Con tôi quá ngoan dù chưa từng bị ‘ăn đòn’
Chỉ có mẹ kém cỏi, thiếu hiểu biết mới đánh con. Còn tôi, khi con không vâng lời, tôi phạt bằng cách khác.
Làm cha mẹ là một trải nghiệm bổ ích nhưng cũng đầy thách thức. Bản thân tôi thấy nuôi dạy trẻ cũng cần phải có kỹ năng, có tâm huyết thì mới thành công được.
Nhiều bạn bè khen tôi sướng vì con ngoan. Nhưng trẻ con không tự dưng mà ngoan. Người mẹ phải dạy dỗ thì con mới ngoan. Vậy nhưng tôi không dạy con ngoan bằng roi vọt. Chỉ có mẹ kém cỏi, thiếu hiểu biết mới đánh con. Còn tôi, khi con không vâng lời, tôi phạt bằng cách khác.
Khi con không vâng lời
Rút ngắn thời gian chơi của con
Tôi áp dụng cách này vì nghĩ đây có thể coi là sự trừng phạt rất nghiêm khắc, đánh đúng tâm lý ham chơi ở trẻ. Có lần con tôi mải chơi, nói thế nào cũng không chịu lên giường ngủ, tôi đành phải nghiêm nghị: ” Từ ngày mai, nếu sau 9 giờ mà mẹ chưa thấy con đi ngủ thì con chỉ được chơi đúng một tiếng thôi nhé”. Ngày hôm sau, tưởng mình chỉ nói đùa, con vẫn không chịu thực hiện, mình áp dụng ngay lập tức và khá hiệu quả đấy các mẹ.
Để con biết hậu quả từ việc không nghe lời
Đôi lúc cũng bực lắm vì nhiều khi con ngoan cố, không những không vâng lời mà còn tái phạm nhiều hơn. Cụ thể thế này: Con hay làm hỏng đồ chơi, có lần tôi nhắc nhở mà cố tình ném đi, làm hỏng hơn. Tôi tịch thu và không cho con chơi trong vài ngày. Hay đang chơi với bạn ở sân thì xảy ra đánh nhau, tranh giành nhau. Tôi quyết định không cho con ra ngoài chơi 3 ngày sau đó. Con quấy khóc đòi bằng được, tôi ngồi xuống chỉ rõ sai phạm của con và hậu quả của việc đó để trẻ phải “phục” mình. Có như vậy, lần sau trẻ sẽ không tái phạm vì nhận ra được sai lầm của mình dẫn đến hậu quả là gì.
Khi con mè nheo
Đánh lạc hướng để con quan tâm đến cái khác
Đây là cách phổ biến hay dùng và khá hiệu quả. Đơn giản như con đang chơi lại đòi nghịch bình hoa ở trên bàn, tôi chỉ rõ tại sao không chơi được và đưa ngay con búp bê biết đi cho con rồi bảo: “Cái đó không có nhạc, không đi được như búp bê của con đâu”. Khi con thấy hợp lý, sẽ không quấy đòi nữa.
Không nói chuyện và lờ con đi
Video đang HOT
Không phải lúc nào cũng chấp nhận “thỏa hiệp” nhanh chóng, lắm lúc con đòi cho bằng được, nếu không thì lăn đùng ra giãy dụa và la hét, mà tiếng khóc của trẻ thì các mẹ biết rồi đấy. Tôi vẫn giữ thái độ bình tĩnh và nghiêm túc, đưa con ra một khu vực khác mà mình vẫn có thể thấy con, nhưng cho con ở một mình để con tự suy nghĩ về việc làm vừa rồi. Một lát sau, chắc chắn con sẽ tự hết quấy khóc.
Khi con nói dối
Nhiều mẹ sẽ tức giận, la mắng ngay:” Tội này là phải đòn thật đau!”. Nhưng hãy cố gắng giữ bình tĩnh nhé vì các mẹ phải hiểu rằng, con nói dối cũng chỉ để không muốn mình phải lo lắng hay chính con sợ hãi điều gì đó.
Không đánh nhưng cần có một hình phạt
Tôi vẫn phạt con để con hiểu đó là đức tính xấu và không muốn con sau này tái diễn lẫn nữa. Tôi bắt con khoanh tay và hứa không được nói dối nhiều lần để con ghi nhớ về việc mình đã làm. Nó hữu ích hơn nhiều việc cầm cái roi quất vào mông con trẻ, không tốt cho cả thể chất và tâm lý của con.
Không nói dối trước mặt con
Đơn giản vì ở độ tuổi này, con luôn học hỏi và bắt chước mọi thứ xung quanh. Nếu thấy bố mẹ nói dối, con sẽ mặc định là hiển nhiên và bình thường. Vì vậy tuyệt đối các mẹ không nói dối khi có con ở bên nhé. Không lấy đâu xa, bản thân tôi có lần đã nhắc nhở con vì tội nói dối nhưng con đã biện minh: “Thế sao bà giục mẹ đi ngủ, mẹ lại bảo là ngủ rồi. Con vẫn thấy mẹ ngồi ở đó mà.” Khi ấy tôi mới hiểu ra vấn đề.
Biết là “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” nhưng các bà mẹ hiện đại hãy sử dụng những cách thông minh để nuôi dạy con mình. Hãy để bầu không khí gia đình tràn ngập tiếng cười, sự ngoan ngoãn vâng lời của trẻ nhỏ, chứ không phải là những tiếng la hét, quát mắng con sau mỗi lần đi làm về. Chúc các mẹ thành công nhé!
Theo Khám Phá
6 sai lầm 'ngớ ngẩn' khi cho con ăn trứng
Nhiều chị em cho rằng trứng ngỗng phải bố hơn trứng cút nhưng thực ra trứng chim cút tuy nhỏ lại rất giàu dưỡng chất.
Trứng mang dinh dưỡng cao, thích hợp cho trẻ thời kì ăn dặm và kích thích sự phát triển chiều cao của trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ nên cho trẻ ăn trứng đúng cách bởi nếu không thì dù ăn nhiều cũng sẽ thành vô ích, con "lùn vẫn hoàn lùn"
Dưới đây là những cảnh báo sai lầm khi mẹ cho trẻ ăn trứng.
Trứng càng to càng nhiều chất
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại trứng đa dạng và phong phú như trứng gà, trứng vịt, trứng chim cút, trứng ngỗng, trứng đà điểu... Tuy nhiên nhiều chị em lại có quan điểm sai lầm là trững ngỗng thì bổ mà trứng cút hẳn ít chất.
Các mẹ nên nắm rõ về hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi loại để có sự lựa chọn hợp lý cho thực đơn bữa ăn hàng ngày của trẻ khi đưa trứng vào trong thực đơn.
Trứng gà, trứng vịt là loại phổ biến nhất và cũng được tiêu thụ nhiều nhất. Trong trưng ga co chứa tới 8 loại amino axit cơ bản và ham lương lơn cac chât dinh dưỡng quý, cần thiết cho sức khỏe như kẽm, lipít, protein và các loại vitamin đa dạng như vitamin A, B1, B2, PP.
Mặc dù kích thước nhỏ nhưng trứng chim cút rất giàu dưỡng chất. Bên cạnh đó, trong trứng cút còn có chứa những loại amino axít, khoáng chất, vitamin tương tự như trứng gà và trứng vịt. Trứng cút rất thích hợp cho trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tuổi, là đối tượng dễ có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm.
Nếu cân đo lượng dinh dưỡng, trứng ngỗng không hề tốt hơn so với trứng gà hay trứng chim cút. (ảnh minh hoạ)
Trẻ ốm nên ăn trứng cho bổ dưỡng
Nhiều mẹ có thói quen cho con ăn trứng để phục hồi sức khoẻ sau khi trẻ ốm dậy. Nhưng mẹ đâu biết rằng thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra một nhiệt lượng đáng kể.
Như vậy khi bé bị sốt mà còn ăn thêm trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ càng tăng mạnh khiến bệnh của bé không những cải thiện mà còn trầm trọng thêm.
Ăn trứng gà đã chín để qua đêm
Nếu trứng gà được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn, nếu ăn phải trứng gà biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe. Do khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm, vì vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều.
Luộc trứng gà quá lâu
Trứng đun qua lâu thi long đo trưng va protein cua cac ion săt se kêt hơp tao ra ion lưu huỳnh không hòa tan của các sunfua sắt khiên cơ thê rât kho hâp thu.
Nêu luôc trưng thi tôt nhât nên luôc trong nươc lanh, đun sôi trong khoang 3 phut.
Luộc trứng chỉ nên trong khoảng 3 phút. (ảnh minh hoạ)
Ran trưng qua kỹ
Trưng chiên qua ki co thê khiên cac axit amin protein chuyên thanh cac chât hoa hoc, anh hương không tôt tơi sưc khoe con ngươi.
Khi đó, ria mep trứng se bi chay, protein cao phân tư ơ long trăng se biên thanh axit amin thâp phân tư, loai axit amin nay trong điêu kiên nhiêt đô cao co thê hinh thanh chât hoa hoc co hai cho sưc khoe con ngươi.
Trưng co vo sâm mau thi co gia tri dinh dương cao hơn
Gia tri dinh dương cua trưng cao hay thâp phu thuôc chủ yếu vào cấu trúc dinh dưỡng của loại thức ăn cho gà chứ không liên quan đến màu vỏ trứng. Cac kêt luân rut ra chi co thê la, vo trưng ro rang va co ve day cho thấy hàm lượng protein cao hơn, chất lượng của các protein tôt hơn. Trong những trường hợp bình thường, lòng đỏ trứng hơi tối hơn thi tức là trứng co dinh dưỡng tốt.
Ăn trưng vơi sưa va sưa đâu nanh
Trong sưa đâu nanh có chứa protein thực vật, chất béo, carbohydrate, chất dinh dưỡng, bao gồm vitamin, khoáng chất... có tác dụng bổ dưỡng rất tốt. Sữa đậu nành con chứa chất ức chế trypsin, có thể ức chế hoạt động của con người, ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ protein trong cơ thể người.
Nêu ăn trưng cung vơi uông sưa đâu nanh thi protein trong trưng co thê kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành lam cho qua trinh phân hủy protein bị cản trở va làm giảm tỷ lệ hấp thụ protein trong cơ thể.
Theo Khám Phá
11 tips giúp bé thông minh từ khi lọt lòng Việc giao tiếp, cho trẻ nghe nhạc, bú mẹ đều rất có lợi cho sự phát triển trí thông minh của bé. Sinh con ra ai cũng mong muốn con mình được thông minh, tài giỏi nhưng không phải ai sinh ra cũng được trời phú cho trí thông minh hơn người. Tuy nhiên dưới đây là 11 cách đơn giản giúp trẻ...