nỗi lòng người cha
Anh Lê Văn Sơn (quê Nghệ An) ngồi bên giường xoa cho con đỡ đau với khuôn mặt rầu rĩ. Con anh, bé Lê Văn Thái mới 3 tuổi, mắc bệnh ung thư hơn 1 năm nay. Anh chẳng thể ngờ nổi chỉ sau một thời gian rất ngắn, căn bệnh hiểm nghèo của con phát triển đến mức chóng mặt.
Cha con anh Sơn đang khổ sở chiến đấu với căn bệnh ung thư
Xung quanh anh, một vài người hàng xóm ở quê ra thăm bé. Ai cũng tỏ ý xót thương cho đứa trẻ còn quá nhỏ đã phải chịu những đau đớn dày vò. Mọi bất hạnh đến với gia đình anh Sơn bắt đầu từ tháng 11/2018. Khi ấy, bé Thái có biểu hiện chướng bụng, biếng ăn kéo dài.
Sau khi kiểm tra ở bệnh viện Nhi Trung ương, các bác sĩ kết luận cháu bé mắc bệnh u nguyên bào thần kinh (một căn bệnh ung thư ác tính ở trẻ em). Quá đau lòng, anh Sơn tưởng như không thể chấp nhận nổi sự thật này. Để có tiền chạy chữa cho con, anh đã vay 60 triệu đồng đưa con đến Bệnh viện K Tân Triều.
Suốt 9 tháng dài đằng đẵng điều trị, có những lúc tưởng con không qua khỏi. Anh Sơn vẫn không hề bỏ cuộc. Anh chỉ mong duy trì được sự sống cho con. Anh bảo, điều đáng sợ nhất trên đời là không còn được nhìn thấy con nữa.
Bé trai đáng thương phải chịu sự dày vò đau đớn do căn bệnh gây ra
Cha cầm bát đi xin ăn từng bữa
Cố hết sức bán hết những thứ đồ có giá trị trong nhà, anh Sơn một lần nữa tiếp tục đưa con tới bệnh viện K Tân Triều điều trị. Một chuyến đi mang theo niềm hy vọng cuối cùng còn sót lại của một gia đình vốn dĩ rất kiệt quệ về kinh tế.
Trên lưng anh Sơn lúc này ngoài gánh nặng chi phí điều trị cho con trai, anh còn phải nuôi mẹ già 90 tuổi. Bà cụ ở cái tuổi "ngọn đèn trước gió" giờ đây phải hứng chịu thêm nỗi buồn lúc tuổi già khi chứng kiến cảnh cháu nội mắc bệnh ung thư.
Đóng xong viện phí, trong người anh Sơn chỉ còn đúng 3 triệu đồng. Số tiền này sẽ chẳng duy trì được mấy ngày khi quá trình điều trị dành cho cháu Thái vẫn còn rất dài.
Không còn tiền, anh Sơn chỉ biết trông chờ đi xin cơm từ thiện
Bất đắc dĩ, anh Sơn phải đi xin từng suất cơm từ thiện để duy trì cuộc sống hàng ngày của hai bố con. Nhìn cảnh một ông bố bế đứa con bé bỏng mắc bệnh ung thư cầm bát cơm đi xin khiến những bệnh nhân xung quanh cũng phải xót xa.
Đi xin từng bữa ăn, anh cố chắt chiu từng đồng nhỏ nhất. Bởi hơn ai hết, anh hiểu rằng, chỉ cần hết số tiền này, con trai anh khó lòng duy trì thêm được những phác đồ điều trị.
Hàng xóm láng giềng đến thăm cha con anh Sơn xót xa đến rơi nước mắt. Nhưng khi mọi người ra về, sự đau đớn và lo sợ chỉ mình anh và con đang phải trải qua. Anh bảo: "Tôi sẽ làm hết tất cả để con được sống". Nhưng anh sẽ làm được gì, nếu như lúc nay đây không nhận được sự giúp đỡ của cộng đồng?
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Anh Lê Văn Sơn, xóm 1, xã Nam Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Số điện thoại: 0357854288.
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2020.007 (bé Phạm An Bình)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội
- Swift code: ICBVVNVX126
3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet:
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C'Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội.
- Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. SĐT: 08 3818 1436.
Theo vietnamnet.vn
Đàn ông Hàn Quốc ở nhà nội trợ, chăm con bị coi là 'kẻ bỏ đi' Tư tưởng trọng nam khinh nữ và suy nghĩ đàn ông quyết định mọi chuyện trong gia đình khiến những người cha chọn ở nhà nội trợ bị coi là thất bại tại Hàn Quốc. Zing.vn trích dịch bài đăng trên Vice, Asia One & PRI về câu chuyện của những người đàn ông lựa chọn ở nhà nội trợ, chăm sóc con...