Con tàu từng phát hiện châu Úc có thể chìm ở Mỹ
Nhóm khảo cổ học của Mỹ đã định vị được xác tàu HMS Endeavour, con tàu đã khám phá ra Australia chìm gần cảng Newport trong dự án tìm kiếm kéo dài hơn 10 năm.
Xác tàu HMS Endeavour của Hải quân Hoàng gia Anh, do thuyền trưởng James Cook chỉ huy cuối cùng đã được định vị cách 17.000 km từ nơi mà nó xuất phát. Nhóm khảo cổ ở Rhode Island, trên bờ Đông nước Mỹ, cho biết tuần này họ đã thu hẹp phạm vi tìm kiếm xác con tàu kéo dài hơn một thập kỷ qua.
Vị trí của con tàu đã được khoanh vùng trong một hoặc hai địa điểm khảo cổ, trong thời gian kỷ niệm 250 năm chuyến đi biển đầu tiên của tàu. Trong chuyến hải trình đầu tiên vào năm 1768, thuyền trưởng Cook cùng thủy thủ đoàn đã phát hiện ra Australia. Họ là những người châu Âu đầu tiên ghi lại liên lạc với Châu Đại Dương.
Trong một tuyên bố, Dự án khảo cổ học hàng hải Rhode Island (RIMAP), cho biết họ sẽ phát hành thêm chi tiết và một mô hình 3D tại khu vực nghi có xác tàu vào ngày 21/9. Quá trình khai quật dự kiến sẽ bắt đầu vào năm sau.
Con tàu đầu tiên phát hiện ra Australia
HMS Endeavour khởi hành từ cảng Plymouth, quận Devon, Anh, vào tháng 8/1768. Con tàu đi qua mũi Cape Horn và đến đảo Tahiti, phía nam Thái Bình Dương để quan sát quá trình di chuyển của sao Kim trong hệ mặt trời. Sau đó, HMS Endeavour tiến vào vùng đại dương rộng lớn chưa được khám phá.
Tranh vẽ tàu HMS Endeavour ngoài khơi bờ biển New Holland. Ảnh: Samuel Atkins.
Con tàu dừng lại ở một số đảo chưa được khám phá gồm Huahine, Borabora và Raiatea, cho phép thuyền trưởng Cook tuyên bố chủ quyền những đảo này thuộc Vương quốc Anh. Tháng 9/1769, HMS Endeavour thả neo ngoài khơi New Zealand, nó trở thành con tàu đầu tiên vẻ lại bản đồ New Zealand.
Tháng 4/1770, HMS Endeavour trở thành con tàu đầu tiên tiến vào bờ biển phía đông Australia trong chuyến hải trình vòng quanh thế giới và trở về Anh vào năm 1771. Những năm sau đó, con tàu được đổi tên thành Lord Sandwich hoạt động với vai trò tàu vận chuyển binh lính.
Video đang HOT
Trong cuộc chiến giành độc lập của Mỹ, sau khi đưa binh lính Anh đến Rhode Island, con tàu được chuyển thành nhà tù, nơi giam giữ quân nổi dậy chống lại quân đội Anh. Tuy nhiên, khi người Pháp bước vào cuộc chiến và đứng về phe cách mạng của George Washington, Hải quân Hoàng gia Anh đã ra lệnh đánh chìm Lord Sandwich cùng 12 tàu khác để phong tỏa cảng biển.
Kathy Abbass, giám đốc điều hành RIMAP, từng nói với CNN trong cuộc phỏng vấn vào năm 2014 rằng: “Quân đội Mỹ tập trung trên đất liền và người Pháp gửi một hạm đội đến trợ giúp, người Anh nhận thấy nguy cơ lớn nên đã ra lệnh đánh chìm 13 tàu nhằm phong tỏa lối vào cảng biển. Phần lớn các tàu bị đánh chìm ở vùng nước nông”.
Vị trí mà nhóm khảo cổ nghi ngờ có xác tàu Endeavour. Đồ họa: Mogaznews .
Khi hồ sơ về các tàu vận tải bị đánh chìm, bao gồm HMS Endeavour được Abbass phát hiện vào năm 1990, nhóm của bà bắt đầu tiến hành khảo sát và giảm số lượng vị trí tiềm năng từ 13 xuống còn vài điểm và cuối cùng là một hoặc hai.
Địa điểm hứa hẹn nhất nằm ở khu vực gần bờ biển đảo Goat, cạnh khu resort Gurneys, bang New York. Peter Dexler, chủ tịch Bảo tàng Hàng hải Quốc gia Australia, cùng Tổng lãnh sự Australia tại New York Alaistair Walton sẽ tham dự sự kiện công bố địa điểm khảo cổ.
Di sản nhiều tranh cãi
Nếu việc khám phá ra xác tàu HMS Endeavour được xác nhận, nó có thể gây ra cuộc tranh cãi ngoại giao về việc quốc gia nào được quyền giữ và trưng bày phần còn lại của con tàu, nếu nó được trục vớt an toàn. Australia, New Zealand, Anh và Mỹ đều có thể đưa ra yêu cầu quyền sở hữu con tàu với lý do nó có ý nghĩa lịch sử đối với đất nước họ.
Năm 1999, luật sư Sheldon Whitehouse đã thiết lập một chương trình để đảm bảo quyền sở hữu đội tàu bị đánh chìm ở Newport, gồm HMS Endeavour. Khám phá tiềm năng về xác tàu Endeavour diễn ra vào thời điểm có ý nghĩa lịch sử đáng kể đối với Australia, 250 năm sau chuyến viếng thăm của thuyền trưởng Cook, người ta cũng đang nhìn nhận lại vai trò của nhà thám hiểm ở đất nước mà ông được coi là người sáng lập.
Tượng thuyền trưởng Cook tại công viên Hyde Park, Sydney. Ảnh: Getty.
Một bức tượng của thuyền trưởng Cook được xây tại công viên Hyde Park ở Sydney trong hơn một thế kỷ qua đã bị phá hoại vào năm ngoái, liên quan đến cuộc tranh cãi về ngày quốc khánh Australia. Ngày 26/1/1788 được chọn là ngày quốc khánh Australia khi cờ của Liên hiệp Anh được treo ở Sydney Cove, thiết lập Australia trở thành thuộc địa của Anh.
Ngày 26/1 hàng năm được tổ chức long trọng bởi người Úc da trắng, nhiều người trong cộng đồng bản địa xem đó là một ngày không có gì để ăn mừng. Từ đầu năm 1938, thổ dân bản địa đã phản đối mạnh mẽ ngày 26/1, họ gọi đó là “Ngày xâm lược”.
Thuyền trưởng Cook là người phát hiện ra Australia, tuy vậy, bức tượng của ông ở công viên Hyde Park cùng những dòng chữ khắc trên đó đặt ra nhiều câu hỏi. Các nhà sử học chỉ ra rằng, người Úc bản địa đã sinh sống ở Australia hàng nghìn năm trước khi châu Âu xâm lược và chiếm đóng khu vực trong thế kỷ 18.
Chuyến viếng thăm của tàu HMS Endeavour đến Australia đã kéo theo thảm họa cho người bản địa. Trong những năm là thuộc địa của Anh, thổ dân bản địa bị đẩy ra khỏi nơi cư ngụ, bị tiêu diệt, thanh lọc bởi những người da trắng đến từ bên kia bán cầu.
Stratolaunch với sải cánh tới 117 m, nặng 540 tấn, sử dụng 6 động cơ phản lực sẽ là máy bay lớn nhất trong lịch sử hàng không khi cất cánh vào năm 2019.
Trung Hiếu
Theo Zing
Báo Trung Quốc dùng Brexit ép Anh tránh xa biển Đông
Truyền thông Trung Quốc vừa cảnh báo vụ tàu chiến Anh thách thức Trung Quốc ở biển Đông có thể cản trở đàm phán về một thỏa thuận tự do thương mại sau này giữa 2 nước.
Tháng trước, Trung Quốc và Anh đã đồng ý bàn bạc về khả năng đám phán thỏa thuận thương mại tự do sau khi Anh rời khối Liên minh châu Âu (EU) trong tiến trình được gọi là Brexit.
Tuy nhiên, sau vụ việc tàu chiến Anh thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại biển Đông, tờ China Daily (Trung Quốc) hôm đã cảnh báo London rằng tiến trình đàm phán nói trên có thể sẽ bị ảnh hưởng xấu.
"Trung Quốc và Anh đã đồng ý tích cực xem xét khả năng đàm phán một thỏa thuận thương mại sau sự kiện Brexit. Mọi hành động làm tổn hại đến lợi ích cốt lõi của Trung Quốc sẽ gây cản trở tiến trình này" -tờ báo dọa nạt.
Tàu chiến HMS Albion của Hải quân Hoàng gia Anh. Ảnh: EPA
Trước đó, theo Reuters đưa tin ngày 6-9, tàu chiến HMS Albion thuộc Hải quân Hoàng gia Anh vào tháng rồi di chuyển gần quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải và thách thức tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc tại biển Đông.
Vụ việc khiến Trung Quốc giận dữ, gọi đây là một hành động "gây hấn" của Anh. Bắc Kinh thường xuyên chỉ trích điều mà họ mô tả là sự can thiệp từ "những quốc gia bên ngoài khu vực" vào vấn đề biển Đông.
Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng ngang ngược trên biển Đông, Mỹ kêu gọi cộng đồng quốc tế tích cực tham gia vào chiến dịch tự do hàng hải trong vùng lãnh hải chiến lược này nhằm gửi một thông điệp cứng rắn đến Bắc Kinh.
Theo Cao Lực
Người lao động
Phát hiện 2 tảng đá lẫn vàng trị giá 11 triệu USD Các thợ mỏ ở miền Tây Úc cho biết họ đã phát hiện 2 tảng đá lẫn vàng khổng lồ, trích xuất số vàng trị giá khoảng 11 triệu USD. Công ty khai thác mỏ RNC Minerals (Canada) cho biết tảng đá lớn nặng 95 kg, chứa hơn 2.400 ounce (58 kg) vàng. Còn tảng thứ hai nặng 63 kg chứa 1.600 ounce...