Con thuộc nhóm học thêm ít nhất lớp, mỗi tháng mẹ vẫn mất hơn 13 triệu đồng

Theo dõi VGT trên

Trong số 50 phụ huynh tham gia khảo sát, có đến 31 phụ huynh cho biết, nếu có tài chính sẽ cho con học thêm nhiều hơn và chất lượng hơn.

Mẹ chi 13 triệu đồng học thêm mỗi tháng vẫn áy náy với con

Chị Nguyễn Thị Hà nuôi 2 con đang học THCS công lập tại quận Ba Đình. Con lớn lớp 9, con nhỏ lớp 7. Số tiề.n học thêm hàng tháng của 2 con là 13,22 triệu đồng.

Chị Hà liệt kê chi tiết như bảng dưới đây:

Con thuộc nhóm học thêm ít nhất lớp, mỗi tháng mẹ vẫn mất hơn 13 triệu đồng - Hình 1

Khi được hỏi vì sao đã học tăng cường đủ 3 môn tại trường, con chị vẫn học thêm toán, tiếng Anh bên ngoài, chị Hà cho biết: “Tôi không yên tâm. Tất cả phụ huynh tôi quen đều cho con học thêm cả ở trường cả ở ngoài”.

Để mua sự yên tâm, chị Hà thuê gia sư kèm tại nhà hai môn toán và tiếng Anh cho con. Riêng môn văn, chị cho con học bà ngoại – một giáo viên về hưu – nên tiết kiệm được khoản chi phí.

Ngoài ra con lớn lớp 9 vẫn duy trì lịch học ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật, học đàn piano và bóng rổ. Con nhỏ học đàn cùng anh nhưng chơi môn thể thao khác là cầu lông.

“So với các bạn lớp 9 khác, con tôi thuộc nhóm học thêm ít nhất. Mỗi môn chỉ học 1 buổi/tuần. Lịch học tăng cường ở trường không tính vì cả lớp đều học.

Trong lớp con, đa số các bạn học thêm mỗi môn 2 buổi/tuần, lịch học kín các tối từ thứ 2 đến thứ 7. Thậm chí có bạn một môn học 2 thầy.

Thế nên, dù mỗi tháng hết 13 triệu đồng, tôi vẫn thấy áy náy với con vì chưa cho con điều kiện học tập tốt nhất.

Tôi chỉ biết động viên con cố gắng hết sức. Cả nhà cũng nhắm đến ngôi trường cấp 3 có điểm chuẩn vừa phải để con không quá áp lực.

Nếu có điều kiện tài chính tốt hơn, tôi sẽ cho con học nhiều hơn, với các thầy cô giỏi hơn”, chị Hà chia sẻ.

Con thuộc nhóm học thêm ít nhất lớp, mỗi tháng mẹ vẫn mất hơn 13 triệu đồng - Hình 2

Học sinh học ngoại khóa tại bảo tàng (Ảnh: Hoàng Hồng).

Cùng tâm sự, chị Tô Vân Anh (Nam Từ Liêm, Hà Nội) dành khoảng 9 triệu đồng/tháng cho hai con học thêm nhưng luôn cảm thấy không hài lòng vì… “quá ít”.

Hai con chị đều học lớp tăng cường tiếng Anh ở trường công, học phí khoảng 2,5 triệu đồng, đã bao gồm tiề.n bán trú.

Tuy nhiên, chị vẫn cho con học thêm tiếng Anh bên ngoài để bổ túc kỹ năng nghe – nói. Ngoài ra các con học thêm đàn và nhảy hiện đại.

Riêng con lớn lớp 8 có mục tiêu thi trường chuyên nên học thêm 3 môn văn hóa là toán, hóa, sinh.

Nếu tính toàn bộ chi phí dành cho học tập, chị Vân Anh tiêu khoảng 15 triệu đồng, chiếm 3/4 tổng thu nhập của chị.

Làm mẹ đơn thân, tiề.n trợ cấp nuôi con của chồng cũ không đủ, chị Vân Anh phải nhận thêm việc tại nhà để làm đêm, làm cuối tuần.

Học thêm mới là học chính?

Trong 50 phụ huynh tham gia khảo sát với phóng viên Dân trí, chỉ có 2 phụ huynh không cho con học thêm tiếng Anh.

Trong đó, 1 phụ huynh tự dạy con, phụ huynh còn lại cho con học trường tư từ tiểu học.

9 phụ huynh cho con học thêm tiếng Anh với mức phí dưới 1 triệu đồng/tháng/con.

23 phụ huynh cho con học thêm tiếng Anh với mức phí từ trên 1 triệu đồng đến dưới 2 triệu đồng/tháng/con.

Ở mức 2-3 triệu đồng/tháng/con có 7 phụ huynh. Còn ở mức từ 3 triệu đồng/tháng trở lên có 9 phụ huynh.

Đáng chú ý, có 3 phụ huynh chi 4 triệu đồng/tháng/con để con ôn thi chứng chỉ IELTS.

Ngoài ra, có 5 phụ huynh cho con học 2 ngoại ngữ. Trong đó, có 2 phụ huynh cho con học tiếng Nhật và 3 phụ huynh cho con học tiếng Trung. Chi phí học ngoại ngữ 2 vào khoảng 1-1,6 triệu đồng/tháng.

Khảo sát 17 phụ huynh có ít nhất 1 con học cấp THCS, chi phí học thêm tiếng Anh cao nhất là 8,2 triệu đồng/tháng. 9/17 phụ huynh chi trả trên 3 triệu đồng/tháng.

Con thuộc nhóm học thêm ít nhất lớp, mỗi tháng mẹ vẫn mất hơn 13 triệu đồng - Hình 3

Chi phí học thêm và học tiếng Anh của 17 phụ huynh có ít nhất 1 con học cấp THCS (Bảng biểu: Hoàng Hồng).

16/50 phụ huynh nói trên cho con học trường tư. 12 phụ huynh cho con học cả công và tư tùy theo cấp học. 22 phụ huynh còn lại cho con học trường công.

Tuy nhiên, chi phí học thêm giữa các nhóm phụ huynh không có sự chênh lệch đáng kể.

Mặc dù học sinh được học tiếng Anh trong nhà trường, các phụ huynh xem việc học thêm tiếng Anh mới là học chính.

“Nếu chỉ học trong nhà trường, đến ngữ pháp của con cũng không vững, không đủ để đáp ứng các kỳ thi quan trọng, chứ chưa nói đến việc sử dụng được trong thực tế”, chị Nguyễn Phương Thảo (Cầu Giấy, Hà Nội) nhận định.

Đối với các môn văn hóa, 50 phụ huynh được khảo sát đồng quan điểm không thể yên tâm nếu con chỉ học ở trường. Họ xem các lớp học thêm mới là nơi giúp học sinh nắm chắc kiến thức và kỹ năng

Một phụ huynh có con học Trường THCS Thanh Xuân cho biết: “Học sinh trường điểm vẫn học thêm bình thường.

Con tôi sau 6 năm không học thêm đã phải xin mẹ đăng ký học toán, văn khi bước sang lớp 7. Con tự thấy bản thân ngày càng đuối so với bạn bè đi học thêm kín tuần.”

Một phụ huynh khác phân tích: “Con bạn có thể giỏi, có thể tự học rất tốt. Nhưng ai đảm bảo là con người khác không giỏi như con bạn?

Trường chuyên, lớp chọn chỉ dành cho vài ngàn học sinh. Trong khi số học sinh giỏi như con bạn có thể là hàng vạn. Vậy bạn chọn để con bạn tự học, tự lần mò đường đi hay bạn tìm thầy giỏi khơi mở, chỉ đường cho con bạn?”.

Chị Tô Vân Anh chia sẻ, chị từng nhận nhiều lời khuyên cho con học ít đi để bản thân đỡ vất vả chuyện tiề.n bạc. Song chị tin rằng việc cho con học thêm là chính đáng.

Con thuộc nhóm học thêm ít nhất lớp, mỗi tháng mẹ vẫn mất hơn 13 triệu đồng - Hình 4

Học sinh tham quan ngày hội công nghệ thông tin và STEM Hà Nội (Ảnh: Hoàng Hồng).

“Dù ai nói gì đi nữa, tôi cũng không thể cắt giảm chi phí học thêm của con. Không thể bắt con tự học để thi trường chuyên vì như thế là ảo tưởng. Cũng không thể cắt bỏ ước mơ thi chuyên của con. Môn năng khiếu vừa là thứ con yêu thích vừa là phương tiện giải trí ích lợi. Bảo không cần thiết thì cũng không sai nhưng tôi không muốn con thua bạn kém bè.

Không thể so sánh nhu cầu cuộc sống của trẻ con thành phố với trẻ con nông thôn. Mặt bằng học tập, thi cử ở thành phố cũng khác. Khi ai cũng đi học thêm, mặt bằng cứ thế bị nâng lên.

Nếu con mình không có tố chất đặc biệt để có thể tự học mà vẫn giỏi, con sẽ bị bỏ lại phía sau. Có bố mẹ nào chấp nhận con mình bình thường và bị bỏ lại phía sau không?”, chị Vân Anh đặt câu hỏi.

Cá nhân chị Vân Anh không chấp nhận. Chị cho rằng phần lớn phụ huynh cũng không chấp nhận. Ai cũng có khao khát con học hành giỏi giang. Những ông bố bà mẹ bình thường đều sẽ đầu tư cho con học hành trong khả năng cao nhất của mình.

Khung cảnh na.m sin.h ngồi thất thần giữa phòng khách lúc 23h đêm gây tranh cãi kịch liệt

Đã có chuyện gì xảy ra với na.m sin.h này?

Mới đây, mạng xã hội rần rần trước bài đăng của một người mẹ Trung Quốc về cậu con trai của mình. Được biết, con trai của cô đang học cấp 3. Ngày nào cũng vậy, na.m sin.h đều ra khỏi nhà lúc 6 giờ sáng để đi học, và chỉ về nhà sau khi kết thúc tiết học thêm cuối cùng, thường là vào lúc 11 giờ tối.

Trong một lần vô tình check camera, người mẹ thấy được khoảnh khắc con mệt mỏi về nhà sau khi kết thúc một ngày học tập. Theo đó, vừa mở cửa ra, cậu mệt mỏi nết từng bước chân đến ghế sofa rồi ngồi xuống. Khuôn mặt cậu hiện rõ sự mệt mỏi, ánh mắt trống rỗng, dường như ngay cả việc suy nghĩ cũng trở nên xa xỉ. Khoảnh khắc này khiến người mẹ vô cùng xót lòng vì thương con, đồng thời, cô cũng hiểu ra được nhiều điều.

"Mỗi ngày con thức dậy lúc 6 giờ sáng để đi học, tới 11 giờ đêm mới về đến nhà, nhìn con bước vào nhà, ném cặp sách xuống đất, tựa vào ghế sofa như một quả bóng da đã bị xì hết hơi, tôi bỗng nhận ra có nhiều điều thực ra không quan trọng đến thế.

Mỗi người đều có điểm mạnh và yếu của mình, học không giỏi không có nghĩa bạn không tốt. Mỗi đứ.a tr.ẻ đều là một hạt giống, chỉ là thời gian đơm hoa, kết trái là khác nhau mà thôi. Chúng ta đều là những người bình thường, hãy bình tâm chấp nhận sự bình thường, thậm chí là tầm thường của con cái, tạo dựng môi trường gia đình tốt để con cái có thể an toàn và hạnh phúc lớn lên. Thời gian con cái ở bên chúng ta thực sự rất ngắn ngủi, vì thế xin hãy trân trọng những khoảnh khắc tuyệt vời khi được ở bên con, kiên nhẫn thêm một chút, bớt đi những lời mắng ", người mẹ chia sẻ.

Đoạn video na.m sin.h ngồi mệt mỏi trên sofa thu hút hàng triệu lượt xem.

Khung cảnh na.m sin.h ngồi thất thần giữa phòng khách lúc 23h đêm gây tranh cãi kịch liệt - Hình 1

Khung cảnh na.m sin.h ngồi thất thần giữa phòng khách lúc 23h đêm gây tranh cãi kịch liệt - Hình 2

Na.m sin.h mệt mỏi sau khi hoàn thành buổi học thêm cuối cùng trong ngày và về nhà lúc 23h đêm.

Có thể thấy, học sinh ngày nay ai cũng có một lịch trình học tập dày đặc từ đầu tuần đến cuối tuần. Các bạn không chỉ đối mặt với hàng tấn kiến thức nặng nề mà còn phải cân đối với cả việc theo đuổi đam mê và thực hiện những kỳ vọng của gia đình.

Các bạn học sinh phải thể hiện khả năng của mình thông qua hàng loạt các kỳ thi, từ kiểm tra định kỳ đến các kỳ thi quan trọng như thi vào 10, thi đại học... Điều này khiến họ không còn thời gian cho bản thân, giấc ngủ đủ 8 tiếng vì thế cũng trở nên xa xỉ hơn bao giờ. Sự áp đặt từ người lớn và xã hội về hình ảnh "con nhà người ta" càng làm tăng thêm áp lực cho thế hệ trẻ.

Sự phát triển của công nghệ thông tin cũng vô tình gia tăng sức ép này. Học sinh không chỉ học trong lớp mà còn phải tiếp tục học online ở nhà, tham gia vào các khóa học thêm và tự học qua internet. Họ phải tự quản lý thời gian của mình một cách hiệu quả để kịp hoàn thành mọi deadline, nhưng không phải ai cũng có khả năng làm được điều này một cách dễ dàng.

Áp lực trở nên quá lớn tới mức nhiều học sinh cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức và không còn hứng với việc học. Họ bắt đầu nghi ngờ về bản thân trong hành trình đạt được mục tiêu. Căng thẳng và lo âu không chỉ ảnh hưởng tới thành tích học tập mà còn tác động tới sức khỏe thể chất và tinh thần.

Làm sao để giảm thiểu áp lực học tập cho học sinh?

Đối diện với tình hình này, cần có sự can thiệp kịp thời từ nhà trường, gia đình và chính sách giáo dục để hỗ trợ học sinh giảm bớt áp lực. Phổ biến việc học cách quản lý căng thẳng và thời gian, thiết lập mục tiêu học tập hợp lý, gia tăng hoạt động thể chất và nghệ thuật, cùng với việc tạo điều kiện để học sinh có thể thảo luận và chia sẻ mối quan ngại của họ là những bước quan trọng đầu tiên. Chú trọng phát triển giáo dục toàn diện và linh hoạt, không chỉ nhấn mạnh vào kết quả học tập mà còn chú ý đến sự phát triển cá nhân, sẽ tạo ra một thế hệ học sinh khỏe mạnh hơn, cả về mặt tinh thần và thể chất.

Khung cảnh na.m sin.h ngồi thất thần giữa phòng khách lúc 23h đêm gây tranh cãi kịch liệt - Hình 3

Cần có những biện pháp để giảm thiểu áp lực học tập cho học sinh.

Dưới đây là một số biện pháp để giảm thiểu áp lực học tập cho học sinh:

1. Tổ chức hoạt động ngoại khóa: Tham gia các câu lạc bộ, thể thao, nghệ thuật có thể giúp học sinh thư giãn và phát triển các kỹ năng mềm.

2. Thiết lập mục tiêu hợp lý: Giáo viên và phụ huynh nên giúp học sinh đặt ra mục tiêu học tập thực tế, tránh gây áp lực quá lớn.

3. Khuyến khích học sinh lên kế hoạch học tập: Biết cách tự quản lý thời gian giúp học sinh cảm thấy kiểm soát công việc học của mình tốt hơn.

4. Tổ chức các buổi hướng dẫn hướng nghiệp: Hiểu rõ hơn về các con đường sự nghiệp có thể giúp học sinh định hướng tương lai, giảm bớt áp lực phải chọn đúng ngay từ lần đầu.

5. Phản hồi tích cực và xây dựng lòng tự trọng: Phụ huynh và giáo viên nên tập trung vào việc động viên, khen ngợi sự nỗ lực hơn là chỉ trích chỉ dựa vào kết quả.

6. Cung cấp hỗ trợ học thuật khi cần: Gia sư, nhóm học tập, hoặc các chương trình hỗ trợ có thể giúp học sinh vượt qua khó khăn trong học tập.

7. Thúc đẩy giao tiếp giữa phụ huynh và con cái: Một môi trường gia đình cởi mở cho phép học sinh chia sẻ cảm xúc và lo lắng của mình.

8. Giáo dục đa dạng hóa và linh hoạt: Thay đổi cách tiếp cận giáo dục để nó phù hợp với nhu cầu và phong cách học của từng cá nhân.

Những phương pháp này có thể giúp học sinh quản lý tốt hơn áp lực học tập và phát triển một cách toàn diện, từ đó cải thiện chất lượng cuộc sống học đường và bảo vệ sức khỏe tinh thần của họ.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Nữ du khách bị lật SUP được cứu sống sau một đêm trôi trên biển Phú Quý
09:37:49 28/10/2024
Người mẹ định ôm con nhảy cầu thoát chế.t nhờ nước mắt b.é gá.i
16:15:51 29/10/2024
Vì sao Trung Quốc ồ ạt mua cau Việt Nam rồi đột ngột giảm mua?
10:32:18 28/10/2024
Người đàn ông thoát chế.t sau một đêm bám cột đèn giữa mưa lũ ở Quảng Bình
13:39:10 29/10/2024
Đã có 4 người t.ử von.g và mất tích trong mưa lũ tại Quảng Bình
10:17:40 29/10/2024
Ban Bí thư kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Lưu Quang Huy
16:39:27 29/10/2024
Bán rau lấy tiề.n mua vàng cất két, 9x Nam Định lãi cả tỷ đồng về quê xây biệt thự
18:14:30 29/10/2024
Truy tìm ô tô tông vợ chồng đi xe máy, chống đối công an ở TPHCM
13:56:54 28/10/2024

Tin đang nóng

Bộ mặt thật của nữ diễn viên hạng A: Dối gạt sao nam kém tuổ.i, lợi dụng bạn thân để "săn" đại gia?
06:41:15 30/10/2024
Chuyện gì đang xảy ra với Karik?
07:11:15 30/10/2024
Bộ đôi Vườn Sao Băng hội ngộ sau 13 năm gây bão, Kim Bum có cử chỉ cực đặc biệt
06:45:00 30/10/2024
Nhóc tỳ Vbiz nhận 1 tỷ tiề.n mừng đầy tháng, hành động sau đó của bố mẹ mới đáng bàn
06:51:33 30/10/2024
Những phim Hàn được yêu thích tại quốc tế nhưng 'siêu flop' tại quê nhà
06:07:44 30/10/2024
'Độc đạo' tập 27: Hồng đưa Diễm về hang cọp để tuyên chiến với Quân 'già'
08:17:51 30/10/2024
Phim mới chiếu 2 tập đã đứng top 1 rating cả nước, nữ chính sở hữu đôi chân đẹp nhất showbiz
05:56:03 30/10/2024
Gặp lại chồng cũ nhìn rất lam lũ, tôi chê cười rồi bật khóc khi anh tiết lộ một điều
07:59:09 30/10/2024

Tin mới nhất

Cứu trợ khẩn cấp gần 500 hộ dân Quảng Bình bị thiệt hại do mưa bão

21:31:30 29/10/2024
Gần 500 hộ dân ở tỉnh Quảng Bình có hoàn cảnh khó khăn, bị thiệt hại do hoàn lưu bão Trà Mi sẽ được Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cứu trợ khẩn cấp.

Những chiếc thuyền rời biển đến vùng "rốn lũ" Quảng Bình chở hàng cứu trợ

20:53:30 29/10/2024
Sau khi chính quyền huy động, nhiều ngư dân huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã tức tốc đưa thuyền nan đến vùng rốn lũ để chở hàng cứu trợ.

Chìm tàu cá, vợ chồng ngư dân may mắn thoát nạn

19:05:56 29/10/2024
Thông tin từ Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thái Bình, một tàu cá vỏ gỗ công suất 38CV của vợ chồng ngư dân ở thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình, không may gặp sự cố, bị chìm ở vùng biển huyện Thái Thụy.

UAE muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ dầu tại Việt Nam

17:40:38 29/10/2024
Bộ trưởng Công nghiệp và Công nghệ cao nói muốn xây dựng trung tâm trung chuyển, dự trữ dầu thô và các sản phẩm lọc hóa dầu tại Việt Nam, trong cuộc gặp Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Thủ đô Abu Dhabi.

Kinh hoàng lũ quét ở Kim Thủy: 'Bỏ của chạy lấy người' để sống!

16:56:02 29/10/2024
Trong khi các xã vùng giữa của H.Lệ Thủy (Quảng Bình) đang ngập trong nước lũ thì tại xã Kim Thủy, người dân cũng vừa trải qua một trận lũ quét, nhanh và nguy hiểm.

Mưa lớn ở miền Trung còn kéo dài đến khi nào?

13:18:22 29/10/2024
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ ngày 27-29/10 ở khu vực từ Quảng Bình đến Đà Nẵng đã xảy ra một đợt mưa lớn trên diện rộng với tổng lượng mưa từ 200-400mm, cục bộ có nơi trên 700mm.

Kong-rey mạnh lên nhanh chóng, có thể thành siêu bão đổ bộ nhiều nơi

12:58:13 29/10/2024
Sáng 29-10, Philippines đã nâng mức độ dự báo về tầm nguy hiểm của bão Kong-rey, vốn đã tăng lên cấp 11, giật cấp 13 và tiếp tục mạnh lên nhanh chóng.

Chồng bạ.o hàn.h vợ rồi lại lấy tiề.n của chung để đóng phạt?

10:40:04 29/10/2024
Việc phạt tiề.n đôi khi chưa ổn, thiếu tính răn đe, bởi tiề.n là do vợ chồng cùng làm ra. Người chồng có hành vi bạo lực với vợ nhưng lại lấy tiề.n chung của hai người để đóng phạt .

Tuyên bố chung nâng cấp quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam - UAE

09:09:52 29/10/2024
Lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) nhất trí nâng cấp quan hệ lên Đối tác Toàn diện vào 28/10, nhân chuyến thăm chính thức tới UAE của Thủ tướng Phạm Minh Chính.

Việt Nam ký Hiệp định thương mại tự do đầu tiên với một nước Ả rập

08:56:05 29/10/2024
Lễ ký kết Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện (CEPA) diễn ra dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Việt Nam và UAE. Đây là Hiệp định thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam với một nước Ả rập.

Người thân mất giữa lũ lụt, gia đình phải kê cao quan tài chờ nước rút

08:43:01 29/10/2024
Bà V.T.H., ở thôn Lộc Thượng, xã An Thủy, huyện Lệ Thủy lâm bệnh đã lâu, chiều 26/10, bà qua đời. Gia đình đã lên kế hoạch tổ chức lễ tang và an táng vào sáng 28/10.

Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nói về sự cố rút tiề.n hàng loạt tại SCB

07:47:35 29/10/2024
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nhắc lại sự kiện rút tiề.n hàng loạt tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và cho biết đây là sự cố chưa từng có tiề.n lệ.

Có thể bạn quan tâm

Trong đám cưới, mẹ chồng trao cho tôi 3 cây vàng, chưa đầy 1 tuần sau, tôi đã phát hiện ra sự thật về số vàng đó

Góc tâm tình

09:16:16 30/10/2024
Tôi thấy thương mẹ chồng quá, vì chúng tôi mà bà phải lao tâm khổ tứ . Lần đầu tiên về nhà bạn trai chơi, tôi rất hài lòng khi thấy bố mẹ anh có ngôi nhà 3 tầng to đẹp rộng rãi.

3 con giáp càng lớn tuổ.i càng giàu có, hạnh phúc

Trắc nghiệm

09:14:21 30/10/2024
Theo quan niệm phương Đông, vận mệnh mỗi người đều gắn liền với con giáp. Trong số 12 con giáp, có những con giáp được dự đoán là sẽ có cuộc sống sung túc, viên mãn khi về già.

Sao nữ hàng đầu showbiz kiếm gần 700 tỷ đồng chỉ nhờ làm 1 việc

Sao châu á

09:13:52 30/10/2024
Theo Edaily, nữ diễn viên Kim Hee Ae đã tăng giá trị tài sản ròng thêm 38,1 tỷ won (695 tỷ đồng) từ việc kinh doanh bất động sản.

Ngày vía 'Thần Tài' ở Ấn Độ

Thế giới

09:11:55 30/10/2024
Một trong những xu hướng nữa ở Ấn Độ đó là người dân thích mua hàng trực tuyến, ngay cả với những mặt hàng giá trị. Hiện các trang web như Zepto, Bigbasket, Blinket, Swiggy cũng cung cấp dịch vụ giao vàng xu và bạc trong vòng 10 phút.

Ba không khi dùng dầu ăn

Sức khỏe

08:57:44 30/10/2024
Ngoài ra, tuyệt đối không để dầu trong chai lọ sắt vì axit béo sẽ phản ứng với gỉ sét và tạo thành muối làm ô nhiễm dầu, gây mùi hôi khó chịu.

Hoa sữa về trong gió: Con gái Thuận có biểu hiện tâm lý bất thường

Phim việt

07:43:51 30/10/2024
Thuận bị giáo viên chủ nhiệm gọi tới trường để trao đổi tình hình học tập của bé Phương. Thời gian gần đây, Phương học hành sa sút. Đặc biệt, c.ô b.é còn có thái độ chống đối cô giáo.

4 mỹ nhân Việt có thời trang mùa lạnh đáng tham khảo nhất

Phong cách sao

07:40:54 30/10/2024
Đặc trưng của phong cách mùa lạnh là những bộ trang phục nhiều lớp. Do đó, các set đồ mùa lạnh đòi hỏi chị em phải khéo léo hơn khi kết hợp để ghi điểm sành điệu.

Cự cãi trên đường, tài xế ô tô tải đâ.m lái xe bán tải nguy kịch ở TPHCM

Pháp luật

07:33:52 30/10/2024
Sáng 30/10, Công an TP Thủ Đức, TPHCM, đang điều tra nguyên nhân vụ hai tài xế xô xát với nhau làm một người b.ị đâ.m trọng thương.

Sao Việt 30/10: Tóc Tiên nhắc kỷ niệm với MC Anh Tuấn, Hà Kiều Anh khoe con gái

Sao việt

07:30:44 30/10/2024
Chị đẹp Tóc Tiên gây chú ý khi chia sẻ bức ảnh cũ bên MC Anh Tuấn, Hoa hậu Hà Kiều Anh đăng ảnh mừng sinh nhật công chúa nhỏ xinh đẹp.

Nam ca sĩ bỗng dưng "làm loạn" MXH, thẳng thừng nói Miu Lê "không ra gì": Chuyện gì đây?

Nhạc việt

07:25:08 30/10/2024
Ca sĩ Trúc Nhân mới đây vừa gia nhập mạng xã hội Threads đã làm loạn , gây chú ý khi đấu đá với nữ ca sĩ Miu Lê.

Biểu tình bằng hoa tang ở Kpop: Thể hiện tình cảm công khai hay gây phiền toái nơi công cộng?

Nhạc quốc tế

07:19:07 30/10/2024
Trong thời gian người hâm mộ biểu tình, quận Seongdong đã nhận hơn 30 khiếu nại từ cư dân vì những vòng hoa gây khó chịu và cản trở giao thông công cộng.