Con tôi từ chối nhận tiề.n lì xì vì ‘đằng nào mẹ chẳng tịch thu hết’
Thay vì nhận tiề.n lì vì rồi nhét luôn vào tay mẹ như mọi năm, Tết này con gái 13 tuổ.i dứt khoát không cầm, lý giải một cách bất mãn: “Đằng nào mẹ chả tịch thu hết”.
Vợ chồng tôi chỉ có một cô con gái năm nay học lớp 8. Từ trước đến nay, trong các dịp Tết, cháu luôn nộp lại hết tiề.n mừng tuổ.i cho bố mẹ chứ không giữ lại để chi tiêu riêng. Thói quen này của cháu hình thành từ khi còn nhỏ, vì tôi và chồng luôn phân tích cho con hiểu tiề.n mừng tuổ.i của con thực chất chính là tiề.n của bố mẹ; con được mừng tuổ.i bao nhiêu thì bố mẹ cũng phải rút túi ra mừng tuổ.i con nhà người khác chừng đó, thậm chí còn nhiều hơn, bởi hầu hết các gia đình đều có hai con chứ ít ai sinh một như nhà tôi.
Hơn nữa, mỗi năm số tiề.n mừng tuổ.i của con thu về cũng tầm 3-4 triệu đồng, con số rất lớn đối với một đứ.a tr.ẻ ở cái tuổ.i chưa biết cách quản lý tiề.n và dễ sinh hư nếu được cầm nhiều tiề.n. Tôi bảo con đưa hết phong bao lì xì cho bố mẹ, cần món gì thì cứ xin, nếu thấy hợp lý thì bố mẹ sẽ mua cho từ số tiề.n mừng tuổ.i con có được.
Gia đình tôi có điều kiện, không để con phải thiếu thốn gì nên tôi nghĩ việc để trẻ cầm tiề.n là không cần thiết, thậm chí có thể khiến trẻ sinh hư khi bất ngờ có được số tiề.n lớn. Trẻ có thể mua sắm những thứ không cần thiết một cách hoang phí, hoặc quen thói tiêu pha, đến khi không có tiề.n thì tìm cách “kiếm” một cách không chính đáng, hoặc quá sa đà vào việc mua sắm, hưởng thụ, quên nhiệm vụ chính là tập trung phấn đấu học hành…
Con tôi từ bé tới lớn đều chưa từng giữ tiề.n mừng tuổ.i. (Ảnh tạo bởi AI)
Do hình thành thói quen từ nhỏ nên khác với bạn bè cùng trang lứa, con tôi thường rất hờ hững với tiề.n mừng tuổ.i. Ai đưa thì cháu cảm ơn rồi sau đó nhét luôn vào ví mẹ. Tiề.n ai mừng tuổ.i bao nhiêu con cũng chẳng biết, thậm chí cũng chẳng quan tâm. Tôi coi đó là một thành công trong việc giáo dục, tự hào vì con mình vẫn luôn hồn nhiên, trong sáng, không bị vật chất, tiện nghi cám dỗ, sinh ra vòi vĩnh như nhiều trẻ v.ị thàn.h niê.n khác.
Video đang HOT
Thế nhưng phản ứng rõ rệt của con gái năm nay khiến tôi giật mình nhận ra, không phải cháu không quan tâm đến tiề.n, và hóa ra cháu bất mãn với vợ chồng tôi về chuyện làm gì với tiề.n mừng tuổ.i. Năm nay, khi người lớn đến nhà trao phong bao lì xì, cháu không cầm rồi nhét luôn vào túi mẹ như mọi năm mà từ chối thẳng: “Cháu cảm ơn cô/chú, cháu xin không nhận ạ”.
Con gái tôi nói giọng dứt khoát đến mức khách cũng phải ngẩn ra, hỏi tại sao thì nó cười nhẹ: “Vì cháu lớn rồi”, nhưng sau đó dường như không cam lòng, nó thòng thêm một câu nữa: “Cháu nhận làm gì, đằng nào thì mẹ cũng tịch thu hết”.
Dù con tôi nói câu đó một cách nhẹ nhàng nhưng người lớn làm sao không nhận ra thái độ của nó. Cả tôi lẫn khách đều “đứng hình” trong giây lát. Chị khách cười xòa, dúi phong bao đỏ vào tay nó, bảo: “Cháu cứ cầm đi, khoản này cô sẽ xin phép mẹ đặc cách cho cháu giữ”. Con gái bất đắc dĩ nhận lấy, cảm ơn lần nữa, xong lại nhét luôn vào tay tôi rồi xin phép lên phòng.
Đến khuya, tôi nhẹ nhàng góp ý với con về thái độ ban sáng, nó cãi là không làm gì sai vì chẳng nói câu nào hỗn hào cả. “Nhưng ai cũng thấy rõ rằng con bất mãn vì mẹ giữ tiề.n lì xì”, tôi nói. Con bảo: “Con bất mãn là ý nghĩ tự nhiên phát sinh trong lòng con, chứ con có hỗn láo đâu. Đến tầm tuổ.i này rồi mà mẹ cứ ‘giữ hộ’ tiề.n mừng tuổ.i như trẻ con lên 5, cần cái gì cũng phải xin mẹ từng đồng và khai báo mua cái gì, thứ đó hết bao nhiêu tiề.n thì làm gì có đứa nào vui”.
Rồi con gái tuyên bố: “Như bố mẹ vẫn luôn nói, tiề.n mừng tuổ.i người ta đưa cho con thật ra là tiề.n của bố mẹ, vậy bố mẹ giữ luôn chứ không cần đi lòng vòng qua tay còn đâu ạ, tự nhiên mất công qua một khâu trung gian. Từ giờ con sẽ không nhận đồng mừng tuổ.i nào hết”.
Thật ra trước Tết, con gái đã đề nghị với bố mẹ cho phép tự giữ tiề.n lì xì, bảo rằng mình đã lớn, đã biết cách chi tiêu nên muốn tự mình quản lý một quỹ nho nhỏ để chủ động mua những món mình cần. Khi tôi bảo sẽ cho con giữ 500 nghìn đồng để tiêu vặt sau Tết, còn thì mẹ vẫn giữ hộ, nó không nói thêm gì nữa. Tôi biết con dỗi nhưng cũng mặc kệ, không ngờ đến năm mới nó lại phản ứng mạnh như vậy.
Hơi hoang mang, tôi hỏi tại sao con có thái độ gay gắt với bố mẹ đến thế, bố mẹ có để thiếu thốn cái gì đâu, con gái trách tôi không tin tưởng con, rằng bạn bè nó từ lâu đã được giữ một phần đáng kể của số tiề.n mừng tuổ.i, rằng bản thân con ngoan thì làm sao có thể hư hỏng chỉ vì được cầm 3-4 triệu đồng… Tôi và chồng định phân tích thêm thì con gái tỏ ý không muốn nghe nữa, bảo cứ làm như bố mẹ quyết rồi trùm chăn lên đầu nói muốn đi ngủ.
Từ hôm qua đến giờ tôi vẫn luôn băn khoăn và không còn kiên định với quan điểm của mình nữa. Tôi biết con mình ngoan, nhưng vẫn rất lo vì một số bạn bè từng kể con họ mua váy áo, son phần ăn diện quá mức so với lứa tuổ.i, có cháu là con gái mà đốt hết tiề.n và.o quán game… Nhưng tôi cũng cảm thấy mình không thể cứ phớt lờ lý lẽ của con gái, nhất là con đang ở giai đoạn dậy thì rất bướng bỉnh. Con tôi rất ngoan ngoãn lễ phép nhưng có vẻ là type nổi loạn ngầm.
Tôi có nên thỏa hiệp với con gái trong vấn đề tiề.n lì xì? Nếu cho phép con tự giữ tiề.n thì giới hạn thế nào và thiết lập quy tắc ra sao để hạn chế những “tác dụng phụ”? Rất mong quý độc giả cho vợ chồng tôi lời khuyên để đối phó với cô con gái đang trong độ tuổ.i “dở dở ương ương” này.
Bị gắn mác 'nhà giàu thành phố', biếu quà b.ị ch.ê, tôi xin trực Tết không về quê
Bị gắn mác "nhà giàu thành phố" nên quà biếu, tiề.n lì xì của tôi hay bị soi để chê, năm nay tôi xin tăng ngày trực Tết và không về quê, tiết kiệm hơn 20 triệu đồng.
Năm 2013, tôi mang theo niềm tin và hy vọng của một cô sinh viên năm nhất vào TP.HCM. Từ ngày đặt chân tới thành phố rộng lớn này, tôi luôn tự nhủ phải học hết sức, làm hết mình để có một tương lai xán lạn. Sau khi ra trường, tôi tìm được một công việc ổn định cho đến nay.
Một cô gái 29 tuổ.i có căn hộ riêng, có xe hơi riêng và một khoản tiề.n đủ để xoay xở lúc bất trắc có được gọi là thành công không? Bản thân tôi thì thấy mình vẫn phải nỗ lực thật nhiều, nhưng nhiều người ở quê đã gắn mác cho tôi là "dân nhà giàu thành phố". Cũng vì các mác này, mỗi lần về quê tôi lại đau đầu. Và Tết Nguyên đán năm nay lại đang đến gần, trong tôi lại đầy rẫy sự áp lực, căng thẳng và mệt mỏi.
Mỗi dịp Tết, tôi thấy áp lực và không thoải mái trước việc phải biếu quà, tặng tiề.n cho họ hàng. Mẹ tôi luôn nhắc nhở: "Về nhớ mang quà cho các cô dì, chú bác nha. Không thì họ sẽ nghĩ con không biết điều!". Có lần thấy tôi tỏ ý không muốn, bà nói: "Ai cũng biết con là người thành đạt ở Sài Gòn, về quê mà chặt chẽ quá người ta cười bố mẹ".
Không nói ra nhưng tôi cảm thấy như đang bị đẩy vào một cuộc cạnh tranh không lành mạnh. Tại sao Tết lại trở thành dịp để thể hiện sự giàu có?
Mỗi Tết, tôi tốn rất nhiều tiề.n cho khoản quà biếu họ hàng và mừng tuổ.i. (Ảnh minh họa)
Hai bên nội ngoại của bố mẹ tôi có 8 gia đình cô, dì, chú, bác. Mỗi năm về Tết, tôi đều phải chuẩn bị mỗi nhà một phần quà trị giá khoảng 1 triệu đồng. Ngoài ra vẫn phải lì xì cho họ, mỗi người chỉ 200 nghìn thôi thì đã tốn thêm 3 triệu đồng.
Đấy là chưa kể lì xì cho con của họ. Tám gia đình ở quê, mọi người cũng ước đoán được số con cháu đông tới mức nào rồi đúng không? Như vậy, riêng tiề.n quà biếu và lì xì đã tiêu tốn của tôi tầm 20 triệu đồng - số tiề.n không dễ kiếm trong thời buổi kinh tế khó khăn này.
Tôi nhớ con bác hai cũng đi làm xa như tôi nhưng quà biếu luôn kém hơn vì công việc của chị ấy không tốt lắm. Những ngày Tết, tôi luôn được mọi người xúm xít khen ngợi, ưu ái hơn. Tôi thấy rất ngại với chị ấy, thầm nghĩ tình hình tài chính của mỗi người khác nhau nên không thể đo tình cảm bằng giá trị quà biếu.
Thật ra không phải lúc nào mọi người cũng hài lòng về tôi. Nhiều đứ.a tr.ẻ khi nhận bao lì xì đã không ngại bóc ngay tại chỗ, không ít lần tỏ thái độ ch.ê ba.i vì số tiề.n trong đó không như mong đợi, thậm chí bĩu môi: "Có 20 nghìn bọ". Dù tỏ ra không biết, tôi không khỏi thấy tổn thương.
Tôi còn nhớ lần vì có chút sự cố về tiề.n bạc nên quà Tết hẻo hơn mọi năm, cô ruột mở xem xong thì nụ cười không còn tươi nữa, bảo: "Ồ cái này cô cũng hay mua ngoài chợ, rẻ mà cũng ngon nhỉ?". Sau đó ở dưới bếp, tôi nghe cô xì xào nói với mấy bà hàng xóm: "Nó giàu, thành đạt mà keo lắm". Những câu nói bóng gió khó chịu và ánh mắt phán xét khiến ngày Tết của tôi phần nào mất vui.
Năm nay thưởng Tết "hẻo" hơn, tôi muốn tiết kiệm khoản tiề.n quà cáp, lì xì và cảm giác không thoải mái đó nên quyết định không về quê, viện cớ công ty bắt trực vào ngày 29 và 1 Tết (thật ra là tôi tự nhận hai ngày mà ai cũng né này, lại còn xin tăng một ngày trực). Tôi chỉ gửi tiề.n mừng tuổ.i bố mẹ và một khoản đóng góp sắm Tết trong nhà. Khi nói với bố mẹ điều này, tôi tưởng sẽ bị mắng, không ngờ mẹ tôi cũng đã thay đổi cách nghĩ. Bà bảo: "Con à, mẹ biết con không phải không yêu quý gia đình. Mẹ sẽ nói với mọi người là con đang bận công việc, sẽ về thăm vào dịp khác".
Tất nhiên bố mẹ tôi hơi buồn vì Tết không được gặp con gái, nhưng cũng vui vì tôi nói sẽ tranh thủ những hôm không trực để nghỉ ngơi và du lịch ngắn với nhóm bạn độc thân. Không về quê, tôi tiết kiệm được gần 20 triệu đồng. Dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, tôi sẽ gộp thêm ngày phép để về quê thăm và đưa bố mẹ đi du lịch.
Chị gái tôi bắt người yêu chi 50 triệu để đi du lịch Phượng Hoàng Cổ Trấn 1 mình, bị từ chối thì đành đạch đòi chia tay Nếu đã sống chung 1 nhà thì nên tôn trọng nhau và khi quan điểm không phù hợp nữa thì tốt nhất là chúng ta nên khuất mắt trông coi... Nhà tôi có 2 chị em gái, tôi là út. Mặc dù cùng sống trong 1 môi trường, cùng bố mẹ sinh ra, cùng chung 1 nền giáo dục nhưng tính cách của...