Còn tồn 300.000 tấn lợn, Bộ NNPTNT đưa ra 3 biện pháp giải cứu
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNN Hà Công Tuấn, bằng nhiều giải pháp trước mắt trong những ngày qua giá thịt lợn hơi đã tăng lên, có nơi tăng 5.000 đồng/kg so với thời điểm thấp nhất. Còn giá thịt bán tại các siêu thị cũng đã giảm so với cách đây 10 ngày.
Chiều ngày 4.5, tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn đã thông tin về vấn đề liên quan đến giá thịt lợn hiện nay.
Theo Thứ trưởng Tuấn, hiện cả nước vẫn còn 300.000 – 400.000 tấn thịt lợn đủ tiêu chuẩn xuất chuồng. “Chúng ta cố gắng cân bằng cung – cầu trong khoảng 2-3 tháng nữa”, ông Tuấn cho hay.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hà Công Tuấn thông tin về vấn đề liên quan đến giá thịt lợn hiện nay.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng nêu 3 giải pháp tập trung cả trước mắt, lâu dài để không tái diễn cảnh “giải cứu” đàn lợn thời gian tới. Thứ nhất, giải quyết tốt quan hệ cung cầu, không để đứt quãng. Rà soát đảm bảo tổng đàn và quy mô đàn chăn nuôi có cơ cấu hợp lý.
Video đang HOT
Thứ hai, Bộ NN&PTNT sẽ có giải pháp kiểm soát lợn nái, tổ chức liên kết chuỗi và lâu dài sẽ đề xuất với Chính phủ không hỗ trợ trực tiếp người chăn nuôi mà sẽ hỗ trợ qua chuỗi. Thứ ba, mở rộng thị trường để tăng xuất khẩu thịt lợn.
Liên quan đến vấn đề giá thịt lợn, theo ông Đỗ Thắng Hải – Thứ trưởng Bộ Công Thương, việc nhập khẩu thịt lợn không ảnh hưởng tới tiêu thụ trong nước. Ông Hải dẫn chứng, số liệu nhập khẩu mặt hàng này năm 2016, khi chỉ nhập 39.400 tấn thịt lợn và các sản phẩm liên quan, với kim ngạch 44 triệu USD, chiếm 0,1% sản lượng tiêu thụ mặt hàng này trong nước.
Về tạm nhập tái xuất, năm 2016 nhập 20 triệu USD, chủ yếu là các sản phẩm liên quan thịt lợn. Tuy nhiên, để tránh thẩm lậu mặt hàng này, Ban chỉ đạo 389 đã đề xuất tạm ngừng hoạt động này và đã được Chính phủ đồng ý.
Lý giải chuyện Việt Nam vẫn khó khăn trong xuất khẩu các mặt hàng nông sản, trong khi nhập về nhiều, ông Hải cho hay, trong khu vực ASEAN Việt Nam chỉ ký được hiệp định thú y, chứng nhận kiểm dịch với 2 thị trường là Hồng Kông, Malaysia. Tuy nhiên, chủ yếu chỉ xuất được sản phẩm lợn sữa (20 – 30kg một con), sản lượng rất ít. Vì thế, xuất khẩu thịt lợn chủ yếu vẫn qua đường tiểu ngạch.
“Năm 2016 đã có 600.000 tấn thịt lợn được xuất qua tiểu ngạch vào thị trường Trung Quốc, nhưng từ đầu năm 2017 thị trường này kiểm soát khắt khe chất lượng nên đã ảnh hưởng tới việc xuất khẩu mặt hàng này. Để tăng xuất khẩu bằng chính ngạch, việc đầu tiên ngành nông nghiệp cần tăng chất lượng sản phẩm, ký kết kiểm dịch thú y với các thị trường, đặc biệt là Trung Quốc” – Thứ trưởng Hải cho biết.
Theo Danviet
Thái Lan xả kho gạo dự trữ, Việt Nam có ảnh hưởng?
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, do vận hành trong kinh tế thị trường nên nếu Thái Lan xả kho gạo khoảng hơn 11 triệu tấn chắc chắn ảnh hưởng đến vấn đề giá và tiêu thụ gạo của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Mới đây, Chính phủ Thái Lan có thông báo sẽ bán toàn bộ 11,4 triệu tấn gạo dự trữ trong vòng 2 tháng tới với mục tiêu thu về hơn 2,8 tỷ USD. Đây được xem là lần bán gạo ra thị trường thế giới lớn chưa từng có trong lịch sử xuất khẩu lúa gạo của Thái Lan. Các đợt đấu giá gạo sẽ kéo dài suốt tháng 5 và tháng 6, mỗi lần đấu giá khoảng 1 triệu tấn gạo.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, Chính phủ Thái Lan đã ủng hộ kế hoạch đấu thầu nhằm giải phóng 11,4 triệu tấn gạo trong kho dự trữ quốc gia. Đây là nỗ lực của Chính phủ Thái Lan nhằm giải phóng hoàn toàn lượng gạo dự trữ trong kho quốc gia vào cuối năm 2017.
Cũng theo Thương vụ Việt Nam tại Thái Lan, xét về chất lượng gạo, trong số 11,4 triệu tấn gạo hiện có trong kho quốc gia bao gồm gạo loại C phù hợp với mục đích công nghiệp, gạo loại P đạt tiêu chuẩn của Bộ Thương mại.
Động thái xả kho gạo trong vòng 60 ngày của Thái Lan với khối lượng lên tới hơn 11 triệu tấn đặt ra những quan ngại về mức độ ảnh hưởng đến thị trường gạo thế giới, đặc biệt là Việt Nam
Trong khi đó, theo thống kê, trong 10 năm qua, mỗi năm Thái Lan xuất khẩu khoảng 8,6 triệu tấn gạo. Như vậy, động thái xả kho gạo trong vòng 60 ngày với khối lượng lên tới hơn 11 triệu tấn đặt ra những quan ngại về mức độ ảnh hưởng đến thị trường gạo thế giới, đặc biệt là Việt Nam.
Liên quan đến vấn đề này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, do đang vận hành trong kinh tế thị trường nên việc Thái Lan nếu có xả kho hàng khoảng hơn 11 triệu tấn gạo, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến vấn đề giá và tiêu thụ gạo của các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Đứng trước những dự đoán này, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết, hiện Việt Nam đang xem xét hết sức kỹ lưỡng từng động thái, từng thị trường và có các biện pháp cụ thể.
Cũng theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, trước thông tin này, các nhà quản lý, doanh nghiệp và nông dân phải nghe ngóng chính xác. "Có thể họ bán bằng hoặc thậm chí thấp hơn để thu hồi vốn, giải phóng mặt hàng. Quan trọng, chúng ta phải đối mặt vấn đề này và phải có giải pháp. Nhà nước sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp, dù không thể làm thay doanh nghiệp", Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết.
Ở một diễn biến khác, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang tăng mạnh. Theo đó, cả nước tháng 3/2016 đạt hơn 589 nghìn tấn với trị giá đạt 263,5 triệu USD, tăng 24,1% về lượng và 31,5% về trị giá so với tháng 2/2016. Với kết quả đạt được trong tháng 2 đã đưa kim ngạch xuất khẩu gạo trong 3 tháng/2016 đạt 1,55 triệu tấn, với trị giá đạt hơn 680 triệu USD, tăng tương ứng 38,1% về lượng và 38,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2015.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong quí I/2016 chủ yếu sang Trung Quốc với 474,4 nghìn tấn tăng 42,2% so với mức xuất khẩu cùng kỳ năm 2015; sang Indonesia với 350,7 nghìn tấn; sang Philippines với 190,7 nghìn tấn...
Yến Nhi
Theo_VnMedia
Điều hành giá xăng: Không hoàn toàn tăng, giảm theo thế giới Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, hiện giá xăng dầu đã được điều hành theo hướng tiệm cận thế giới. Tuy nhiên, không có nghĩa là giá xăng dầu thế giới tăng bao nhiêu phần trăm thì trong nước phải tăng đúng mức đó. Chiều qua (6/5), Bộ Công Thương đã tổ chức họp báo thường kỳ tháng 4. Tại...