Con trai 5 tuổi bị gãy xương tay cũng là lúc sự thật kinh khủng được tiết lộ khiến bố mẹ đau đớn không nguôi
Sau tai nạn không may này, cha mẹ bé Derrick vô cùng đau lòng khi biết con trai mình mắc một căn bệnh hiểm nghèo gần như vô phương cứu chữa.
Tháng 12 năm ngoái, bé Derrick ‘DJ’ Schott đã bị trượt chân và ngã gãy tay khi leo lên xe bus để đi về nhà. Cha mẹ của bé, anh Charles Tillett và cô Sandra đã ngay lập tức đưa Derrick vào bệnh viện địa phương ở Hillview, Kentucky (Mỹ) để kiểm tra.
Các bác sĩ phát hiện bé đã bị gãy xương nối khớp khuỷu tay và vai. Ngoài ra đội ngũ y tế còn nhận ra một điều khác thường trên phim X-quang, đó là một khối lạ lùng xuất hiện ngay chỗ phần xương bị gãy.
Derrick đã được chuyển đến nhập viện tại Bệnh viện Norton ở Louisville (Mỹ) để xét nghiệm và bốn ngày sau, gia đình biết rằng em bị mắc bệnh xương khớp, một loại ung thư xương.
Bé Derrick ‘DJ’ Schott, năm tuổi, từ Hillview, Kentucky (Mỹ), bị ngã và gãy tay vào tháng 12 năm 2018 trong khi chuẩn bị đi học về.
Anh Charles và cô Sandra đã nhận nuôi Derrick từ khi bé mới được ba ngày tuổi, trước đó mẹ đẻ của bé đã sử dụng methamphetamine (ma túy đá) khi đang mang thai và Derrick bị sinh ra với hội chứng kiêng khem sơ sinh, tức là một em bé được sinh ra đã nghiện ma túy do người mẹ sử dụng ma túy khi mang thai.
Cô Sandra chia sẻ với tờ PEOPLE rằng Derrick không có vấn đề y tế nào khác và việc bị chẩn đoán mắc ung thư đang tàn phá mọi thứ.
“Có quá nhiều thứ đi qua đầu chúng tôi. Phản ứng đầu tiên của chúng tôi là những giọt nước mắt. Chúng phải làm gì từ đây? Con sẽ trải qua những gì? Con có thể giữ cánh tay của mình hay không? Đó thực sự là nỗi buồn cùng những giọt nước mắt”, cô Sandra cho biết.
Các bác sĩ đã tìm thấy một khối lớn nơi cánh tay DJ bị gãy và chuyển bé đến Bệnh viện Norton Children ở Louisville
Video đang HOT
Osteosarcoma là loại ung thư xương phổ biến nhất. Nó xảy ra khi các tế bào phát triển xương mới tạo thành một khối u ung thư. Hầu hết các khối u thường phát triển xung quanh đầu gối, hoặc ở phần dưới của xương đùi hoặc phần trên của xương ống chân.
Theo Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ, hầu hết những người mắc bệnh ung thư không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào cho đến khi ung thư đã tiến triển. Nếu khối u ở chân, người mắc có thể đi khập khiễng. Trong một số trường hợp, xương chỗ khối u mọc có thể bị vỡ vì khối u làm yếu xương – như trong trường hợp đã xảy ra với Derrick.
Tỷ lệ sống là từ 70 đến 75% nếu ung thư chưa lan rộng. Nếu u xương khi chẩn đoán đã lan rộng đến các cơ quan khác, chẳng hạn như phổi hoặc các xương, thì tỷ lệ sống lâu dài là khoảng 30%.
Sau bốn ngày thử nghiệm, Derrick được chẩn đoán mắc bệnh xương khớp, một loại ung thư xương.
Chỉ vài ngày sau khi được chẩn đoán, bé Derrick đã bắt đầu chế độ hóa trị trong 10 tuần. Các bác sĩ đang hy vọng điều này sẽ thu nhỏ khối u để khi hóa trị xong, họ có thể đi vào và phẫu thuật cắt bỏ khối u. Bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ loại bỏ một số xương trong cánh tay của bé và chèn một thanh kim loại giả có thể điều chỉnh khi Derrick lớn lên.
Khi thủ tục đó được hoàn thành, Derrick sẽ trải qua bảy tuần hóa trị nữa để ngăn chặn bất kỳ tế bào ung thư mới nào xuất hiện. Chính bởi vì phải đi bệnh viện rất nhiều, Derrick không thể đến trường.
Bé đang trải qua 10 tuần hóa trị, sau đó phẫu thuật cắt bỏ khối u. Bác sĩ phẫu thuật cũng sẽ loại bỏ một số xương trong cánh tay của bé và chèn một thanh kim loại giả có thể điều chỉnh khi Derrick lớn lên.
“Con đang học ở nhà, nhưng con nhớ các bạn cùng lớp khủng khiếp”, cô Sandra chia sẻ với tờ People.
“Con đã năm tuổi và rất khỏe mạnh. Derrick không hề khóc dù bị chụp chiếu hay kiểm tra. Con chịu đựng rất giỏi, tốt hơn so với những gì tôi từng nghĩ. Sau cuộc phẫu thuật của con, các bác sĩ nghĩ rằng con sẽ phải ngồi xe lăn trong ba tháng, nhưng khi chúng tôi về đến nhà, con đã đứng dậy và chạy sau năm ngày”.
OSTEOSARCOMA LÀ GÌ?
Osteosarcoma là loại ung thư xương phổ biến nhất, thường được chẩn đoán ở thanh thiếu niên và thanh niên.
Nó xảy ra khi các tế bào phát triển xương mới tạo thành một khối u ung thư.
Nguyên nhân gây ung thư chưa được biết nhưng nó được cho là có liên quan đến sự phát triển xương nhanh chóng, chẳng hạn như tuổi thiếu niên.
Hầu hết các khối u thường phát triển xung quanh đầu gối, hoặc ở phần dưới của xương đùi hoặc phần trên của xương ống chân.
Triệu chứng của bệnh:
- Đau xương (khi vận động, khi nghỉ ngơi hoặc khi nâng vật).
- Gãy xương.
- Sưng.
- Bị đỏ.
- Đi khập khiễng.
- Giới hạn chuyển động của khớp.
Nguồn: Dailymail
Cảnh giác với biểu hiện đau mỏi chân tay kéo dài ở trẻ
Đau mỏi chân tay kéo dài đến khi trượt chân té gãy xương, bé Bùi Gia M. đến bệnh viện điều trị. Qua các kết quả thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị ung thư xương.
Đó là trường hợp của bé Bùi Gia M. (8 tuổi, ngụ tại Trà Vinh). Thông tin từ gia đình cho hay, trước khi phải nhập viện cấp cứu vì gãy xương, bệnh nhi có biểu hiện đau mỏi chân tay, cơ thể xanh xao, gầy yếu. Tuy nhiên, gia đình khó khăn nên không có điều kiện đưa bệnh nhi đi thăm khám, điều trị.
Chân phải của bệnh nhi sưng phù do ung thư xương nhưng không được điều trị kịp thời
Khi đi học, bé bị trượt té gãy chân, gia đình đưa đến bệnh viện địa phương điều trị. Sau khi thương tích tạm lành, cháu xuất viện, nhưng tình trạng đau mỏi không khỏi. Bệnh nhi tiếp tục bị té gãy chân, phải chuyển lên Bệnh viện Chấn thương Chỉnh hình, TPHCM điều trị. Xương gãy được phẫu thuật kết hợp song chậm lành. Các xét nghiệm kiểm tra cho thấy bệnh nhi bị ung thư xương.
Do điều kiện gia đình khó khăn, sau khi điều trị tình trạng gãy xương, bé không được chăm sóc, điều trị ung thư. Mới đây, chân bệnh nhi sưng phù, có nguy cơ hoại tử, buộc phải chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ nhận định đây là ca bệnh nặng, dự kiến bệnh viện sẽ hội chẩn liên chuyên khoa, hội chẩn liên viện với Bệnh viện Ung Bướu để tìm giải pháp điều trị tối ưu nhất cho bệnh nhi.
Thông tin chuyên môn từ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố chỉ ra: Ung thư xương là tình trạng xuất hiện khối u ác tính trong xương. Khối u này phát triển rất nhanh và liên tục, xâm lấn tiêu diệt các cơ quan xung quanh. Tốc độ di căn của ung thư xương cao gấp 3 đến 4 lần so với các dạng ung thư khác.
Ung thư xương có tần suất mắc cao ở trẻ em và trẻ vị thành niên, việc điều trị khá khó khăn. Để kịp thời phát hiện, điều trị sớm cho bệnh nhân, bác sĩ khuyến cáo các bậc phụ huynh khi thấy con thường xuyên than đau mỏi chân, tay nên đưa con đi gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám, điều trị.
Li Uyên
Theo Dân trí
Cẩn trọng khi xử trí trẻ té ngã gây thương tích Việc trẻ không may bị té ngã dẫn đến các chấn thương trong lúc chơi đùa là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử trí khi trẻ bị ngã có chấn thương sẽ có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Một trường hợp trẻ té ngã dẫn đến vết thương nghiêm trọng. Trẻ té ngã...