Con tem có làm nên miếng thịt sạch?
Ý tưởng quản lý thịt heo qua con tem để truy xuất nguồn gốc tại TP. HCM được xem là hay nhưng nhiều ý kiến cho rằng khó khả thi…
Người tiêu dùng được trao quyền kiểm soát?
Theo đề án này do Sở Công Thương chủ trì, tại các trại nuôi, ngay khi chào đời, mỗi con heo sẽ được gắn một con tem điện tử, với chi phí mỗi con tem là khoảng 9.800 đồng.
Để sau đó, quy trình con heo từ lúc chào đời đến khi giết mổ sẽ được lưu lại các dữ liệu gồm chủ trại là ai, heo được ăn loại cám của công ty nào, được tiêm phòng dịch bệnh ra sao, có đủ tiêu chuẩn đảm bảo để giết mổ không, giết mổ tại lò mổ nào…
Tất cả các thông tin này được lưu lại trong hồ sơ “con tem”.
Con tem này được tích hợp dưới dạng chiếc vòng đeo ở chân heo, hoặc bấm trên tai dưới dạng mã số điện tử.
Tiểu thương bán lẻ tại các chợ khi tham gia phân phối nguồn thịt cũng được cung cấp các con tem cuối (tem này được tích hợp dữ liệu với con tem đầu gắn trên vòng đeo chân của heo) để dán lên sản phẩm bán cho người mua.
Về phía người dùng, muốn biết thông tin miếng thịt chỉ cần bật điện thoại thông minh (smartphone) có kết nối internet, khởi động ứng dụng (app) được cài đặt trước đó, soi vào mã con tem, hình thức như ứng dụng quét mã vạch, ngay sau đó thông tin sản phẩm (toàn bộ dữ liệu về con heo cho ra miếng thịt đó) sẽ được phản hồi đầy đủ về điện thoại để biết rõ nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
Nhờ thông tin nhận được, người tiêu dùng sẽ biết được miếng thịt mình mua về sử dụng có được chăn nuôi, giết mổ theo quy trình an toàn? Có chứa các chất cấm? Có chứng nhận của cán bộ thú y?…
Lo ngại tem sạch, thịt “bẩn”
Quy trình “con tem” được xem là khá hoàn hảo đó vẫn khiến không ít người cho rằng sẽ không chống được các hành vi gian lận.
Video đang HOT
Lý do là từ trại nuôi đến tay người tiêu dùng, miếng thịt heo đang phải đi qua quá nhiều khâu trung gian, vì thế nếu làm không khéo thì tiền lại tốn mà người tiêu dùng vẫn phải ăn thịt bẩn.
Hiện tại, có đến hàng trăm, hàng ngàn trang trại chăn nuôi heo ở khắp các tỉnh cung cấp thịt heo cho thị trường TPHCM.
Thử làm một phép tính đơn giản: Mỗi con heo tốn chi phí gần 10.000 đồng dán tem, nhân với trung bình mỗi ngày thành phố tiêu thu hết 10.000 con thì ngân sách lấy từ tiền đóng thuế của dân phải chi ra 100 triệu đồng. Như vậy là mỗi tháng ngốn hết 3 tỷ, một năm 36 tỷ và đấy là những con số không nhỏ.
Tiền tỷ bỏ ra nếu mang lại an toàn cho sức khỏe người dùng cũng đáng, nhưng ai dám chắc khi tiền chi ra sẽ có hiệu quả?
Thông thường thì trại chăn nuôi heo do người chăn nuôi quản lý. Khi thành phố muốn gắn tem phải có sự đồng ý của chủ trại trên cơ sở hợp đồng bao tiêu hoặc bất cứ hình thức liên kết nào đó để ràng buộc trách nhiệm.
Khi đã có sự ràng buộc, thành phố phải “nuôi” thêm bộ máy hàng ngàn người để theo dõi, kiểm tra, giám sát các chủ trại thực hiện.
Đây được xem là phần khó nhất và tốn nhiều chi phí nhất, nhưng đề án của Sở Công thương vẫn chưa đề cập đến.
Công việc kiểm tra “tem” có lẽ sẽ phải giao cho lực lượng thú y, hiện có khoảng hơn 700 nhân viên, vốn lại đang phải giảm biên chế theo quy định. Để có đủ người làm, chắc chắc phải ký hợp đồng thời vụ với số nhân viên này và đương nhiên, TP phải chi thêm ngân sách trả lương. Đấy là còn chưa nói đến câu chuyện quản lý các con tem này như thế nào cho có hiệu quả.
Mới đây, Chi cục Thú y TPHCM cũng đưa ra một số vấn đề có thể gặp phải đối với dự án này, trong đó vướng mắc chủ yếu là nguồn heo không đi thẳng từ trại nuôi đến lò mổ ra thị trường mà đi qua rất nhiều khâu trung gian.
Heo từ trại về lò mổ phải qua thương lái. Từ lò mổ về đến chợ đầu mối dưới dạng heo mảnh tuy vẫn còn vòng kiểm soát ở chân nhưng khi bán cho tiểu thương các chợ lẻ thì miếng heo mảnh được pha lóc thành nhiều phần.
Liệu mỗi miếng heo nhỏ có được gắn tem nữa hay không?
Đặt ra câu hỏi trên không phải là vô lý mà đã có những bài học cay đắng như câu chuyện trước đây, tiểu thương chợ Hòa Bình (quận 5) thí điểm bán thịt heo sạch VietGAP.
Theo đó, miếng thịt VietGAP có giấy chứng nhận hẳn hoi, nhưng có tiểu thương gian dối chỉ lấy 1 con heo VietGAP sau đó “độn” thêm nhiều con heo thường vào bán như giá heo VietGap. Trên sạp thì miếng thịt nào cũng như nhau, người dùng không tài nào phân biệt được. Chỉ khi có cán bộ thú y tới kiểm tra thì các bà, các thiếu mới “ôm” thịt chạy tán loạn.
Nhận xét về đề án này, ông Văn Đức Mười, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Việt Nam kỹ nghệ súc sản (Vissan) cũng nói với cách quản lý heo bằng con tem thì dường như cơ quan chức năng đang muốn trao quyền quản lý, giám sát cho người tiêu dùng.
Điều này theo ông là không phù hợp cho lắm vì đây là trách nhiệm của người sản xuất (người chăn nuôi) và đơn vị kinh doanh giết mổ, cơ quan quản lý nhà nước. Người tiêu dùng đi mua thịt không phải ai cũng có điện thoại thông minh kết nối internet để có thể soi chiếu, truy xuất nguồn gốc thịt.
Những dữ liệu nhận được từ việc soi tem nhãn về điện thoại chưa thể đảm bảo là miếng thịt họ mua và sử dụng có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không.
Theo ông Mười, việc triển khai dự án là tín hiệu tích cực để kiểm soát nguồn thịt an toàn nhưng dự án chỉ khả thi khi được thực hiện đồng bộ giữa người nuôi với đơn vị giết mổ, bán lẻ. Chỉ khi xóa bỏ hoàn toàn các lò mổ thủ công, lò mổ lậu, quy tất cả về các lò mổ công nghiệp mới có thể loại bỏ được những nguồn thịt không đảm bảo.
Theo VietQ
Dùng búa đập đầu giết bò, Úc cấm xuất khẩu bò sang Việt Nam
Một vài lò mổ sử dụng búa tạ để giết bò Úc sai quy chuẩn của nước này đã đẩy thị trường Việt Nam vào nguy cơ vắng bóng bò Úc.
Một tổ chức bảo vệ động vật của Úc bí mật ghi lại hình ảnh một người dùng búa đập 5 lần vào đầu con bò sắp bị giết thịt trong một lò mổ tại Việt Nam. Sau khi thông tin này được công bố Chính phủ Úc đã tạm ngừng xuất khẩu gia súc sống sang Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam hiện là thị trường xuất khẩu bò lớn thứ 2 của Úc.
Bò Úc sống nhập về được kiểm soát chặt chẽ đến khi giết mổ. Ảnh minh họa: NNVN
Cụ thể, tờ Business Standard dẫn nguồn tin cho biết, chính phủ Úc đã đình chỉ các hoạt động xuất khẩu gia súc sống sang Việt Nam, sau khi ABC đăng video của Tổ chức bảo vệ động vật Animals Australia về các hoạt động giết thịt trong lò mổ Việt Nam. Việc giết bò bằng búa tạ bị coi là tàn bạo và không phù hợp với tiêu chuẩn của Úc.
Tuy nhiên, hiện nay với hơn 20.000 điểm giết mổ nhỏ lẻ chưa được kiểm soát và chưa có một quy trình chuẩn nào được bắt buộc thực hiện, đã khiến các chủ lò mổ vẫn... mạnh ai nấy làm. Theo ABC News, khảo sát tại 13 cơ sở giết mổ ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam cho thấy chỉ có 2 cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn.
Điều này có thể sẽ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp nhập khẩu bò sống, cũng như cung ứng sản phẩm thịt bò Úc sắp tới.
Bà Đặng Thị Phương Ninh, Phó tổng giám đốc Vissan cho biết: "Việc giết mổ thủ công như trong clip thì không thể áp dụng cho quy trình giết mổ công nghiệp" như của đơn vị này.
Theo vị lãnh đạo tập đoàn, sản phẩm thịt bò của doanh nghiệp này chủ yếu là bò Úc nên quy trình giết mổ đều được áp dụng bộ tiêu chuẩn của đơn vị xuất khẩu (ESCAS).
Theo đó, họ sẽ giám sát quy trình từ khi xuất bò đi, việc di chuyển, chuồng trại, lưu nuôi cho đến khi tiến hành giết mổ, đảm bảo sao cho bò được chết một cách êm ái nhất. Đây là một bộ tiêu chuẩn đảm bảo quy tắc giết mổ nhân đạo mà mỗi nhà nhập khẩu đều phải tuân thủ.
Cũng vì quy định ngặt nghèo nên một số doanh nghiệp dù đang rất muốn nhảy vào lĩnh vực kinh doanh này, nhưng họ còn e ngại vì không đáp ứng được lò giết mổ theo tiêu chuẩn khắt khe của Úc.
Theo đúng quy trình thì việc giết mổ bò Úc rất nghiêm ngặt. Khu vực giết mổ phải sạch sẽ cao ráo, cách mặt đất 80 cm, đặc biệt phải đối xử nhân đạo với vật nuôi, trong khu vực giết mổ phải có chuồng ép để bắn súng hơi gây ngất. Đây không phải là điều dễ đáp ứng với nhiều doanh nghiệp.
Theo thống kê của Vissan, nhu cầu thị trường Việt Nam hiện trên 3.000 con bò thịt mỗi ngày, riêng TP HCM là 600 con. Từ tháng 9/2013, Vissan đã nhập khẩu bò về giết mổ vì nguồn cung trong nước thiếu hụt.
Hơn nữa, bò Việt Nam trọng lượng nhỏ, sản lượng thịt chỉ đạt 50% sau khi giết mổ, trong khi bò Úc có trọng lượng lớn (bình quân 500kg/con), cho tỷ lệ thịt đạt 55%.
Để đáp ứng nhu cầu thị trường, đơn vị này đã nhập bò về bán. Và hiện tại, mỗi ngày riêng DN này tiêu thụ 50 con bò Úc.
Tuy nhiên, bà Ninh cho biết hiện tại việc nhập khẩu bò Úc của Vissan vẫn chủ yếu là nhập gián tiếp thông qua một đơn vị nhập khẩu khác. Thời điểm này, đơn vị khó có thể đánh giá được việc ảnh hưởng từ thông tin cấm nhập bò ÚC được các tổ chức bên nước xuất khẩu yêu cầu.
Đây không phải lần đầu tiên Việt Nam bị phía Úc điều tra và tạm ngừng xuất khẩu bò vì vi phạm quy chuẩn giết mổ. Vào các năm 2011, 2013, phía Úc cũng đã mở cuộc điều tra liên quan tới các khiếu nại của Animals Australia, về việc bò Úc bị giết bằng búa tạ trong một số lò mổ tại Việt Nam.
Không chỉ 3 lò mổ đã được xác định danh tính bị cấm nhập khẩu, nhà chức trách Úc cũng đang điều tra, rà soát các đơn vị khác để quyết định việc có hay các trường hợp khác vi phạm Hệ thống đảm bảo chất lượng chuỗi cung ứng xuất khẩu (ESCAS).
Khi nước này siết việc xuất khẩu bò sang Việt Nam, rất có khả năng thị trường Việt Nam sẽ phải tạm vắng bóng bò Úc.
Theo_VietNamNet
Gặp người sở hữu bộ tem về phụ nữ "độc nhất" ở Việt Nam Dù đã ngoài 90 tuổi, nhưng ông Lê Đức Vân (phố Hồng Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) vẫn miệt mài với thú vui sưu tập tem. Đến nay trong gia tài của mình ông Vân có cả ngàn con tem quý hiếm, nhưng có lẽ, bộ sưu tập tem về chủ đề phụ nữ được coi là "độc nhất" ở Việt...