Còn tồn hơn 1.000 container hàng hoá ở cửa khẩu
Số liệu trên vừa được Bộ Công thương cập nhật chiều nay (18.3) về tình hình hàng hóa xuất nhập khẩu. Trong đó phần lớn là nông sản, còn tồn đọng ở một số cửa khẩu biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Nông sản vẫn còn tồn đọng nằm chờ xuất khẩu sang Trung Quốc Ảnh: Lam Nghi
Theo đó, tính hết ngày 17.3, lượng hàng hóa đã được thông quan xuất khẩu qua các cửa khẩu đường biên giữa Việt Nam – Trung Quốc là 1.063 xe và 7 toa tàu hàng, lượng hàng nhập khẩu là 1.021 xe; hàng tồn tại biên giới cả 2 nước là 1.047 xe và 8 toa tàu. Trong số đó, chiếm phần lớn là nông sản.
Tại tỉnh Lạng Sơn, cửa khẩu Hữu Nghị còn tồn 114 xe chủ yếu hàng nông sản và linh kiện điện tử xuất khẩu; cửa khẩu Tân Thanh có lượng hàng tồn lớn nhất với 788 xe chủ yếu hàng nông sản xuất khẩu; cửa khẩu Cốc Nam tồn 11 xe hàng tạp hóa, đông lạnh, cá basa đông lạnh xuất khẩu; cửa khẩu Chi Ma tồn 72 xe, chủ yếu là hàng xuất khẩu; cửa khẩu ga Đồng Đăng (ga đường sắt) tồn 8 toa hàng thanh long xuất khẩu và nhà bóng nhập.
90% thanh long trồng tại Bình Thuận được bán cho Trung Quốc. Trong mùa dịch này, theo một số chủ nhà vườn thanh long tại Bình Thuận, hàng ùn ứ và bắt buộc bán giá rẻ hơn nhiều để giải phóng kho Ảnh: D.Đ.M
Tương tự, tại tỉnh Quảng Ninh, cửa khẩu chính Hoành Mô tồn 13 xe hàng nông sản; cửa khẩu Vạn Gia còn tồn 4 xe hàng khô; cửa khẩu Quốc tế Móng Cái tồn 45 xe hàng khô. Tại tỉnh Cao Bằng,
Các cửa khẩu quốc tại tỉnh Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng có số hàng xuất và nhập khẩu ít hơn, nhưng hàng tồn theo thống kê không có.
Video đang HOT
Trước đó, Bộ Công thương nhiều lần cảnh báo các doanh nghiệp, cá nhân xuất khẩu, hãy đưa hàng lên biên giới khi đã có hợp đồng mua bán cụ thể, bởi tình hình dịch bệnh Covid-19 không thể đẩy mạnh mua bán dọc các chợ biên giới được. Tuy nhiên, rất nhiều xe nông sản được vẫn được chở lên biên giới với hy vọng được thông quan sớm.
Theo thanhnien.vn
Còn 756 xe chờ thông quan tại cửa khẩu, giá trái cây đã khởi sắc
Theo báo cáo của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), tính đến 12h ngày 16/2/2020, vẫn còn 756 xe nông sản đang chờ thông quan tại các cửa khẩu khu vực biên giới phía Bắc
Hết ùn ứ, xe lại kéo lên cửa khẩu
Tính đến 12h ngày 16/2/2020, vẫn còn 756 xe nông sản đang chờ thông quan tại các cửa khẩu khu vực biên giới phía Bắc.
Cụ thể, tại tỉnh Lạng Sơn, Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị đang tồn 376 xe nông sản, trái cây như thanh long, mít, ớt, nhãn (hơn ngày 15/02 là 84 xe); Cửa khẩu Tân Thanh không phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu, còn tồn 1 xe thanh long.
Các xe nông sản chờ thông quan tại cửa khẩu. Ảnh: I.T
Cửa khẩu Cốc Nam không phát sinh hoạt động xuất nhập khẩu, còn tồn 10 xe nông sản, tạp hóa, da bò, mỹ phẩm; cửa khẩu Chi Ma còn tồn 4 xe (1 xe tái nhập khẩu thạch đen, 1 xe hồ tiêu, 2 xe quả sung khô); Ga Đồng Đăng đã nhập khẩu 19 toa bát đĩa sứ, còn tồn 22 toa thép tròn. Cửa khẩu Kim Thành II (tỉnh Lào Cai), đang tồn hơn 365 xe trái cây các loại, chủ yếu là thanh long.
Tại một số cửa khẩu, lượng xe đang lên khu vực cửa khẩu tăng nhanh do thương lái, doanh nghiệp tăng cường chuyển hàng lên cửa khẩu khi thấy thông tin từ nhiều kênh khác nhau về việc xuất khẩu tại các cửa khẩu đang có tín hiệu thuận lợi.
Hiện, nhiều địa phương như Tiền Giang, Đồng Tháp, Bắc Giang, Bình Thuận,... đã và đang vào vụ thu hoạch nông sản, đặc biệt là các loại trái cây như thanh long, dưa hấu... trong khi phần lớn sản phẩm nông sản đều tập trung xuất khẩu sang Trung Quốc.
Để hạn chế rủi ro, Bộ Công Thương trước đó cũng khuyến cáo các doanh nghiệp hạn chế đưa hàng hóa lên biên giới, trừ trường hợp đưa lên để xuất khẩu theo hình thức chính ngạch và phía đối tác Trung Quốc có khả năng nhận hàng.
Doanh nghiệp cũng cần liên hệ với đối tác phía Trung Quốc để đàm phán chuyển đổi sang hình thức xuất khẩu chính ngạch và chủ động áp dụng các biện pháp sẵn sàng chuyển đổi như thay đổi bao bì, nhãn mác hàng hóa, dán tem truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn thực phẩm...
Bộ Công Thương khẳng định sẽ tiếp tục nỗ lực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới, trong đó có việc chỉ đạo toàn bộ hệ thống Thương vụ, chi nhánh Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài tham gia tìm kiếm và giới thiệu khách hàng mới, góp phần thúc đẩy chuyển hướng tiêu thụ nông, thủy sản, trái cây trong giai đoạn hiện nay.
Giá trái cây khởi sắc
Nhờ nỗ lực đẩy mạnh tiêu thụ của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân, hiện giá thanh long, dưa hấu đã khởi sắc.
Nông dân tỉnh Quảng Ngãi đang chuẩn bị thu hoạch 20.000 tấn dưa hấu. Ảnh: I.T
Ông Trương Quan An, Giám đốc HTX Thanh long Tầm Vu (huyện Châu Thành, Long An) cho biết: "Giá thanh long đã phục hồi trở lại. Khoảng 3-4 ngày gần đây, thanh long ruột đỏ tại địa phương được thương lái thu mua với giá 15.000 đồng/kg".
Tuy không được mức giá cao như trước Tết, song ông An cũng phấn khởi vì với giá bán hiện tại người trồng thanh long đã hoà gốc, thậm chí vườn nào cho sản lượng cao ở vụ thanh long chòng đèn này còn lãi khoảng 1.000 đồng/kg.
Tại tỉnh Đồng Tháp, ông Trần Văn Tuấn - Giám đốc HTX Thanh Long Hội Quán, thông báo, khoảng một tuần trở lại đây giá thanh long bắt đầu tăng. Thương lái đến tận vườn mua thanh long với giá dao động từ 10.000-12.000 đồng/kg, tăng hơn 4.000-5.000 đồng so với tuần trước.
Tương tự, mặt hàng ớt ở huyện Thanh Bình, thị xã Hồng Ngự ở tỉnh Đồng Tháp cũng có chiều hướng tăng mạnh trở lại. Giá ớt từ 6.000 đồng/kg nay tăng lên 12.000-13.000 đồng/kg.
Ông Nguyễn Ngọc Nhân - Giám đốc HTX chôm chôm Bình Hòa Phước (Vĩnh Long), cũng vui mừng cho hay, hiện giá chôm chôm Java được thu mua tại vườn từ 12.000-13.000 đồng/kg, tăng hơn gấp đôi so với rộ vụ vào hai tuần trước. Chôm chôm đường hiện có giá từ 15.000-16.000 đồng/kg và chôm chôm Thái khoảng 25.000 đồng/kg.
Theo ông Nhân, chôm chôm Java đang vào cuối vụ, sản lượng ít khiến giá tăng trở lại và được thương lái thu mua bán trong nước.
Tại Gia Lai, sau thời gian giá dưa hấu giảm còn 1.000 đồng/kg nhưng vẫn bế tắc đầu ra vì dịch Covib-19 khiến mặt hàng này không thể xuất sang thị trường Trung Quốc, nay giá cũng phục hồi trở lại.
Theo thông tin từ Phòng NN-PTNT huyện Krông Pa (Gia Lai), hiện đã có thương lái quay trở lại thu mua dưa cho bà con. Giá dưa được thu mua tại cánh đồng vào khoảng hơn 3.000 đồng/kg, tức tăng gấp đôi so với tuần trước.
Theo Danviet
Trung Quốc hủy mua, nguy cơ ế hàng vạn tấn, nông dân lo sợ Ảnh hưởng từ dịch viêm phổi do virus corona gây ra, một doanh nghiệp Trung Quốc hủy mua 6.000 tấn thanh long ở Long An. Dự báo tiêu thụ thanh long sẽ khó khăn do loại quả này đang vào vụ thu hoạch, sản lượng đạt gần 90.000 tấn. Hủy mua 6.000 tấn thanh long ruột đỏ Trao đổi với báo chí về...