Con trai 68 tuổi hát cho cha 105 tuổi: Cụ ông còn giơ tay gõ nhịp theo
Tình cảm gia đình luôn vô cùng thiêng liêng, như món quà mà cuộc sống ban tặng cho chúng ta, dù bên ngoài khó khăn, vất vả bao nhiêu, khi về nhà đều cảm thấy cực nhọc tan biến.
Ngày thơ bé được cha mẹ yêu thương, đến khi trưởng thành cha mẹ vẫn không thôi lo lắng cho chúng ta, thậm chí đến khi về già, ở cái tuổi con cháu đông đủ, tình cảm cha con vẫn không hề vơi bớt. Như câu chuyện người con trai 68 tuổi hát bên giường bệnh cổ vũ tinh thần cho cha nay đã 105 tuổi khiến dân tình không khỏi xúc động.
Cha mẹ luôn yêu thương, bảo bọc chúng ta từ những ngày thơ bé cho đến khi trưởng thành. Ảnh minh họa: Page Bố Mẹ
Vừa qua, nhiều người đã lan truyền đoạn clip ghi lại cảnh người con trai 68 tuổi trò chuyện với người cha đã 105 tuổi đang nằm trên giường bệnh. Cụ ông tuy tuổi đã cao nhưng khi con trai tiến lại gần ông vẫn cảm nhận được, không ngừng đưa ánh mắt trìu mến nhìn theo. Được biết, cụ ông phải nằm lại bệnh viện theo dõi sức khỏe, sợ ông buồn nên người con trai 68 tuổi thường xuyên lui tới.
Để cổ vũ tinh thần cho ông chống lại bệnh tật, người con trai còn hát cho ông nghe, cụ ông cứ thế vui vẻ, thi thoảng còn di chuyển ngón tay như đang gõ nhịp theo. Chỉ là đoạn clip ngắn nhưng đủ khiến nhiều người xúc động, có lẽ không còn gì hạnh phúc hơn khi cha mẹ vẫn còn ở bên chúng ta, được làm cha mẹ vui mỗi ngày.
Người con trai 68 tuổi luôn kề cạnh bên cha nay đã 105 tuổi. Ảnh: Twitter @Sirin
Khi con trai hát, ông cụ luôn nhìn theo, tay vẫn gõ nhẹ theo nhịp. Ảnh: Twitter @Sirin
Người con trai 68 tuổi lại trò chuyện cùng ông, tuy không thể đáp lại nhưng ông vẫn biểu thị mình vô cùng vui vẻ. Ảnh: Twitter @Sirin
Video đang HOT
Người xung quanh cũng vui lây khi ông cụ 105 tuổi được con trai 68 tuổi chăm sóc tận tình. Ảnh: Twitter @Sirin
Những khoảnh khắc cha tiễn con gái về nhà chồng khiến dân cư mạng rơi nước mắt.
Tấm lòng của người làm cha làm mẹ luôn bao la như biển cả, không khi nào thôi lo lắng cho con cái, bên cạnh đoạn clip người con trai 68 tuổi hát tặng cha 105 tuổi ở trên, cách đây không lâu dân tình cũng không khỏi xúc động trước câu chuyện cha tiễn con gái đi học.
Cụ thể, một bạn nữ chia sẻ đoạn clip cho biết dù đã khôn lớn nhưng mỗi lần từ nhà lên lại thành phố, cha đều chở bạn ra tận bến xe, nhìn theo cho đến khi xe lăn bánh mới chịu trở về. Bạn không khỏi chạnh lòng khi trông thấy hình ảnh cha lủi thủi đi về, chúng ta mải mê với ước mơ, hoài bão của bản thân, nhưng với cha mẹ có lẽ chúng ta là ước mơ lớn nhất.
Hình ảnh người cha bịn rịn lúc con gái sắp lên thành phố. Ảnh: TikTok @kenh.cua.ty
Cha vẫn chưa chịu về, cứ nhìn theo con gái cho đến khi xe khách lăn bánh. Ảnh: TikTok @kenh.cua.ty
Hình ảnh khiến nhiều người không khỏi xúc động. Ảnh: TikTok @kenh.cua.ty
Quay trở lại với đoạn clip người con trai 68 tuổi hát tặng cha 105 tuổi đang nằm trên giường bệnh, có thể thấy dù ở độ tuổi nào tình cảm gia đình vẫn luôn ấm áp, chan chứa. Người cha tuy tuổi đã cao, khó có thể minh mẫn nhưng với con trai vẫn dành mọi điều ấm áp nhất, từ ánh mắt cho đến hành động gõ nhịp theo khi con trai hát. Bạn cảm thấy như thế nào về đoạn clip người con trai 68 tuổi hát tặng cha 105 tuổi ở trên? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Xót xa hình ảnh người cha nghèo bất lực nhìn con gái nằm giường bệnh
Con trẻ là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình. Tiếng cười của các con giúp xua tan đi những mệt mỏi, vất vả để người cha, người mẹ có động lực sống và làm việc.
Ấy thế mà một cô bé 7 tuổi tên Ngô Thị Yến Nhi vì bệnh nặng mà phải thoi thóp thở máy, người cha của em thực sự đang ở tận cùng của nỗi đau, bất lực và xót xa cho số phận của con gái bé bỏng.
Người cha nghèo đơn thân, xót xa nhìn con gái nằm trên giường bệnh
Báo Dân Trí viết, anh Ngô Văn Thông (34 tuổi, ngụ ấp Tân Hợp, Bàu Hàm, Trảng Bom, Đồng Nai) làm nghề phụ hồ, anh một mình nuôi con nhỏ vì vợ đã biệt tích. Trong căn nhà trọ ở tạm tại huyện Bình Chánh (TP.HCM), hai cha con anh Thông sống nương tựa vào nhau bằng đồng lương bấp bênh của nghề phụ hồ.
Một tháng trước Tết, anh Thông bỗng nhiên mất việc vì không còn công trình nào để làm. Hai cha con định bụng sẽ cố gắng cầm cự cho qua cái Tết rồi sẽ tính tiếp, thế nhưng ngày 19/1 (tức 28 Tết) bé Yến Nhi đang khỏe mạnh bất ngờ than nhức răng. Nghĩ con chỉ bị bệnh thông thường, anh Thông chỉ ra tiệm mua thuốc cho bé uống. Tối hôm đó, bé bất ngờ lên cơn co giật nặng, sau đó sưng phù bên hàm phải.
Anh Thông nghẹn ngào kể về người con bị bệnh. (Ảnh: Dân Trí)
Chiều 30 Tết, trong khi nhà nhà người người vui vẻ, sum vầy bên nhau chuẩn bị đón mừng xuân mới thì anh Thông lại đưa con lên cơ sở y tế gần nhà khám. Tại Bệnh viện huyện Bình Chánh, qua kiểm tra, các bác sĩ nghi ngờ bé đã bị uốn ván nặng, cần chuyển gấp lên tuyến trên điều trị. Lúc này, người cha tá hỏa đưa con đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.
Khi ấy, bé Yến Nhi nhập viện trong tình trạng cứng hàm, co giật, không thể ăn uống. Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, bé được xác định bị uốn ván. Quá trình nhập viện, tình trạng bệnh nhi nhanh chóng chuyển biến xấu hơn.
Bé Yến Nhi được đưa vào bệnh viện cấp cứu. (Ảnh: Dân Trí)
Vì tình trạng của em quá nặng, các bác sĩ đã can thiệp khí quản và cho em thở máy. Sau 3 tuần điều trị, sức khỏe bệnh nhi dần ổn định. Tuy nhiên vì thở máy và nằm viện kéo dài, chi phí điều trị đã rất lớn hiện đã lên đến hơn 80 triệu đồng.
Nghe bác sĩ thông báo viện phí, mắt anh Thông đỏ hoe, bởi những ngày qua dù hỏi khắp nơi, anh chỉ vay được vỏn vẹn 3 triệu đồng để đóng tạm ứng viện phí. Số tiền dành dụm ít ỏi anh cũng đã chi tiêu sạch vào các công việc của gia đình.
Khoản viện phí lên tới 80 triệu đồng thực sự quá sức đối với anh Thông. (Ảnh: Dân Trí)
Nhìn con nằm trên giường bệnh, người cha vừa gục đầu vào bàn tay con vừa nghẹn ngào nói: "Con ơi, ráng ngoan, điều trị cho mau khỏe về với cha. Lúc nào cha cũng ở bên cạnh con, đừng sợ nha Nhi", báo Dân Trí dẫn lời anh Thông.
Biết được hoàn cảnh của gia đình anh Thông, chị Nguyễn Đỗ Trúc Phương (ngụ TP Hồ Chí Minh) - một người thường xuyên gắn bó với các hoạt động thiện nguyện vì cộng đồng, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn đã mong muốn trích một phần số tiền mình từng đứng ra kêu gọi xây trường cho các em học sinh ở Lâm Đồng để giúp đỡ bố con anh Thông. Việc làm của chị đã nhận được rất nhiều sự hưởng ứng từ mọi người.
Chị Trúc Phương mong muốn được giúp đỡ hai bố con anh Thông. (Ảnh: FB Nguyễn Đỗ Trúc Phương)
Người cha công nhân chạy vạy tiền chữa bệnh cho con
Trước đó cũng từng có trường hợp một ông bố đơn thân gồng gánh nuôi con bệnh sau cuộc hôn nhân bị đổ vỡ. Trí Thức Trẻ đưa tin, anh Trần Minh Dũng (quê Đức Hòa, Long An) nuôi con gái Trần Thị Ngọc Duy (14 tuổi) bằng đồng lương ít ỏi làm công nhân của mình.
Em Ngọc Duy bị bệnh nặng phải nhập viện. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Bé Duy đang khoẻ mạnh bỗng sốt cao, đau nhức toàn thân, mệt mỏi, chóng mặt, tê tay chân khiến cả gia đình sốc nặng. Anh Dũng có đi mua thuốc ở tiệm thuốc tây gần nhà cho con nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm.
Cô bé đang khoẻ mạnh bỗng nhiên đổ bệnh khiến gia đình vô cùng "sốc". (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Khi được chuyển vào Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, các bác sĩ chẩn đoán em bị viêm cơ tim, tình trạng xấu buộc phải can thiệp bằng ECMO (hệ thống oxy hoá qua màng ngoài cơ thể) khiến viện phí đội lên rất cao. Sau 5-7 ngày nhập viện sức khỏe của Duy đã tiến triển tốt nhưng số viện phí anh Dũng phải đóng lên tới 200 triệu đồng, thực sự vượt quá khả năng của gia đình. Anh Dũng cũng đã cố gắng chạy vạy khắp nơi để tìm cơ hội được sống cho con gái.
Khoản viện phí của em Ngọc Duy lên tới 200 triệu đồng. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Bố của em đã chạy vạy khắp nơi để mong em được sống tiếp. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Hy vọng rằng những cô bé như Yến Nhi và Ngọc Duy có thể sớm vượt qua bệnh tật, trở lại cuộc sống bình thường.
Người cha tuy có hơi khô khan, không hay thể hiện tình cảm với con cái nhưng từ tận sâu bên trong cha luôn cố gắng yêu con theo cách của mình. Cách yêu của cha không được thể hiện bằng lời nói nhưng từng hành động của cha đều cho thấy tình yêu thương vô bờ bến, không gì có thể sánh bằng. Giống như những người cha trong câu chuyện trên, ở trong hoàn cảnh "gà trống nuôi con", công việc thu nhập bấp bênh, không ổn định con lại bệnh, họ vẫn cố gắng chạy chữa, vay mượn để hy vọng vào một ngày mai con khỏi bệnh, sẽ lại được nhìn nụ cười nở trên môi của con.
Chiến sĩ PCCC nháy đèn, bấm còi xe thay lời chào tới vợ và con gái PCCC có lẽ là công việc gian khổ nhất, đòi hỏi sự hy sinh rất nhiều, không chỉ về thời gian mà còn là cả sự đánh đổi không thể ở bên gia đình, người thân. Có lẽ vì liên tục phải xa nhà mà mỗi khoảnh khắc được gặp lại người thân đối với họ đều vô cùng quý giá, dù chỉ...