Con tin cướp biển Somalia kể lại ký ức kinh hoàng
Nhóm 26 thủy thủ bị cướp biển Somalia bắt giữ gần 5 năm, trong đó có người Việt Nam mới được trả tự do, và một trong số họ đã chia sẻ lại ký ức kinh hoàng khi bị giam cầm.
Nhóm thủy thủ bị hải tặc Somalia giam giữ gần 5 năm, vui mừng sau khi được trả tự do.
Theo Guardian, một trong số 26 thủy thủ này đã hé lộ cuộc sống khổ cực mà họ phải chịu đứng cho đến khi được trả tự do.
Arnel Balbero nói trên BBC rằng, các thủy thủ bị đối tàn tệ, buộc phải ăn bất cứ thứ gì nhặt được, bao gồm cả chuột và họ chỉ được cấp một lượng nước ít ỏi.
“Chúng tôi phải ăn bất cứ thứ gì dù không có không thích, khi cảm thấy đói thì phải ăn chúng”, thủy thủ này nói. “Chúng tôi phải ăn cả chuột”.
Trả lời phỏng vấn tại Nairobi sau khi được trả tự do, Balbero nói rằng quãng thời gian bị bắt làm con tin khiến anh giống như một “xác sống” và anh giờ đây cảm thấy rất khó khăn để làm lại cuộc đời.
Balbero nói cướp biển Somalia đối xử với các thủy thủ như động vật. Họ chỉ được trả tự do khi có người nộp tiền chuộc. Các nhà đàm phán trung gian cho biết, đây là nhóm thủy thủ cuối cùng bị hải tặc Somalia giam giữ trong giai đoạn cướp biển hoạt động cao trào.
Video đang HOT
Nhóm thủy thủ bị bắt làm con tin bao gồm người Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia, Indonesia và Philippines. Đây là các thủy thủ trên tàu FV Naham 3, do Đài Loan (Trung Quốc) sở hữu. Tàu bị hải tặc Somalia bắt giữ tháng 3.2012. Sau khi đưa thuyền viên lên mặt đất, con tàu bị đánh chìm.
Tàu FV Naham 3 trước khi bị hải tặc Somalia đánh chìm.
Hải tặc Somalia nói trả tự do cho các thủy thủ sau khi đã nhận được 1,5 triệu USD tiền chuộc. Khoản tiền này hiện chưa được xác minh.
Nhóm thủy thủ hiện đang ở Nairobi (Kenya) và sẽ sớm được hồi hương trở về quê nhà, John Steed, điều phối viên của nhóm Hỗ trợ Con tin thuộc tổ chức Oceans Beyond Piracy của Mỹ cho biết.
Steed nói trong quá khứ, chỉ có một nhóm thủy thủ khác bị giam giữ lâu hơn các thuyền viên này. Tổng cộng họ đã bị bắt làm con tin suốt 1.672 ngày.
“Họ đang ở trong tình trạng tương đối ổn định, so với quãng thời gian 4,5 năm đối mặt với điều kiện tồi tệ, phải xa gia đình”, Steed nói.
Ngoài 26 người được trả tự do, thuyền trưởng đã bị bắt chết khi hải tặc Somalia đột nhập lên tàu. Hai người khác chết vì bị ốm.
Cướp biển Somalia từng là mối đe dọa nghiêm trọng đến ngành công nghiệp vận tải biển toàn cầu. Tuy vậy, các vụ tấn công đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, sau khi các tàu chiến của các nước châu Âu xuất hiện còn tàu thương mại cũng thuê bảo vệ có vũ trang.
Mối đe dọa hàng hải gần bờ biển Somalia vẫn còn đó dù không có tàu thương mại nào bị tấn công kể từ năm 2012, Steed nói.
Theo Danviet
Ông Duterte đòi 'quăng cướp biển cho cá mập ăn'
Chỉ vài ngày sau khi đòi "ăn tươi nuốt sống" nhóm khủng bố Au Sayyaf, nhà lãnh đạo Philippines tiếp tục phát ngôn gây sốc khi cảnh báo sẽ quăng cướp biển "cho cá mập ăn".
Trong chuyến công du đến Jakarta (Indonesia), ông Duterte đã tuyên bố các lực lượng của Indonesia được phép đi vào vùng biển Philippines để đuổi bắt cướp biển. Ông còn khuyến khích các lực lượng của Indonesia cứ việc "bắn tan nát chúng đi".
Theo trang tin IBTimes, ông Rodrigo Duterte đã gặp gỡ người đồng cấp Joko Widodo. Hai người đã bàn thảo về vấn đề cướp biển trên biển Đông. Ông Duterte bày tỏ quan ngại về các chuyến tàu chở than từ Indonesia đi Philippines bị cướp biển tấn công, cũng như vụ nhóm khủng bố Abu Sayyaf liên tục tiến hành bắt cóc tại các đảo phía tây nam Philippines.
Ông Duterte gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AP
Khi trả lời họp báo về cuộc hội đàm, ông Duterte cho biết quân đội Indonesia có thể tiến vào vùng biển Philippines để đuổi bắt cướp biển. "Cứ việc vào và bắn chúng tan nát. Đó là điều tôi đã nói với ông Widodo. Tôi bảo là "hãy bắn chúng tan nát đi"" - ông Duterte cho biết.
Ngay sau đó, vị tổng thống Philippines còn bổ sung thêm: "Nhưng nếu ở đó có cá mập thì các anh cứ thoải mái quăng chúng cho cá mập ăn hết đi", theo hãng tin AP.
Theo IBTimes, nhà lãnh đạo Philippines đã trở về nước vào ngày 10-9 vừa qua.
Trong một diễn biến khác, ông Rodrigo Duterte đã kêu gọi truyền thông nên tiếp tục "chỉ trích" những gì ông làm sai. "Đừng ngại tấn công tôi. Cứ chỉ trích thoải mái nếu như tôi làm sai. Đó là nghĩa vụ của các bạn đối với đất nước. Giống như tôi có nghĩa vụ phục vụ các bạn" - trang GMA News dẫn lời ông Duterte.
Tuyên bố được đưa ra tại một buổi họp báo. Một PV hỏi liệu ông Duterte có tức giận khi báo chí đưa tin liên tiếp về lần "lỡ miệng" sỉ nhục ông Obama hay không. "Tôi không quá quyền được giận ai cả. Các bạn có nghĩa vụ phải đặt ra câu hỏi, thế thôi" - ông Duterte cho biết ông không thù hằn gì với báo giới.
THANH DANH
Theo PLO
Nga, Mỹ sẽ cùng tiến hành không kích tại Syria Đó là thông báo mới nhất từ ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sau khi Nga và Mỹ thống nhất được kế hoạch chung nhằm chấm dứt bạo lực tại Syria. Ngoại trưởng Nga Lavrov và ngoại trưởng Mỹ Kerry (phải) - Ảnh: Sputnik Theo AFP Mỹ và Nga đã thống nhất sẽ tiến hành các cuộc không kích chung tiêu diệt các nhóm...