Con tôm “mơ” 10 tỷ USD
Không “bằng lòng” với con số 3 – 3,5 tỷ USD giá trị xuất khẩu mỗi năm như hiện nay, nhiều doanh nghiệp cho rằng, ngành tôm Việt Nam có thể đạt kim ngạch 10 tỷ USD/năm.
10 tỷ USD… là chuyện nhỏ
Ông Nguyễn Hoàng Anh- Tổng Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư thủy sản Nam miền Trung, Chủ tịch Hiệp hội Tôm tỉnh Bình Thuận, cho rằng con số 3 tỷ USD xuất khẩu mỗi năm chưa phản ánh hết tiềm năng của ngành tôm Việt Nam. Thay vào đó, Việt Nam đủ khả năng đạt kim ngạch 10 tỷ USD nếu được đầu tư bài bản.
Chế biến xuất khẩu tôm tại một doanh nghiệp ở ĐBSCL. Ảnh: T.H
Theo ông Anh, lợi thế của ngành tôm là trong khi các sản phẩm chăn nuôi như lợn, bò bị hạn chế bởi nhiều thị trường do các vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng…, sản phẩm tôm lại được tiêu thụ bởi gần 7 tỷ người trên toàn cầu. Hơn nữa, nhu cầu “ăn” tôm của người tiêu dùng cũng ngày càng tăng, theo xu hướng giảm dần lượng thịt, tăng các sản phẩm thủy hải sản và rau củ quả. Trong khi đó, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để phát triển ngành nuôi tôm như bờ biển dài với nhiều vùng nuôi tôm thích hợp, diện tích nuôi tôm hiện lên đến 1 triệu ha, cung cấp 40% sản lượng tôm sú toàn cầu, các nhà máy chế biến tôm của Việt Nam đã đạt chuẩn để xuất khẩu sang các thị trường khó tính nhất…
“Ngay cả tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu như nước biển dâng, xâm nhập mặn cũng là cơ hội cho ngành nuôi tôm phát triển. Nhà nước cần sớm có quy hoạch để mạnh dạn phát triển các vùng nuôi tôm ở khu vực bị nhiễm mặn và nước biển dâng, bởi thu nhập từ nuôi tôm cao hơn nhiều so với trồng lúa” – ông Anh nói.
Còn theo tính toán của ông Lê Văn Quang – Tổng Giám đốc Công ty CP tập đoàn Minh Phú, dư địa ngành tôm Việt Nam còn rất lớn, nếu biết phát huy, vận dụng nuôi tôm vừa sức tải môi trường… thì sẽ đạt mức năng suất cao, giá bán cũng rất tốt. Theo ông Quang chỉ cần nuôi với năng suất bình quân 1,5 tấn/ha thì với diện tích hiện tại, Việt Nam đã có 1 triệu tấn tôm. Với giá xuất bình quân như hiện nay của Minh Phú là 10 USD/tấn thì Việt Nam sẽ cầm chắc trong tay 10 tỷ USD. Còn nếu đẩy mạnh sản xuất tôm sú thay vì tôm thẻ chân trắng thì giá xuất khẩu bình quân đạt mức 16 – 17 USD/kg, Việt Nam sẽ có khoảng 13 tỷ USD/năm.
Video đang HOT
“Riêng Minh Phú đã có thể “gánh” 2 tỷ USD/năm, do đó, giấc mơ 10 tỷ USD cho ngành tôm là không quá xa vời” – ông Quang nhấn mạnh.
Có dễ ăn?
Dù được đánh giá là có khả năng mang về 10 tỷ USD, tuy nhiên, chính những người trong cuộc ngành tôm cũng cho rằng, Việt Nam phải thay đổi cách làm rất nhiều mới mong đạt được mục tiêu này. Ông Lê Văn Quang cho rằng, nếu nhìn thẳng vào thực tế, ngành tôm Việt Nam đang đối mặt với sự bất ổn, giá thành cao, tính cạnh tranh kém. Điều này thể hiện qua việc quy hoạch vùng nuôi, con giống, thức ăn và các khâu kiểm tra, giám sát khác trong quy trình nuôi, chế biến xuất khẩu.
Cụ thể, theo ông Quang, ngành tôm Việt Nam đang sai cách tiếp cận và hướng phát triển. Trong khi nhiều nước, đặc biệt là Ecuado, nuôi tôm theo hướng kháng bệnh, tôm giống khỏe mạnh, nuôi ở mật độ thấp 10 – 30 con/m2 thì ngược lại, Việt Nam nuôi tôm theo hướng sạch bệnh, mật độ nuôi từ 80 – 120 con/m2 nhưng tỷ lệ thành công chỉ dưới 30%. Với cách nuôi này, giá thành tôm trong nước luôn ở mức cao, khó cạnh tranh. “Vừa rồi, tôi đi thăm Ecuado, thấy họ nuôi tôm kháng bệnh mà rất “chắc ăn”. Cách nuôi tôm kháng bệnh của Ecuado đã thay đổi hoàn toàn quan điểm về tôm của tôi trong hơn 30 năm qua” – ông Quang nói.
Ông Dương Tiến Thể – Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NNPTNT), cũng thông tin, trong năm 2016, cả nước có hơn 60.000ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do dịch bệnh và các vấn đề về môi trường. Trong đó, thiệt hại do dịch bệnh gây ra chỉ chiếm 30% trong khi tỉ lệ diện tích thiệt hại do các vấn đề về môi trường, ô nhiễm nguồn nước… gây ra chiếm đến 63%.
Ông Nguyễn Huy Điền – nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản (Bộ NNPTNT) cũng cho rằng, các tổ chức nghiên cứu thị trường đều chưa dự đoán được ngưỡng giới hạn của nhu cầu sử dụng sản phẩm tôm, trong khi đó, khả năng tăng sản lượng tôm sú trên thế giới rất hạn chế.
Tuy nhiên, để đáp ứng được các nhu cầu thị trường nêu trên không đơn giản, nhất là trong tình hình các nước nhập khẩu ngày càng yêu cầu khắt khe hơn về chất lượng. Chưa hết, các rào cản về kỹ thuật các nước dựng lên để bảo vệ sản xuất trong nước cũng ngày càng nhiều. Doanh nghiệp muốn “vượt rào” cũng không hề đơn giản.
Theo Danviet
Tôm đuối sức khi "bơi" sang Anh
Xuất khẩu tôm sang thị trường Anh đã tăng mạnh trong 5 tháng đầu năm nay. Tuy nhiên, từ khi công bố kết quả cuộc trưng cầu ý dân để Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit), lượng tôm Việt Nam xuất khẩu vào nước này đã giảm mạnh.
Xuất khẩu giảm sâu
Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu tôm Việt Nam (VN) sang Anh 5 tháng đầu năm nay đạt trên 44 triệu USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm sang thị trường này trong tháng 6.2016 chỉ đạt 6,8 triệu USD, giảm 27,7% so với tháng 5.2015. Đây là tháng đầu tiên kể từ đầu năm, xuất khẩu tôm sang Anh giảm so với cùng kỳ năm trước.
Theo nhận định, trong khi EU liên tục giảm nhập khẩu tôm từ VN từ năm 2015, thì ngược lại, Anh luôn là thị trường năng động. Từ vị trí là thị trường lớn thứ 3 về nhập khẩu tôm VN trong khối EU năm 2014, Anh vươn lên vị trí thứ 2 từ đầu năm 2015. Bắt đầu từ tháng 8.2015, Anh vượt qua Đức trở thành thị trường dẫn đầu khối về nhập khẩu mặt hàng tôm từ VN.
Tuy nhiên, tính tới tháng 5 năm nay, lượng nhập khẩu tôm vào nước này đã giảm mạnh, Anh cũng đã phải nhường lại vị trí thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của VN trong khối EU cho Đức. Theo đó, xuất khẩu tôm VN sang Đức 5 tháng đầu năm nay đạt trên 46 triệu USD.
Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Thế giới (ITC), tổng nhập khẩu tôm vào Anh 4 tháng đầu năm nay đạt 264,3 triệu USD, tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2015. VN là nhà cung cấp lớn nhất cho Anh chiếm 15,4% tổng nhập khẩu tôm của thị trường này, Ấn Độ đứng thứ 2 với 14,2%. Cũng theo ITC, trong top 8 nguồn cung tôm lớn nhất cho Anh 4 tháng đầu năm nay, nhập khẩu từ VN tăng mạnh nhất 56,8%; tiếp đó là Indonesia với 34,8%.
Đại diện Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (Vasep) nhận định, tại thị trường Anh, VN phải cạnh tranh với Ấn Độ, chủ yếu về giá. Trong vài năm gần đây, Ấn Độ đã tăng thị phần tại các thị trường thuộc EU, đặc biệt là Anh.
Vẫn chưa tác động "liền tay"?
Nhận định về những ảnh hưởng của Brexit đối với xuất khẩu thủy sản của VN sang Anh, ông Trương Đình Hòe - Tổng Thư ký Vasep cho rằng, sự kiện này sẽ chưa tác động nhiều tới doanh nghiệp VN trong thời gian trước mắt.
Nguyên nhân là do nước Anh còn phải mất 2 năm nữa để hoàn tất các thủ tục rút lui khỏi khối EU. Trong khoảng thời gian này, Anh vẫn được đảm bảo các nghĩa vụ và quyền lợi trong khối như bình thường. Hơn nữa, dù Anh tách khỏi EU, các hệ thống tiêu chuẩn của họ vẫn tương đồng với khu vực này.
Hơn nữa, theo phân tích của Vasep, Anh là thị trường lớn nhất nhì trong khu vực EU đối với thủy sản VN, nhưng đây không phải là thị trường mang tính cửa ngõ như Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ... mà là thị trường tiêu thụ. Do đó, hầu hết các sản phẩm thủy sản của VN xuất khẩu sang Anh đều được bán tới tay người tiêu dùng nước này. Vì thế, dù Anh có rời EU hay không thì việc mua bán thủy sản giữa nhà nhập khẩu nước này với VN vẫn diễn ra bình thường.
Tuy vậy, cũng có một chút lo ngại là khi Anh rời khỏi EU, thủy sản VN xuất khẩu sang nước này sẽ không còn được hưởng những điều kiện ưu đãi về thuế như trong Hiệp định thương mại tự do VN - EU khi Hiệp định này chính thức được các thành viên EU thông qua.
Trong khi đó, ông Trần Văn Lĩnh - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thương mại thủy sản Thuận Phước, một doanh nghiệp xuất khẩu tôm vào EU lo ngại rằng, những biến động tỷ giá sau sự kiện Brexit có thể sẽ ảnh hưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu giữa VN và Anh. Theo ông Lĩnh, đồng tiền VN lâu nay gắn liền với đồng USD. Sự sụt giảm tỷ giá của đồng euro và đồng bảng Anh cùng với tỷ giá USD tăng sẽ tác động trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu thủy sản của VN.
Hơn nữa, VN lâu nay đã quen với các luật lệ, tiêu chuẩn của EU khi xuất khẩu vào khối thị trường này. Do đó, nếu sau khi rời EU, Anh có những tiêu chuẩn khác, riêng biệt thì sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc tìm hiểu, làm quen lại từ đầu. Hiện tại, doanh nghiệp của ông Lĩnh mỗi năm xuất khẩu khoảng tôm trị giá khoảng 22 triệu USD vào thị trường EU, trong đó, có khoảng 8 - 10 triệu USD tôm các loại xuất khẩu vào Anh.
Xuất khẩu thủy sản khai thác vào EU vướng quy định mới Mới đây, EU đưa ra yêu cầu doanh nghiệp phải có giấy chứng nhận thủy sản khai thác mới được xuất khẩu vào thị trường này. Trong khi đó, Chi cục Quản lý chất lượng và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản TP.HCM lại vừa ra thông báo sẽ ngừng cấp giấy chứng nhận thủy sản khai thác đối với các lô hàng có nguyên liệu thủy sản khai thác không thuộc địa bàn TP.HCM kể từ 1.8. Thông báo này của TP.HCM dựa trên khoản 7 Điều 18, Thông tư 50/2015 của Bộ NNPTNT. Theo đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các cơ quan thẩm quyền đã xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác để nộp hồ sơ đề nghị chứng nhận thủy sản khai thác.
Theo Danviet
Trung Quốc "ăn" trở lại tôm sú Việt Nam Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm và kiểm dịch quốc giaTrung Quốc (AQSIQ) vừa công bố danh sách bốn doanh nghiệp, 27 cơ sở nuôitôm sú sống của Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu vào thị trường này. Danh sách trên cũng đã được AQSIQ thông báo tới các cửa khẩu phía Trung Quốc. Thương vụ Đại sứ quán Việt...