Cơn thịnh nộ của vợ sau bữa nhậu ngày nghỉ lễ và những “tảng băng chìm” trong hôn nhân
Đỉnh điểm là mấy ngày nghỉ lễ gần đây, trong khi dọn đống đổ vỡ chồng bày ra rồi say xỉn Vân đã hét vào mặt anh ta 3 từ: “Ly hôn đi”.
01
Vân từng nghe rất nhiều chị em than vãn chuyện chồng ở bẩn, vô tâm, cẩu thả- còn kinh khủng hơn so với đàn ông ngoại tình. Vân chẳng tin lắm cho đến khi chính cô là người trải nghiệm.
Năm đầu tiên bước vào cuộc sống hôn nhân, có lần Vân lao ra khỏi nhà trong nỗi uất ức vì chồng để chậu bát 3 ngày không rửa, quần áo bẩn nhét trong máy chất đống không giặt. Nhưng rồi cô cũng chỉ cho rằng đó là sự khó chịu thường tình giống những cặp vợ chồng khác.
Năm thứ 5 bước vào cuộc sống hôn nhân, sau khi có 1 cậu con trai kháu khỉnh Vân đã bao phen đau đầu với ông chồng “tinh hoa” ấy. Đỉnh điểm là mấy ngày nghỉ lễ gần đây, trong khi dọn đống đổ vỡ chồng bày ra rồi say xỉn Vân đã hét vào mặt anh ta 3 từ: “Ly hôn đi”.
Tranh minh họa
Chuyện xảy ra vào tối hôm trước khi chồng Vân thỏ thẻ vào tai vợ: “Anh mời mấy đứa bạn đến ăn cơm nhé. Có 2 đứa ở Sài Gòn về thôi”. Kết quả là gần 20 người tụ tập ăn uống chè chén từ 6h chiều đến tận 11h đêm. Mình cô nấu nướng dọn dẹp không phút ngơi nghỉ.
Sáng hôm sau khi chồng Vân còn lờ mờ chưa tỉnh hẳn đã nhận nguyên cái khăn lạnh vào mặt. Cô ức đến phát khóc: “Anh có tin là tôi sẽ ly hôn vì anh chưa bao giờ chịu rửa bát không?”.
Chồng Vân bao năm nay vẫn thế, luôn chấp nhận nghe vợ cằn nhằn, rồi xin lỗi, rồi hứa thay đổi, rồi tiếp tục khiến cô uất nghẹn. Nhiều lúc tâm sự với bạn bè họ cười nhạt khuyên cô: “Thôi ông ấy không gái gú, nghiện ngập, nộp lương đều cho vợ là được rồi”. Chẳng nhẽ phụ nữ cứ phải lặng lẽ chấp nhận những thiếu sót không thể chấp nhận của đàn ông cả đời?
02
Vẫn là sự thất vọng về câu chuyện lông gà vỏ tỏi trong cuộc sống hôn nhân nhưng My lại dứt khoát ly hôn khi đã quá ngưỡng chịu đựng.
Video đang HOT
Chị phải sống với con người vô tâm, vô tư lắm lúc đến vô tri ấy trong 16 năm. My đã nuốt hết những uất ức, bức bối vào lòng như 1 thói quen cho đến khi chị phát hiện đứa con trai mình đặt bao kì vọng đang trưởng thành như 1 phiên bản thứ 2 của chồng chị.
Nó cứ đi học về là ném quần áo bẩn khắp phòng, sách vở ngổn ngang, mùi khói thuốc nồng nặc và vài mẩu vương vãi trên thành cửa sổ. Chị quát nó, mắng nó tí tuổi đã học đòi người lớn còn bày bừa cho ai dọn. Nó đáp gọn lỏn: “Mẹ dọn bao nhiêu năm cho bố mẹ có than vãn gì đâu mà giờ mẹ nói con”.
Tranh minh họa
Cuối cùng, My không chờ được con trai thi xong đại học mà quyết chấm dứt chuỗi ngày làm ô sin cho người đàn ông mình từng yêu thương mù quáng.
Tại sao ngày càng có nhiều cặp vợ chồng bỏ nhau vì những lý do vô cùng vặt vãnh? Bởi vì khả năng chịu đựng của chúng ta đối với “cuộc sống tầm thường” ngày càng giảm hay phụ nữ đã biết cách đòi quyền lợi cho mình?
Thực ra trong hôn nhân không có “chuyện nhỏ”, tất cả “chuyện nhỏ” chỉ là phần nổi của tảng băng chìm đằng sau những “chuyện lớn”. Không có ai sinh ra đã vô tâm, chỉ là tâm họ đang đặt vào đâu!
03
Tiến sĩ John Gottman, một nhà tâm lý học xã hội tại Đại học Washington và vợ ông đã nghiên cứu sự thân mật trong 40 năm. Cuối cùng ông đã tìm ra yếu tố quan trọng nhất quyết định một mối quan hệ thân mật.
Ngay cả khi vợ chồng có một nền tảng tình cảm tốt và một mối quan hệ bền chặt, họ vẫn sẽ dễ dàng bị đánh bại bởi một thứ – Đó là sự tầm thường của cuộc sống hàng ngày.
Về cơ bản sẽ có 3 loại lựa chọn để chúng ta đối mặt với những thứ lông gà vỏ tỏi này:
Tranh minh họa
- Chịu đựng, không làm ồn ào lên, không có gì to tát cả.
- Không chịu được thì cứ cãi nhau mãi đến khi không còn sức cãi nhau nữa thì ly hôn.
- Thực sự nhìn nhận để giải quyết triệt để vấn đề.
Chúng ta luôn hình thành 1 kiểu suy nghĩ: Một là đàn ông phải có trách nhiệm với phụ nữ. Hai là phụ nữ phải hy sinh cho đàn ông.
Ở đây, “trách nhiệm” và “hy sinh” được coi là đương nhiên. Cho đến nay chúng ta vẫn thấy loại cốt truyện này trong nhiều bộ phim và trong cả cuộc sống gia đình.
Nhưng chính kiểu sắp đặt ấy đã khiến hầu hết các cuộc hôn nhân đều đi đến con đường cụt. Vì nó không phù hợp với bản chất của con người.
Ví dụ việc các ông chồng cho rằng lấy vợ thì cô ấy sẽ phục vụ nhà chồng, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc con cái… Nhưng lý do vì sao cô ấy phải làm vậy?
Sự “tự cho mình là trung tâm” trong kiểu hôn nhân này là lý do cơ bản khiến chúng ta mất nhau từ đống bát bẩn hay những đôi tất vương vãi khắp nơi.
Đàn ông thường vô tâm nhưng nếu đã quyết tâm thì việc gì cũng không thể làm khó được anh ta. Vấn đề là anh ấy có muốn sửa đổi hay không? Tâm anh ấy có thực sự đặt vào việc hãy sửa chữa bản thân vì hôn nhân gia đình, vì nụ cười của vợ và vì hoàn thiện chính mình hay không mà thôi.
Chi tiền mua bộ đồ 2 triệu, tôi bị chồng mắng không nuốt nổi cơm
Công việc của chúng tôi cách biệt quá lớn, chồng không tâm lý làm tôi mệt mỏi vô cùng. Nhiều năm nay, tôi không dám ăn diện như những đồng nghiệp khác vì sợ chồng không vui.
Ảnh minh họa
Ngay từ khi yêu nhau, bố mẹ tôi đã không đồng ý cho tôi lấy anh. Bởi trình độ và công việc của chúng tôi cách nhau quá xa, sợ về sống chung sẽ không bền lâu. Lúc đó còn trẻ, tôi không nghĩ được nhiều, cho rằng đó là "một nửa" của mình và phải lấy bằng được.
Bây giờ trở thành vợ chồng, tôi mới thật sự hối hận vì không nghe lời khuyên can của bố mẹ ngày trước. Những lúc gặp khó khăn ấm ức trong lòng, tôi chỉ biết cam chịu một mình, không dám mở miệng than vãn với bố mẹ. Bởi vì, con đường này tôi chọn nên phải chịu, không thể oán trách ai được.
Sau khi kết hôn, chồng tôi nghỉ bán hàng ở siêu thị mà chuyển qua làm phụ xe khách cho 1 người bạn. Còn tôi công việc khởi sắc hơn, từ 1 nhân viên bình thường, sau nhiều năm cố gắng học tập không ngừng nghỉ, hiện tại tôi là phó phòng nhân sự của 1 công ty lớn.
Thu nhập của chồng mỗi tháng được khoảng 10 triệu, anh đưa cho vợ một nửa để chi tiêu trong gia đình, nửa còn lại để anh uống nước, ngoại giao và biếu nhà nội. Số tiền chồng đưa cho, thực chất chỉ đủ tiền đóng học cho các con mỗi tháng. Còn toàn bộ tiền chi tiêu trong gia đình là do tôi bỏ ra.
Tiền chồng kiếm được chỉ bằng 1/2 của vợ, vì không muốn gia đình căng thẳng nên tôi không bao giờ nói ra thu nhập của bản thân cho anh ấy biết.
Tuy góp có chút tiền mỗi tháng nhưng anh ấy lại rất để tâm đến việc chi tiêu của vợ. Thỉnh thoảng, tôi mua cho con bộ đồ chơi hơn trăm nghìn hay đưa con đi sắm đồ cũng bị chồng phàn nàn, anh kêu đồng tiền khó nhọc mới kiếm được, toàn tốn tiền vào những thứ vớ vẩn.
Đầu năm vừa rồi, tôi bàn với chồng là mua xe tay ga để đi, bởi cả công ty chẳng ai đi xe số như vợ. Anh không chịu, nói là xe vẫn còn tốt, đua đòi làm gì cho tốn kém. Chiếc xe là bộ mặt của mình ở công ty, dù anh ấy ngăn cản thế nào đi nữa, tôi vẫn bỏ tiền túi ra mua. Nhìn thấy xe mới của vợ, chồng tức lắm, giận tôi cả tuần không nói năng gì.
Đã lâu rồi, tôi chưa mua cho mình bộ đồ mới, nhiều lúc đi ăn cưới hay tiệc tùng không có đồ để mặc. Vậy là hôm thứ 3 vừa rồi, tôi cùng vài người bạn đồng nghiệp đi mua đồ. Tôi mạnh tay mua 1 bộ đồ giá 2 triệu.
Về đến nhà, để chồng không phát hiện bộ đồ đắt tiền nên tôi tháo bỏ tem giá và vội mang đi giặt. Thế nhưng vẫn bị chồng biết được, do tôi làm rơi hóa đơn thanh toán tiền ở chỗ để xe.
Anh ấy tức lắm, mắng vợ chi tiêu hoang phí, với số tiền đó mua được 10 bộ. Không có tiền mà thích đua đòi. Số tiền đó bằng cả tuần chồng bốc hàng vất vả mới kiếm được.
Bị chồng nói nhiều lắm nhưng tôi không cãi nửa câu mà chỉ ngồi im lặng và nước mắt cứ ứa ra, không nuốt nổi miếng cơm. Không phải do tôi đuối lý mà có cãi cũng chẳng lấn át được cái miệng quá lớn của anh ấy. Chồng mà nổi khùng lên thì sẽ mất mặt với hàng xóm, không cẩn thận lại bị thương tích đầy mình nên tôi chọn nhẫn nhịn.
Tôi không phải là người ăn hoang phá hoại, là người biết chi tiêu chừng mực, chỉ việc nào thật cần thiết mới dám chi tiền. Thế mà, chồng không hiểu lại luôn cho rằng tôi là người vợ chẳng ra gì. Tôi không biết phải nói sao cho chồng hiểu nữa?
Nghỉ lễ, chồng lên kế hoạch đi chơi 5 ngày với hội bạn thân, còn làm một việc để 'bù đắp' khiến vợ phẫn nộ Thay vì nghỉ lễ bên gia đình, chồng tôi lại lựa chọn đi cùng người khác. Phải chăng, trong mắt chồng, bạn bè luôn quan trọng hơn vợ con? Vợ chồng tôi kết hôn 11 năm, có 2 cậu con trai. Chúng tôi độc lập về tài chính. Chồng tôi nhận lo cho hai con ăn học, tôi nhận các khoản sinh hoạt...