Con tôm lại bị làm khó ở một số thị trường
Từ 28.9, Úc sẽ siết điều kiện nhập khẩu tôm, trong khi đó, tại thị trường Kuwait, tôm Việt đang bị tạm ngừng nhập khẩu do lo ngại dịch bệnh đốm trắng và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính.
Siết điều kiện nhập khẩu tôm vào Úc
Bộ Nông nghiệp Úc đưa ra thông báo kể từ ngày 28/9/2018, các mặt hàng tôm tẩm bột khi nhập khẩu vào Úc sẽ phải trải qua một bước xử lý bằng nhiệt ngắn trong quá trình chế biến để đảm bảo các lớp bột trở thành dạng rắn bám chặt vào tôm trong điều kiện đông lạnh hoặc tan giá.
Nếu cơ quan có thẩm quyền ở nước xuất khẩu không thể chứng minh được mặt hàng tôm tẩm bột đã trải qua bước xử lý nhiệt thì các mặt hàng này sẽ phải chịu sự kiểm tra các điều kiện nhập khẩu như đối với các mặt hàng tôm chưa nấu chín đó là sẽ phải yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm trước khi hàng hóa được xuất khẩu và khi hàng hóa nhập cảng vào Úc theo các phương pháp được công nhận bởi Tổ chức Thú ý Thế giới (OIE).
Xuất khẩu tôm đang gặp khó ở một số thị trường. Ảnh: IT.
Các cơ quan có thẩm quyền và các nhà nhập khẩu hiện đang có giấy phép sẽ được Bộ Nông nghiệp Úc liên lạc để thông báo việc thực hiện các điều kiện nhập khẩu mới này, bao gồm cả các thỏa thuận chuyển tiếp đối với các sản phẩm quá cảnh.
Tôm tạm thời bị cấm xuất khẩu sang Kuwait
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP) dẫn nguồn tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết Kuwait sẽ tạm ngừng thông quan một số sản phẩm tôm có xuất xứ từ Việt Nam.
Video đang HOT
Cụ thể, ngày 5/62018 Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait có Công điện số 071/ĐSQ thông báo về việc Bộ Công Thương Kuwait ban hành quyết định tạm ngừng thông quan một số sản phẩm tôm và động vật giáp xác (tươi, ướp lạnh, đông lạnh, đã qua xử lý) có xuất xứ từ Việt Nam do xuất hiện virus bệnh đốm trắng (WSSV) và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS) ở tôm.
Theo đánh giá sơ bộ của Đại sứ quán Việt Nam tại Kuwait, nhiều khả năng Bộ Công Thương Kuwait ban hành Quyết định này dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến của Hội đồng hợp tác vùng Vịnh (GCC) và dựa trên quyết định tương tự của Saudi tạm ngừng nhập khẩu một số sản phẩm tôm của Việt Nam năm 2016 và toàn bộ thủy sản của Việt Nam cuối tháng 1/2018.
Bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp ảnh hưởng đến nhiều vùng nuôi tôm trên cả nước. Ảnh: IT.
Mặc dù tỷ trọng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Kuwait (bao gồm cả tôm các loại) chỉ chiếm khoảng 0,15% tổng xuất khẩu toàn ngành, tuy nhiên trong bối cảnh Việt Nam thời gian qua liên tục đối mặt với truyền thông bất lợi về chất lượng thủy sản xuất khẩu. Bên cạnh đó Saudi (là một nước lớn có tiếng nói trong khu vực vùng Vịnh) cũng đang đơn phương tạm ngừng nhập khẩu toàn bộ thủy sản của Việt Nam, động thái nêu trên của Kuwait sẽ ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu tôm sang thị trường này.
Trước đó, Tông cuc Thuy san cũng đã ban hanh Công văn sô 1805/TCTS-NTTS gưi Sơ Nông nghiêp va PTNT cac tinh/thanh phô ven biên chi đao tăng cương quan ly trong nuôi tôm nươc lơ nhăm han chê nguy cơ bung phat bênh đôm trăng (WSSV) va hoai tư gan tuy câp (AHPND) trên tôm nươc lơ va giam thiêu thiêt hai cho ngươi nuôi.
Tông cuc Thuy san yêu cầu Sơ Nông nghiêp va PTNT cac tinh/thanh phô ven biên chi đao tăng cương quan ly trong nuôi tôm nươc lơ, triên khai môt sô giai phap đê phong chông nguy cơ bung phat dich bênh đôm trăng trên tôm. Yêu câu cac đia phương tiêp tuc tăng cương chi đao trong quan ly giông tôm nươc lơ; thưc hiên nghiêm tuc vê khung lich thơi vu tha giông tôm nươc lơ năm 2018. Bên canh đo, thưc hiên cac giai phap tăng cương quan ly nuôi tôm ngao (nghêu) theo công văn sô 1563/TCTS-NTTS cua Tông cuc Thuy san ngay 08/5/2018.
Ngoai ra, cân chu đông trong công tac han chê nguy cơ bung phat dich bênh trên tôm, tiên hanh phun khư trung bơ ao nuôi băng hoa chât khư trung. Đôi vơi cac cơ sơ nuôi cân han chê đi vao cơ sơ, ngươi chăm soc, quan ly cơ sơ nuôi han chê sang cac cơ sơ bi bênh hoăc tôm chêt chưa ro nguyên nhân. Tuyêt đôi không lây thêm nươc tư ngoai hê thông câp nươc chung vao ao nuôi khi chưa xac đinh đươc nguôn nươc an toan. Đinh kỳ sư dung chê phâm sinh hoc đê cai thiên môi trương nươc, kiêm soat mât đô tao, ôn đinh pH va đô kiêm, giam khi đôc H2S, NH3, NO2 va kiêm soat mât đô vi khuân Vibrio. Thương xuyên duy tri va ôn đinh môi trương ao nuôi va nâng cao sưc đê khang cho tôm theo hương dân cua can bô ky thuât.
Theo VNE
Thị trường xuất khẩu tôm "đổi ngôi", châu Âu mới là số 1
Các thị trường truyền thống của tôm Việt Nam như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc... đã có sự thay đổi "ngôi thứ" trong năm 2017. Năm 2017 cũng được xem là năm "được mùa" của xuất khẩu tôm khi giá trị kim ngạch đạt 3,8 tỷ USD.
Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, dù diễn biến thị trường nhiều bất lợi nhưng hết năm 2018, đã có 3,8 tỷ USD được mang về từ xuất khẩu tôm. Trong đó, Châu Âu vươn lên thay thế Mỹ, dẫn đầu thị trường nhập khẩu của tôm Việt Nam.
Theo đó, xuất khẩu tôm vào EU trong 11 tháng năm 2017 đạt trên 780 triệu USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 22,2% tổng giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam đi các thị trường.
Năm 2017, xuất khẩu tôm Việt Nam vào EU và Trung Quốc tăng trưởng mạnh. Ảnh: I.T
Tại khối EU, có những thị trường tăng vượt bậc trong năm qua như Hà Lan tăng đến 70,5%, đạt 199,7 triệu USD. Tiếp đó, Anh và Đức lần lượt tăng 54,5% và 6%. Tuy nhiên, theo đánh giá của VASEP, Việt Nam có thể chen chân mạnh mẽ vào thị trường EU trong năm qua nhờ các đối thủ mạnh như Ấn Độ, Thái Lan gặp các vấn đề về kháng sinh, thuế... khi xuất khẩu tôm vào EU.
Ngoài ra, giá trị xuất khẩu tôm Việt Nam sang EU khá tích cực là do người tiêu dùng EU ưa chuộng các sản phẩm thủy sản giá trị gia tăng tiện lợi và tăng nhập khẩu để phục vụ nhu cầu các lễ hội cuối năm. Trong khi đó, nguồn tôm nước lạnh lại đang có giá cao và nguồn cung lại giảm.
Không chỉ EU, thị trường Trung Quốc, Mỹ và Nhật Bản cũng có sự "đổi ngôi" thứ vị trong nhập khẩu tôm Việt Nam năm 2017. Mỹ là thị trường sụt giảm duy nhất trong nhóm các thị trường chính của tôm Việt khi 11 tháng đầu năm chỉ nhập khẩu khoảng 610 triệu USD, giảm 7,8% so với cùng kỳ.
Trong khi đó, Trung Quốc là thị trường tăng trưởng mạnh nhất trong nhóm các thị trường truyền thống của tôm Việt, với mức tăng trưởng 60,2%, đạt 637,9 triệu USD. Với đà tăng trưởng này, VASEP đánh giá, Trung Quốc có khả năng vượt qua Nhật Bản trở thành thị trường lớn thứ hai của tôm Việt Nam trong quý 1.2018.
Ông Trương Đình Hòe - Tổng thư ký VASEP cũng thông tin, từ ngày 1.12.2017, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc có lợi thế hơn khi nước này quyết định giảm thuế nhập khẩu từ 5% xuống 2% đối với sản phẩm tôm đông lạnh. Hơn nữa, với lợi thế về vị trí địa lý, thanh toán linh hoạt... doanh nghiệp Việt Nam nhanh chóng đáp ứng các yêu cầu của bạn hàng Trung Quốc khi nhu cầu ở thị trường này tăng mạnh.
Hiện tại, nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường Trung Quốc vẫn ở mức cao, nhằm phục vụ mùa tết âm lịch sắp tới. Một số doanh nhân Trung Quốc còn đến tận ao nuôi các nước lân cận để tìm mua hàng với khối lượng lớn. Một số nhà phân tích cho rằng, lượng tôm thẻ châm trắng nuôi tại Trung Quốc đã giảm 2/3 do gặp các bất lợi về thời tiết. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng tôm nhập khẩu vào thị trường này tăng mạnh.
Sang năm 2018, nhiều chính sách liên quan đến xuất khẩu tôm có hiệu lực, tạo lợi thế cho tôm Việt Nam.
Cũng theo ông Hòe, không chỉ ở thị trường Trung Quốc, sự thay đổi ngôi thứ này cũng có thể kéo dài sang năm 2018, khi mà Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực sẽ tạo nhiều thuận lợi cho xuất khẩu tôm vào thị trường này.
Cụ thể, theo lộ trình cam kết, khi EVFTA có hiệu lực, thuế xuất khẩu tôm mã HS 03061100 (tôm hùm xanh ướp đá; tôm sú HOSO, DP đông lạnh; tôm mũ ni vỏ...) sang EU sẽ về 0% thay vì mức 12,5% như hiện tại, thuế sản phẩm tôm sú tươi đông lạnh, tôm sú thịt đông lạnh, tôm thẻ thịt đông lạnh... cũng về 0% từ mức 20%.
Trong khi đó, sản xuất tôm trong nước năm qua cũng gặp nhiều thuận lợi nhờ giá tốt, được Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan ban ngành ưu tiên. Ông Dương Thành Trung - Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, cho biết, chỉ trong vòng một năm qua, các mô hình nuôi tôm công nghệ cao phát triển rất mạnh mẽ tại địa phương này, hướng tới xây dựng Bạc Liêu thành trung trâm công nghiệp tôm của cả nước.
"Chỉ với 500 - 600 triệu đồng, nông dân có thể đầu tư ao nuôi tôm ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao và lấy lại vốn sau 1 năm. Do đó, các mô hình này đang lan tỏa rất nhanh, dẫn tới lo ngại về việc khó kiểm soát ô nhiễm môi trường", ông Trung cho biết.
Theo Danviet
Phấn đấu cật lực mới hiện thực được giấc mơ 10 tỷ USD xuất khẩu tôm Để giá trị kim ngạch xuất khẩu sản phẩm tôm "cán mốc" 10 tỷ USD vào năm 2025 (tức gấp hơn 3 lần hiện tại), thì tốc độ tăng trưởng bình quân (giai đoạn 2017 - 2025) phải đạt trên 10%/năm. Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám, đây là một bài toán khó, nếu không có sự phấn đấu cật lực...