Con thạch sùng sống trong tai người đàn ông Thái Lan
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng đau nhức tai dữ dội.
Ngày đầu tiên làm bác sĩ tại Bệnh viện Rajavithi ở Bangkok, Thái Lan, đầu tháng 7, nữ bác sĩ Varanya Nganthavee, 25 tuổi, gặp trường hợp hy hữu. Nam bệnh nhân đến viện trong tình trạng đau tai dữ dội suốt hai ngày. Bác sĩ Varanya sử dụng ống soi tai để kiểm tra và phát hiện “một thứ gì đó di chuyển” bên trong tai bệnh nhân.
Bác sĩ nhỏ từng giọt thuốc kháng sinh vào tai người đàn ông và yêu cầu anh nghiêng đầu sang một bên để con vật trong tai thoát ra, tuy nhiên không thành công. Cuối cùng, cô phải dùng nhíp để gắp con vật còn sống ra ngoài. Đó là một con thạch sùng nhỏ, được người Thái Lan gọi là Jing Jok, còn người Nam Bộ và miền Trung Việt Nam gọi là con thằn lằn.
Con thằn lằn còn sống khi được lấy ra khỏi tai bệnh nhân.
Video đang HOT
May mắn tai bệnh nhân không bị vết cắn hay bị nhiễm trùng. Bác sĩ Varanya tự hỏi làm thế nào con thằn lằn đó có thể sống sót trong không gian chật hẹp của ống tai suốt hai ngày liền, còn nam bệnh nhân thì không biết tại sao con vật lại chui vào tai mình và khi nào.
Minh Anh
Theo Odditycentral/VNE
Phụ nữ có nguy cơ tử vong sớm khi sử dụng kháng sinh lâu dài
Nghiên cứu mới cho biết, các loại thuốc kháng sinh có thể làm gia tăng nguy cơ tử vong ở phụ nữ lên 27%.
Nghiên cứu cho thấy những người được kê toa kháng sinh với liều kéo dài từ 2 tháng trở lên có nguy cơ tử vong do bệnh tim lên đến 58% và nguy cơ tử vong tổng thể lên tới 27%.
Phát hiện này được đưa ra một tháng sau khi Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cảnh báo người tiêu dùng khỏi loại thuốc kháng sinh đặc biệt được bán dưới nhãn hiệu Biaxin, dùng để điều trị nhiều chứng bệnh về da, tai, xoang và phổi. Loại thuốc này được cho là có liên quan đến các vấn đề tim có thể gây tử vong.
Nghiên cứu này là một trong những nghiên cứu đầu tiên định lượng lượng kháng sinh ảnh hưởng đến lớp lót thành ruột và sức khỏe tim mạch.
Mặc dù những nghiên cứu trước đây cho thấy việc sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến sự thay đổi lâu dài của vi khuẩn đường ruột nhưng có vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối nguy hại của sự thay đổi này.
Sử dụng kháng sinh với liều kéo dài từ 2 tháng trở lên có nguy cơ tử vong do bệnh tim lên đến 58%
Tác giả chính của nghiên cứu, tiến sĩ Lu Qi, giáo sư dịch tễ học tại Đại học Tulane, nói: "Các thay đổi về vi sinh vật trong ruột có liên quan đến nhiều chứng rối loạn đe dọa tính mạng, chẳng hạn như các bệnh về tim mạch và một số loại ung thư. Phơi nhiễm với kháng sinh ảnh hưởng đến sự cân bằng và thành phần của vi khuẩn trong ruột, ngay cả sau khi ngừng dùng kháng sinh. Vì vậy, điều quan trọng là phải hiểu rõ hơn cách dùng kháng sinh có thể ảnh hưởng đến những nguy cơ bệnh mãn tính và tử vong".
Trong một nghiên cứu hợp tác với Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan, Qi dẫn đầu một nhóm nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu kéo dài từ năm 2004 đến mùa hè 2012 với sự tham gia của 37.510 phụ nữ trên 60 tuổi không mắc bệnh tim và ung thư khi bắt đầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy sử dụng kháng sinh có liên quan đến nguy cơ tử vong sớm, đặc biệt là nếu thời gian sử dụng thuốc kéo dài. Điều này đúng ngay cả sau khi đã tính đến các yếu tố khác như chế độ ăn kiêng, béo phì, các loại thuốc khác và lối sống.
Những phụ nữ sử dụng kháng sinh trong hai tháng hoặc lâu hơn có nguy cơ tử vong do bất kỳ nguyên nhân nào (trừ ung thư) cao hơn 27% so với những người không dùng kháng sinh. Đặc biệt, thời gian sử dụng thuốc dài hơn hai tháng làm tăng nguy cơ tử vong do bệnh tim lên 58%.
Nguy cơ tử vong vẫn cao hơn nếu những phụ nữ này có tiền sử sử dụng kháng sinh ở độ tuổi trung niên.
Huy Hoang
Theo dailymail/vietQ
Nhiều người gặp nạn do "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công: Đây là cách phòng tránh đúng nhất Tình trạng "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công ngày càng rầm rộ khiến nhiều người kinh hãi. Nhưng không phải ai cũng biết cách phòng chống nguy cơ tấn công từ loại vi khuẩn này, nhất là trong mùa du lịch biển đang "rần rần". Đi dạo dọc bờ biển, một phụ nữ bị "vi khuẩn ăn thịt người" tấn công đến...