Con tôi, chỉ còn vài ngày nữa thôi, vậy mà giờ…
Đứa bé nằm im, không khóc, không nhúc nhích. Tôi bế con, nước mắt cứ thế trào ra.
Nếu bạn là một người phụ nữ hiếm muộn, có lẽ bạn sẽ hiểu được nỗi đau của tôi bây giờ. Đau như có ai đã bóp nghẹt trái tim mình vậy.
Người ta l ấy chồng vài tháng đã sinh con, tôi thì tới vài năm sau. Khoảng thời gian trông con từng giây từng phút ấy, vợ chồng tôi không biết bao nhiêu lần cãi vã, đổ lỗi cho nhau.
Chồng tôi thích con nít lắm. Đi chơi ở đâu mà có con nít là vẻ mặt anh lại dịu dàng hẳn. Ở công ty, anh nổi tiếng là ông bố quốc dân khi sẵn sàng nhận giữ trẻ cho nhân viên của mình. Mà đứa bé nào tiếp xúc với anh đều thích anh ngay vì anh quá chiều chuộng, quá dịu dàng với chúng. Tôi hiểu, anh như vậy là vì anh quá mong ngóng sự xuất hiện của con. Mỗi lần cãi nhau, tôi đều khuyên anh nên tìm người khác có thể sinh con cho anh. Nghe thế, anh lại chùng xuống và xin lỗi tôi.
9 tháng trước, vợ chồng tôi vỡ òa khi tôi phát hiện mình đã có thai. (Ảnh minh họa)
9 tháng trước, vợ chồng tôi vỡ òa khi tôi phát hiện mình đã có thai. Tôi gọi điện báo tin cho anh, ngay sau đó, tôi nghe tiếng anh nghẹn ngào bên kia đầu dây. Trưa, anh về nhà với tôi, đưa tôi đi siêu âm.
Những ngày có thai, tôi gần như không cần phải làm gì cả. Chồng tôi làm hết mọi việc nhà. Anh cũng không đi chơi, không cà phê, nhậu nhẹt gì nữa. Tôi đã nghĩ, cuối cùng thì hạnh phúc cũng đến bên tôi rồi. Đứa bé chính là cứu tinh cho cuộc hôn nhân của chúng tôi.
Thật không ngờ, khi được 7 tháng, con tôi lại muốn ra ngoài. Tôi bị ra máu ồ ạt phải nhập viện cấp cứu ngay trong đêm. Suốt một tháng sau, tôi ăn ở hoàn toàn trong viện để giữ con. Khi tình hình tạm ổn định, tôi mới xuất viện về nhà.
Đau đớn thay, khi chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày dự kiến sinh thì tôi lại không cảm nhận được những cú đạp của con. Suốt ngày hôm đó, tôi ngồi trò chuyện với con, xoa bụng để cảm nhận được nhịp đập trái tim con. Chiều, chồng tôi về. Chúng tôi lại đưa nhau đến bệnh viện.
Khi siêu âm, đo nhịp tim con, tôi nhanh chóng được đưa đi mổ ngay. Lúc đó, tôi đã cảm nhận được điều gì đó đã xảy ra với con tôi. Tôi chỉ không ngờ.
Video đang HOT
Khi bế con trên tay, nước mắt tôi cứ chảy trào ra. (Ảnh minh họa)
Khi bế con trên tay, nước mắt tôi cứ chảy trào ra. Tôi khóc nấc lên, tim tôi như bị dao đâm, như vỡ tan làm nghìn mảnh. Con tôi, chỉ còn vài ngày nữa thôi, vậy mà giờ…
Thằng bé không khóc, không nhúc nhích, không mở mắt nhìn tôi lấy một lần. Tôi gọi con, lay con, bế bồng con nhưng nó vẫn không chịu tỉnh dậy. Khi y tá đưa mẹ con tôi ra ngoài, ai cũng nói lúc đó nhìn tôi chẳng khác gì một kẻ sắp chết. Mà cũng đúng, trái tim tôi cũng coi như đã chết thật rồi. Nỗi đau mất con còn đáng sợ hơn cả cái chết.
Từ đó đến nay đã 2 tháng nhưng đêm nào tôi cũng mơ thấy con về bên tôi. Chồng tôi suốt ngày chìm trong rượu chè vì không chịu nổi cú sốc quá lớn ấy. Mỗi đêm, tôi lại trải chăn mền trước bàn thờ con để ngủ. Chỉ như thế tôi mới cảm thấy con đang ở bên cạnh tôi.
Tôi đau quá. Giờ tôi phải làm gì mới thoát được tâm trạng đau đớn này đây? Tôi có nên viết đơn để giải thoát cho chồng tôi không?
Theo Afamily
Yêu nhau nhiều thế nào rồi cũng sẽ đứt gánh nếu đôi bên không chịu sửa những tính cách này
Dưới đây là những nét tính cách không phù hợp với cuộc sống hôn nhân - nơi không chỉ có một mình bạn một cõi mà đòi hỏi sự hòa hợp với người ấy...
Ảnh minh họa
Không phải ai sinh ra cũng có tính cách và cách hành xử khiến người khác dễ chịu. Mỗi người trong chúng ta đều có cá tính độc đáo, riêng biệt. Sự khác biệt trong tính cách đem đến những cung bậc cảm xúc tuyệt vời khi hai người ở bên nhau nhưng cũng dễ khiến "chiến tranh" được châm ngòi. Dưới đây là 8 nét tính cách không phù hợp với cuộc sống lứa đôi mà những ai sở hữu cần học cách tiết chế, dung hòa để giữ hôn nhân luôn hòa thuận:
8. Thói quen quyết định cho cả hai
Nếu có một người giúp giải quyết tất cả mọi chuyện để bạn không phải lo lắng về bất kỳ điều gì thì thật tốt. Tuy nhiên việc người đó giúp bạn quyết định mọi thứ không phải dấu hiệu của tình yêu. Đối phương có thể không phải đang quan tâm bạn mà quan tâm đến chính mình thì đúng hơn.
7. Muốn kiểm soát mọi thứ
Một số người chỉ cảm thấy thoải mái, an toàn khi mọi việc trong cuộc sống được lên kế hoạch rõ ràng, mọi dự định nằm trong tầm kiểm soát của họ. Đây có thể xem là một đức tính tốt. Tuy nhiên nó sẽ biến thành "liều thuốc độc" nếu anh/cô ấy đòi hỏi bạn và cuộc sống tự do của bạn cũng phải được trình báo chặt chẽ để khớp với những kế hoạch của họ.
6. Hay "lí do", hay đổ lỗi
Việc hay bày ra lí do, không chịu nhận sai khi mình mắc lỗi là biểu hiện của việc không tôn trọng lẫn nhau và thiếu trách nhiệm. Cả hai yếu tố đó đều là nền tảng của một mối quan hệ lành mạnh.
5. Phụ thuộc quá mức
Mối quan hệ hôn nhân chuẩn mực là kiểu quan hệ hai người cùng song hành, cùng tiến bước chứ không phải một người nắm tay người kia kéo cả hai cùng đi. Sự phụ thuộc thường được biểu hiện nhiều nhất trong khía cạnh vật chất, tài chính và nó có thể gây ra rất nhiều bất cập. Ban đầu, khi sự nồng nhiệt, cháy bỏng vẫn còn thì đây không phải vấn đề. Nhưng một khi niềm đam mê lắng xuống, người bị phụ thuộc sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu.
4. Hay chỉ trích, phê bình
Hôn nhân và mái ấm là nơi một người mong muốn tìm được sự thoải mái, thư giãn. Những lời chỉ trích, cằn nhằn từ bên ngoài vốn đã quá đủ nên không ai muốn phải đổi mặt với chúng khi về nhà.
3. Hay để bụng, thù dai
Có lẽ đây là một trong những nét tính cách khiến người khác khó lòng cùng bạn chung sống thuận hòa nhất. Thật dễ dàng và vui vẻ nếu được sống cùng một người ít để bụng, dễ tính. Nhưng nếu đối phương không thể quên điều gì đó đã xảy ra vào... năm ngoái và thỉnh thoảng lại nhắc nhở bạn về những thất bại trong quá khứ, đó là một trong những tác nhân gây nên sự đổ vỡ hôn nhân.
2. Đa nghi, hay kiểm tra sau lưng
Các mối quan hệ tình yêu - hôn nhân lâu dài được xây dựng trên cơ sở hai người tin tưởng, tôn trọng nhau. Vậy nên bạn không cần phải kịch tính hóa tình huống hoặc làm mọi thứ náo loạn do ghen tuông. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, bạn chỉ cần thẳng thắn với bạn đời về cảm giác của mình và đợi câu trả lời từ họ.
1. Thiếu kiên nhẫn
Trong cuộc sống có rất nhiều lúc chúng ta không thể có được thứ mình muốn ngay lập tức. Sự kiên nhẫn là một đức tính cần thiết trong những trường hợp này. Nhiều cặp vợ chồng trẻ thường phàn nàn khi những kế hoạch, dự định chung không thể đạt được ngay. Thời gian trôi qua, mọi người sẽ nhận ra rằng việc đẩy nhanh tiến độ có thể khiến thành tựu chung của cả hai giảm bớt sự bền vững, chất lượng.
Theo Afamily
Yêu đàn ông có vợ: Không nên chứ không sai Trong tình yêu, không nên cho mình vị trí là người thứ nhất, thứ hai, hay thứ ba. Và cũng chẳng nên đổ lỗi, miệt thị ai, bởi điều đó không làm tất cả hạnh phúc hơn. Một ngày mùa đông lạnh giá, tôi quyết định nói chia tay. 3 năm qua, chưa một lần tôi cảm thấy trọn vẹn, không vui, không...