Con trai 3 tuổi luôn miệng khen cơm ở trường ngon hơn mẹ nấu, bà mẹ đến tận trường rình, phát hiện sự thật ngã ngửa
Dù con trai vốn kén ăn nhưng cứ đến trường, cậu bé lại ăn được 2-3 bát.
Trẻ em trong độ tuổi từ 3-6, sự phát triển về thể chất và tinh thần sẽ trải qua 3 khía cạnh: Giáo dục trong gia đình, nhà trường và xã hội. Trường mầm non đóng vai trò nhiều trong việc phát triển của trẻ, song các bậc cha mẹ vẫn có ít nhiều hoài nghi khi cho con đi học bởi hàng loạt suy nghĩ: “Bé có thích nghi môi trường mẫu giáo không?”, “Con có bị bắt nạt không”…
Mới đây, một người mẹ ở Trung Quốc đã chia sẻ kinh nghiệm cho con đi học mẫu giáo của mình. Con trai 3 tuổi, nhưng đến bây giờ chị mới cho con đi mẫu giáo vì đứa bé vốn rụt rè, hay sợ hãi người lạ. Đứa bé còn rất kén ăn, thường chỉ người trong gia đình mới dỗ cho cậu bé ăn được.
Ảnh minh họa
Dù được người quen giới thiệu trường mẫu giáo tốt, song trong lòng người mẹ vẫn có nhiều lấn cấn.
Nỗi lo lắng dần trở thành ám ảnh khi chị luôn yêu cầu giáo viên phải gửi hình ảnh thức ăn cho từng bữa. Có lần chị nhắn tin như chất vấn với cô giáo: “Buổi trưa con tôi ăn gì rồi? Đứa bé có cáu gắt không? Có tiện không nếu tôi đến trường cho con ăn”.
Thật bất ngờ, đứa bé nói vọng lại: “Đồ ăn ở đây rất ngon, con ăn được 2 bát/bữa lận. Mẹ đừng lo” . Sau đó, cô giáo còn gửi hình ảnh đứa bé đang ăn cơm rất ngoan.
Đồ ăn ở trường mẫu giáo cũng bình thường, không có gì đặc sắc nhưng lại khiến cậu con trai ăn ngon hơn hẳn
Bà mẹ lại càng lo lắng hơn: Con ở nhà kén ăn, tại sao lên trường mẫu giáo lại ăn nhiều đến vậy? Chẳng lẽ con bị cô giáo ép ăn uống sao?
Video đang HOT
Sau đó, người mẹ đã lén đến trường của con thì phát hiện sự thật. Ở trên lớp, cậu con trai được chơi đùa với bạn bè nên trở nên hoạt bát, hoạt động chạy nhảy cũng nhiều hơn. Đến giờ trưa, do ăn ganh đua cùng các bạn, cộng với việc hoạt động nhiều nên cậu bé cũng ăn uống ngon miệng hơn. Vậy nên dù đồ ăn ở nhà nhiều khi ngon hơn hẳn nhưng cậu con trai vẫn thích ăn uống ở trường hơn.
Nhiều bậc phụ huynh cũng rơi vào tình trạng như bà mẹ trên. Khi cho con đi học luôn mang trong mình đầy lo lắng và hoài nghi, sợ con sẽ không tự lập được.
Nhưng mong các bậc phụ huynh hãy luôn nhớ rằng, bản tính của những đứa trẻ là ham chơi và thích sống trong tập thể. Nên khi đi học mẫu giáo, chúng sẽ nhanh chóng hòa nhập được với các bạn cùng lớp.
Cậu con trai ăn rất ngon miệng ở trường
Số liệu khảo sát cho thấy, các cha mẹ càng lo lắng thì con trẻ lại càng có “vấn đề” khi đi học. Do những lo lắng của cha mẹ truyền cho con, khiến bé cảm thấy thế giới bên ngoài rất đáng sợ, từ đó dẫn đến việc từ chối giao tiếp với người khác. Ví dụ như: Mẹ lo lắng bé không ngon miệng, nhiều khả năng đứa trẻ đó cũng sẽ kén ăn.
Cha mẹ cần có tâm lý như thế nào khi cho con đi học mẫu giáo?
Là cha mẹ, cần phải đối diện rằng đứa trẻ nào cũng nên đi học mẫu giáo để sớm tiếp xúc với thế giới xung quanh. Phụ huynh cũng cần chuẩn bị một số tâm lý sau khi cho con đi học.
- Học cách quan tâm và tin tưởng con cái
Các bà mẹ nên bỏ bớt suy nghĩ lo lắng về việc học của con. Khi rời xa gia đình, những đứa trẻ vẫn có thể tự lập dưới sự giám sát của các giáo viên mầm non.
Ảnh minh họa
- Động viên bé không nên lo lắng
Thay đổi môi trường nên một số bé sẽ trở nên lo lắng trong những ngày đầu, dẫn đến việc quấy khóc và chán học. Cha mẹ nên động viên con và cố gắng đi kèm bé trong những ngày học này.
- Học hỏi từ các bậc phụ huynh khác và chuyên gia tâm lý
Nếu cha mẹ bị ám ảnh lo lắng thái quá về con cái, có thể tìm cách nói chuyện với phụ huynh khác để tìm sự cân bằng. Mỗi cha mẹ lại có phương pháp giáo dục khác nhau, nên bạn hoàn toàn có thể học được những điều hay ho từ các phụ huynh khác.
Cậu bé 8 tuổi 5 lần bị đuổi học, mẹ đau lòng phát hiện nguyên nhân nhưng lại cảm thấy an ủi khi nhận được "món quà thiên phú"
Nhận thấy con trai không giống với những đứa trẻ bình thường khác vì đi học mẫu giáo mà có đến 5 lần bị đuổi học, người mẹ vội vàng đưa con đi khám mới hiểu ra nguyên nhân.
Cậu bé Tiểu Vũ, 8 tuổi, sống tại Trịnh Châu, Hà Nam (Trung Quốc). Tuy đã 8 tuổi nhưng Tiểu Vũ không đến trường mà chỉ học tại nhà. Hàng ngày, cậu bé dành phần lớn thời gian để ngồi bên bàn vẽ, làm thủ công và các thí nghiệm khoa học. Tiểu Vũ không giống với những cô cậu bé đồng trang lứa khác khi được chẩn đoán mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác từ năm 4 tuổi.
Chị Hà, mẹ của Tiểu Vũ chia sẻ, từ khi sinh ra, con trai chị vẫn có sự phát triển bình thường, không có dấu hiệu gì đặc biệt, chỉ hơi chậm nói một chút. Đến khi đi nhà trẻ, trong vòng một thời gian ngắn, Tiểu Vũ đã bị cô giáo và các phụ huynh khác than phiền nhiều lần.
Theo lời chị Hà, ở trong lớp, Tiểu Vũ không nghe lời cô giáo, không làm theo các yêu cầu của cô. Khi chơi với các bạn, cậu bé cũng thường xuyên ra tay mạnh bạo. Kết quả là 5 lần Tiểu Vũ bị buộc thôi học và phải chuyển trường khác. Đến cuối cùng, người mẹ đau khổ buộc phải cho con trai ở nhà.
Cảm thấy Tiểu Vũ có phần khác biệt, chị Hà đã đưa con đến bệnh viện kiểm tra thì mới phát hiện ra con mình mắc chứng rối loạn xử lý cảm giác. Đây là tình trạng khi não có vấn đề trong tiếp nhận và phản ứng với thông tin đến qua các giác quan.
Kể từ đó, chị Hà đã đồng hành cùng con trai qua các buổi điều trị. Chị cũng tìm tòi các giáo trình, đăng ký lớp học online cho con tự học ở nhà.
Năm Tiểu Vũ học cấp 2, chị Hà nhận thấy con có niềm yêu thích đặc biệt với hội họa và có khiếu mỹ thuật. Chị Hà đã mua rất nhiều dụng cụ và giấy vẽ để con trai có thể thỏa sức sáng tạo. Tiểu Vũ như tìm được một "chân trời" mới, nơi mà cậu bé được là chính mình, thoải mái vẽ vời và đắm chìm vào đam mê đó.
Mỗi ngày ngoài thời gian đi điều trị và học võ, Tiểu Vũ sẽ trở về nhà và ngồi vào vẽ tranh. Tất cả tranh của cậu bé đều mang phong cách riêng biệt rất đặc trưng. Tiểu Vũ thích nhất là tạo hình các loại quái vật và những nhân vật lạ lùng do chính cậu bé tưởng tượng ra.
Chị Hà cho biết, bình thường Tiểu Vũ gần như không bao giờ chơi máy tính bảng hay điện thoại mà chỉ lâu lâu lên mạng để tìm kiếm cảm hứng, xem tranh để lấy ý tưởng rồi vẽ lại theo cách riêng của mình.
"Trong mắt nhiều người, Tiểu Vũ không phải là đứa trẻ ngoan ngoãn hay được yêu thích. Khi chơi với những đứa trẻ khác, thằng bé thường không khống chế được mình và tấn công bạn vì nó không hiểu được mức độ nghiêm trọng của hành vi đó" , chị Hà chia sẻ.
Dạo gần đây, chị Hà thường xuyên đăng tải video ghi lại cuộc sống của con trai lên mạng và nhận được khá nhiều sự quan tâm, đồng cảm từ cộng đồng mạng. Chị Hà hy vọng rằng qua những hình ảnh đời thường, mọi người sẽ có một cái nhìn bao dung hơn về những đứa trẻ mắc phải chứng rối loạn xử lý cảm xúc.
Bên cạnh đó, người mẹ mong rằng sau khi xem video của Tiểu Vũ, các chuyên gia trong ngành sẽ có thể cho cô nhiều ý kiến đánh giá về tình trạng của cậu bé, hỗ trợ trong quá trình giúp con chữa trị được hiệu quả hơn.
Người mẹ nói rằng chị tìm thấy niềm an ủi khi Tiểu Vũ có hướng phát triển đam mê của mình, dù chỉ là bước đầu chập chững. Chị cũng tự hào về quãng đường mà chị và con trai đã vượt qua cho đến ngày hôm nay.
Bố luôn đón con sớm 1 tiếng, đứa trẻ tiết lộ sự thật: Cô giáo xinh đẹp mới đến trường Người mẹ vô cùng băn khoăn về chuyện chồng mình chủ động đưa đón con đi học. Một câu chuyện mới được chia sẻ trên một diễn đàn các bậc làm cha mẹ ở Trung Quốc mới đây là chủ đề được bàn tán xôn xao. Bà mẹ có tài khoản Li Li cho biết con trai của cô mới bắt đầu đi...