Con trai 3 tuổi bóc bánh trong siêu thị bị buộc tội ăn cắp, người mẹ đáp trả khiến nhân viên phải xin lỗi
Mặc dù cậu bé 3 tuổi ăn bánh trong siêu thị là sai, nhưng người mẹ đã đáp trả đanh thép khiến nhân viên phải xin lỗi ngược.
Trẻ nhỏ chưa hiểu chuyện vì thế đôi khi có những hành động rất cảm tính, thích là làm mà không cần biết việc đó có ảnh hưởng như thế nào. Thế nên mới có chuyện bố mẹ xấu hổ khi con vô tư lấy đồ của người khác mà chưa được phép.
Mới đây, cô Liễu cũng gặp trường hợp tương tự khi đưa con trai 3 tuổi đi siêu thị. Cụ thể, khi 2 mẹ con đang mua sắm, cậu bé bỗng kêu đói. Cô Liễu đã dỗ dành con rằng đợi mua sắm đủ những thứ cần cho gia đình, 2 người sẽ ra ngoài ăn nhẹ.
Thế nhưng, trong lúc mẹ không để ý, cậu bé đã vô tư bóc chiếc bánh ở quầy ra ăn mà không biết mình phải trả tiền trước cho món đồ đó.
Cậu bé 3 tuổi bị buộc tội ăn cắp tại siêu thị (Ảnh minh họa).
Tận khi tới quầy tính tiền, một nhân viên siêu thị đã tiến đến và lớn tiếng buộc tội mẹ con cô Liễu vì tội ăn cắp. Người này hùng hổ bắt người mẹ phải đền gấp 10 lần gói bánh mà cậu bé 3 tuổi đã ăn.
Bấy giờ, cô Liễu mới ngã ngửa. Hóa ra, trong lúc cô lúi húi chọn đồ thì cậu con trai đã thụt lùi ở phía sau để ăn bánh. Có một chút bực bội, chút bối rối, nhưng sau cùng cô cảm thấy nóng máu vì lời buộc tội của nhân viên siêu thị. Rõ ràng người này đã không cho mẹ con cô cơ hội để giải thích mà vội vàng kết tội, dùng những lời lẽ mạt sát rất nặng nề.
Rồi cô Liễu đặt túi đồ lên quầy và đanh thép đáp trả: “Đừng nói là đền gấp 10 lần, 20 lần tôi cũng làm được. Vấn đề ở đây là tại sao chị lại lớn tiếng buộc tội đứa trẻ 3 tuổi là ăn cắp? Chị có lương tâm không? Chị sẽ khiến đứa trẻ bị tổn thương đấy!
Tại sao chị không nhẹ nhàng kéo tôi ra 1 góc để giải quyết? Tôi chắc chắn sẽ đền mà. Tôi không dạy con mình như thế, chỉ là trong phút tôi lơ là đứa trẻ đã có hành động sai trái thôi. Nó còn quá nhỏ để bị chỉ trích như thế, chị phải xin lỗi con tôi! Và tôi sẽ đền như yêu cầu của chị!”.
Video đang HOT
Nhân viên siêu thị lớn tiếng buộc tội đứa trẻ ăn cắp đã phải xin lỗi ngược (Ảnh minh họa).
Những người xung quanh liền giơ ngón tay cái ngỏ ý đồng tình với lời nói của người mẹ. Một số người mua hàng còn mạnh dạn ủng hộ: “Đúng rồi, trẻ con chưa hiểu nhiều nên đừng lớn tiếng trách mắng chúng như vậy!”…
Nhân viên siêu thị sau đó đã xin lỗi 2 mẹ con cô Liễu thật, rồi nhận tiền đền bù và để họ rời đi.
Rõ ràng, trong trường hợp này nhân viên ấy không sai. Song, trong cuộc sống quá cứng nhắc và nguyên tắc lại không hẳn được mọi người đồng tình. Chuyện gì cũng nên suy xét thấu tình đạt lý, nhất là với trẻ nhỏ. Hãy cẩn trọng 1 chút trước khi hành động, tránh khiến các bé bị tổn thương.
Còn cha mẹ, để tránh những tình huống rắc rối không đáng có khi đi chợ, đi siêu thị, trung tâm thương mại, cha mẹ cũng nên dạy cho trẻ 1 số bài học ngay từ khi bé:
1. Tăng ý thức sở hữu của trẻ
Cha mẹ nên cho trẻ hiểu khái niệm quyền sở hữu tài sản trong cuộc sống hàng ngày. Ngay từ nhỏ, hãy nhắc nhở trẻ những điều đơn giản: “Đây là quần áo của con, vì vậy mẹ không thể mặc”, “Đây là bánh của bà nội, bạn muốn ăn để hỏi bà”…
Hãy để trẻ dần ý thức được quyền sở hữu và những thứ không thuộc về mình thì phải được sự đồng ý của chủ sở hữu vật phẩm trước khi lấy nó.
2. Phân tích lý do trộm cắp trẻ em
Thông thường, trẻ có hành vi tự tiện sử dụng đồ của người khác chưa được phép vì thấy thích hoặc muốn gây sự chú ý. Cha mẹ khi phát hiện nên tìm ra những lý do cụ thể cho việc “ăn cắp” của con.
Nếu đứa trẻ thiếu tình yêu, muốn gây sự chú ý, cha mẹ hãy dành thời gian cho con nhiều hơn trong tương lai. Nếu con chỉ lấy vì quá thích, cha mẹ nên nói với con về giới hạn của những mong muốn.
3. Thừa nhận sai lầm của con
Ở nơi công cộng, trẻ nhỏ đôi khi vì hiếu động hoặc không biết mà gây ra những rắc rối cho người khác. Thế nhưng, nhiều bậc cha mẹ lại luôn bênh con mình chằm chặp và cho rằng: “Chúng là trẻ con, biết gì đâu!”. Điều này thật sự sẽ khiến trẻ không nhận ra sai lầm của mình.
Bên cạnh đó, một số lại quá cứng nhắc, cho rằng “nhỏ ăn cắp sắt, lớn ăn cắp vàng” và liền tức giận kỷ luật, đánh mắng. Điều này có thể dẫn đến tâm lý nổi loạn của một đứa trẻ.
Vì vậy, cha mẹ nên sử dụng thái độ ôn hòa để giảng giải con cái cũng như chủ động nhận lỗi với mọi người.
Theo Helino
Con trai hung hăng đánh bạn, bà mẹ trẻ không nói gì lẳng lặng làm 1 hành động khiến con ngượng đỏ mặt, ai chứng kiến cũng vỗ tay
Hành động đơn giản của người mẹ đã khiến cậu con trai nhận được một bài học để đời.
Bạo lực là cách tồi tệ nhất mà con người sử dụng để giải quyết mâu thuẫn. Một khi nắm đấm được vung ra thì đối phương không chỉ tổn thương về thể chất mà còn cả mặt tinh thần.
Những năm gần đây chúng ta đang chứng kiến việc thế hệ trẻ sử dụng bạo lực ngày một nhiều.
Đôi khi chỉ vì một cái nhìn đểu, hay vài lời nói không vừa ý, các em cũng sẵn sàng dùng tay chân để nói chuyện với nhau.
Nếu ngay từ nhỏ, mỗi đứa trẻ được dạy cũng như nhận thức được hậu quả của bạo lực thì chắc hẳn những vụ việc đau lòng sẽ ít xảy ra hơn.
Bà mẹ trẻ Susan là một trong những người hiểu rõ về điều này. Chính vì vậy khi cậu con trai nhỏ Toby có hành vi hung hăng với bạn cùng chơi, thay vì lơ đi cãi vã của trẻ nhỏ, Susan đã có cách xử lý vô cùng tuyệt vời.
Chuyện là một ngày nọ, Susan đưa Toby ra công viên chơi. Cậu con trai sau đó đã cùng 2 bạn gái chơi nấu ăn bằng xẻng, cát và những chiếc xô nhỏ.
Trong quá trình chơi đùa, những đứa trẻ xảy ra xô xát.
Trong quá trình chơi, những đứa trẻ đã xảy ra mâu thuẫn khi tranh giành đồ chơi với nhau. Vì nóng giận nên Toby đã giật 1 chiếc xô từ tay bạn gái và đập vào đầu cô bé này.
Ngay lập tức, cô bé khóc toáng lên và người lớn phải chạy vào dỗ dành. Trong khi những người khác vỗ về bé gái và bảo: "Không sao, không sao" thì Susan không nói gì, tiến lại con trai, lấy cái xô trên tay và đánh 1 cái vào người con:
"Sao mẹ đánh con?", Toby khóc mếu máo.
"Con có đau không?".
"Có ạ!".
"Nếu con đau thì bạn cũng biết đau như vậy. Sao con có thể đánh bạn của mình chứ, lại còn là bạn gái nữa? Nên nhớ, hôm nay con ỷ mạnh hơn để đánh bạn thì sau ắt cũng có người ỷ mạnh hơn để đánh lại con. Lần sau con còn dám đánh người nữa không?".
Bé Toby mếu máo lắc đầu. Từ đó về sau, cậu bé không còn dám hung hăng với bạn nữa. Có thể nói, hành động đơn giản của mẹ đã khiến Toby nhận được một bài học để đời. Đôi khi trẻ nhỏ có khuynh hướng sử dụng bạo lực để khẳng định bản thân. Nếu người lớn chúng ta sớm ngăn chặn, cảnh cáo việc này thì trẻ sẽ không còn dám tái phạm.
Theo Helino
"Mẹ ơi, con muốn dùng điện thoại", câu trả lời của 2 bà mẹ quyết định tính cách tương lai của 2 đứa trẻ Hai người mẹ có câu trả lời, hành động khác nhau khi con đòi xem điện thoại và điều đó ảnh hưởng tới tính cách tương lai của trẻ. Trong xã hội công nghệ bùng nổ như ngày nay, việc trẻ sớm được tiếp xúc điện thoại, máy tính, ipad... là điều dễ hiểu. Đặc biệt, cha mẹ lại thường xuyên bận rộn...