Con tàu ‘đặc biệt’ của những người giữ biển
Chúng tôi gọi là con tàu ‘đặc biệt’ bởi đây là con tàu quân sự nhưng lại mang sứ mệnh khám chữa bệnh cho quân dân thuộc quần đảo Trường Sa và ngư dân trên vùng biển Việt Nam.
Tàu bệnh viện Khánh Hòa 01 có phiên hiệu HQ-561
Bệnh viện di động trên biển
Tàu bệnh viện Khánh Hòa 01 có phiên hiệu HQ-561 được chế tạo tại Công ty Z189 (Bộ Quốc phòng), hạ thủy ngày 26.4.2012 và đi vào hoạt động đầu năm 2013. Tàu có tải trọng 2.070 tấn, chở được gần 200 người, thủy thủ đoàn cùng ê kíp bác sĩ, hoạt động liên tục 45 ngày trên biển, chịu được sóng từ cấp 8 đến cấp 10. Tàu được trang bị hệ thống kết nối hoàn toàn tự động và hiện đại, hệ thống truyền hình, điện thoại kết nối vệ tinh.
Ngoài nhiệm vụ vận tải chở quân, chuyển lương thực thực phẩm, nước ngọt cho các đảo, nhà giàn DK1 và ngư dân, Tàu Khánh Hòa-01 còn có đầy đủ trang thiết bị khám chữa bệnh như một bệnh viện thu nhỏ. Thế nên, tàu được coi là bệnh viện di động trên biển.
Tàu HQ-561 được đầu tư hiện đại với 15 giường bệnh, 3 buồng bệnh, 1 kho vật tư, 1 kho thuốc và nhiều phòng chức năng như: phòng hồi sức cấp cứu, điện tim, răng – hàm – mặt, xét nghiệm, phòng mổ, nội soi, siêu âm… Riêng phòng mổ và phòng hội chẩn được trang bị hệ thống truyền hình trực tiếp với Bệnh viện Trung ương Quân đội 175 qua hệ thống vệ tinh vinasat. Qua đó, đội ngũ bác sĩ trên tàu có thể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ đất liền trong các ca phẫu thuật phức tạp khi trên biển.
Một đặc điểm riêng của HQ-561 là tàu được trang bị buồng giảm áp có thể cấp cứu cùng lúc từ 8 đến 10 người. Buồng giảm áp này là buồng chuyên ngành về y học biển, thu dung và điều trị các bệnh nhân bị tai biến do lặn sâu dưới nước. Hiện nay, buồng giảm áp này hiện đại nhất ở Việt Nam.
Trung úy Thái Đàm Lương, bác sĩ của tàu cho biết: Giảm áp là một tai biến thường gặp của những người làm công việc lặn biển. Thực tế, nhiều trường hợp ngư dân lặn bằng khí nén, khi lên mặt nước, áp suất thay đổi đột ngột dễ dẫn đến tai biến, nếu không cấp cứu kịp thời, nguy cơ tàn phế và tử vong là rất cao. Vậy nên, cấp cứu giảm áp là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng trong công tác cấp cứu trên biển.
Cùng với những trang thiết bị tiên tiến, hiện đại trên, HQ-561 còn có đội ngũ y bác sĩ, dược sĩ, kỹ thuật viên… có trình độ tay nghề cao đảm bảo cho việc cấp cứu và điều trị cho quân dân sống và làm việc tại huyện đảo Trường Sa cũng như ngư dân đánh bắt hải sản trên biển.
Trung tá Đậu Văn Thìn, hiện công tác tại đảo Núi Le B vui mừng chia sẻ: Khi biết có một tàu bệnh viện hiện đại như vậy ở quần đảo Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ nơi đây ai cũng phấn khởi. Chắc chắn rằng, niềm vui ấy không chỉ của riêng bộ đội mà còn là của đông đảo nhân dân đang sống và làm việc tại quần đảo Trường Sa. Từ đây, việc khám và điều trị cũng không còn vất vả như trước nữa, nhất là những tai nạn biển, những bệnh nguy hiểm, phức tạp. Chúng tôi sẽ thêm vững tin, yên tâm công tác, sản xuất và bám biển.
An lòng quân dân trên các vùng biển, đảo
Ngày 27.5 qua được các thuyền viên tàu cá Tiền Giang TG-92117 ví như một ngày đặc biệt may mắn bởi họ đã gặp và nhận được trợ giúp của tàu HQ-561.
Thuyền trưởng Phạm Quang Thắng kể lại: Ngày 26.5, sau khi đánh được ít cá hồng ở khu vực đảo Đá Đông, 9 trong số 10 người trên tàu đã cùng ăn và bị ngộ độc. Tàu chúng tôi đã cập đảo Đá Tây chữa một đêm nhưng tình trạng không thuyên giảm. Triệu chứng của cả 9 người khi đó là bị tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần, đau tê khắp người, tức ngực và khó thở. Biết thông tin có tàu bệnh viện Khánh Hòa 01 đang thực hiện hải trình khám chữa bệnh ở quần đảo Trường Sa, tôi đã tìm cách liên lạc với tàu và nhờ giúp đỡ. Mặc dù đang thực hiện nhiệm vụ ở khu vực DK1 nhưng tàu HQ-561 đã lập tức cơ động lên đường giúp chúng tôi. 6 giờ 30 phút ngày 27.5, HQ-561 đã tiếp cận và cấp cứu ngư dân kịp thời.
Video đang HOT
Qua điện thoại, anh Phạm Minh Tuấn, sinh năm 1987, quê xã Tân Phước, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang vẫn chưa hết xúc động chia sẻ với phóng viên: Tôi là một trong hai người ngộ độc nặng nhất. Huyết áp bị tụt, các bác sĩ của tàu HQ-561 đo mạch cho tôi báo mạch chỉ còn 38-40 lần/phút, tôi gần như không thể thở được. Nhờ được cấp cứu kịp thời nên chừng 3 tiếng sau, tôi và anh Dương Văn Hiếu đã an toàn và dần ổn định. Chúng tôi thật sự biết ơn các y bác sĩ của tàu HQ-561.
Sau khi cấp cứu thành công cho 9 ngư dân, HQ-561 còn chu cấp cho các thuyền viên tàu TG-92117 gà và thịt lợn để nấu cháo. Vì với tình trạng tiêu chảy như thế, nếu các ngư dân tiếp tục ăn hải sản thì sẽ không khỏi bệnh được.
Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, đây là chuyến đi biển thứ sáu kể từ khi tàu HQ-561 được đưa vào hoạt động tháng 1.2013. Năm chuyến trước, tàu chủ yếu làm nhiệm vụ vận tải chở khách và hàng hóa ra đảo. Hải trình thứ sáu là một hải trình đặc biệt với các thành viên của tàu bởi các anh phải thực hiện nhiều nhiệm vụ cùng lúc đó là: khám sức khỏe cho bộ đội và nhân dân khu vực Trường Sa và DK1, cấp bổ sung hàng hậu cần cho các đảo, cấp trang bị y tế nâng cấp cho các trạm quân y của các đảo; huấn luyện thực hành mổ trên biển kết hợp hoạt động nghiên cứu khoa học.
Ngày 20.5, HQ-561 bắt đầu rời cảng Cát Lái, TP.HCM đến với quân và dân quần đảo Trường Sa và DK1. Đến nay, tàu đã ghé 14 nhà giàn, 10 đảo để kiểm tra sức khỏe, khám chữa bệnh cho hơn 1.000 lượt cán bộ, chiến sĩ và nhân dân.
Đại tá, bác sĩ Nguyễn Văn Chữ, Phó trưởng phòng Quân y, Cục Hậu cần Hải quân, Trưởng đoàn bác sĩ tham gia chuyến khám chữa bệnh đầu tiên cho quân dân Trường Sa và DK1 nhận xét: Đa số anh em bộ đội có sức khỏe tốt. Một số bị mắc bệnh thông thường hay bị tai nạn nhẹ trong lao động, sinh hoạt, đoàn đã điều trị tại chỗ. Có trường hợp bị sỏi thận hoặc sỏi niệu quản, chúng tôi xem xét mức độ để đề nghị cấp trên chuyển vào bờ điều trị. Ngoài ra, đoàn cũng đã khám, cấp thuốc và cấp cứu cho nhiều ngư dân đang tham gia đánh bắt trên khu vực biển Trường Sa.
Với sứ mệnh cao cả cùng đặc tính lưu động, hiện đại, chúng tôi tin rằng con tàu ‘đặc biệt’ mang tên Khánh Hòa 01, HQ-561 chính là một trong những động lực giúp ngư dân bám biển giữ ngư trường, giúp cán bộ, chiến sĩ thêm yên tâm công tác, chắc tay súng giữ vững chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Phòng điện tim
Phòng ở của bệnh nhân với 15 gường có điều hòa nhiệt độ
Phòng xét nghiệm huyết học
Phòng siêu âm màu 4D
Phòng răng – hàm – mặt
Phòng mổ được kết nối, truyền hình trực tiếp với Bệnh viên T.Ư quân đội 175 qua vệ tinh. Giường mổ có thể quay 360 độ
Phòng nội soi màu hiện đai
Phòng hồi sức
Phòng hội chẩn được kết nối trực tiếp với Bệnh viện T.Ư quân đội 175 qua vệ tinh
Khu vực lưu máu
Buồng điều trị các bệnh giảm áp
Theo VNE
4 công khai với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân
Hiện cả nước có 157 BV tư nhân, hơn 30.000 phòng khám tư nhân và cơ sở dịch vụ y tế. Dù đóng vai trò quan trọng, tuy nhiên không ít cơ sở thuộc thành phần này vì quá coi trọng lợi nhuận, đặt đồng tiền lên trên cả tính mạng người bệnh nên đã gây ra nhiều hậu quả đau lòng.
* Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động khám chữa bệnh
Đoàn thanh tra Sở Y tế Hà Nội kiểm tra một thẩm mỹ viện
Quảng cáo "một tấc lên trời"
Đó là phát biểu, cũng là những lời tâm sự, chia sẻ của người đứng đầu ngành y tế tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về tăng cường quản lý hành nghề y dược ngoài công lập, diễn ra ngày 4-11, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân Ủy viên Bộ Chính trị - Phó Thủ tướng Chính phủ chủ trì. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến thẳng thắn chỉ ra, hiện nay, nhiều cơ sở y tế ngoài công lập quá coi trọng đồng tiền, đặt lợi nhuận lên hàng đầu, coi thường tính mạng bệnh nhân. Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, từ vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường hay phòng khám Maria trước đó cho thấy, hoạt động quảng cáo dịch vụ y tế, phẫu thuật thẩm mỹ cần phải được thẩm định, quản lý chặt chẽ hơn để tránh hiện tượng các phòng khám tư nhân, thẩm mỹ viện quảng cáo quá mức, một tấc lên trời, khiến người dân hiểu nhầm.
Theo tổng hợp của Thanh tra Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, chỉ tính riêng 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM, đã có trên 2.000 cơ sở hành nghề y dược, thẩm mỹ viện tư nhân được kiểm tra. Tại Hà Nội, qua thanh tra, kiểm tra 977 lượt đã phát hiện hàng trăm cơ sở vi phạm, số tiền xử phạt vi phạm hành chính là trên 2,8 tỷ đồng. Tại TP.HCM, thanh tra, kiểm tra 1.232 cơ sở, phát hiện 257 cơ sở vi phạm với tổng số tiền bị xử phạt hành chính cũng xấp xỉ 2,8 tỷ đồng, đình chỉ hoạt động 71 cơ sở...
Tương tự, trong thời gian này, Cục Quản lý khám chữa bệnh - Bộ Y tế tổ chức nhiều đợt thanh tra hành chính. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho biết, qua thanh tra đã phát hiện nhiều cơ sở khám chữa bệnh hành nghề vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép; lạm dụng cận lâm sàng; đặc biệt nhức nhối là các sai phạm về quảng cáo vượt quá phạm vi chuyên môn cho phép, lợi dụng lòng tin của người dân để quảng cáo không đúng khả năng chuyên môn, không đúng với nội dung quảng cáo đã được cơ quan chức năng thẩm định nhằm lôi kéo, lừa bịp khách hàng.
Rủi ro luôn rình rập
Ngoài các sai phạm về quảng cáo và công tác quản lý nhà nước, việc xảy ra liên tiếp những vụ việc sai phạm, tiêu cực trong ngành y thời gian qua còn có nguyên nhân do vấn đề y đức. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thừa nhận, việc thực hiện quy tắc ứng xử trong đội ngũ y bác sĩ, dù đã được tập huấn nhiều, song vẫn chưa nghiêm. Bộ trưởng dẫn ví dụ tại buổi tiếp xúc cử tri ở TP.HCM mới đây, một cử tri đã bức xúc phản ánh trực tiếp tới bà về việc bị một bác sĩ của BV Từ Dũ phân biệt đối xử do khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, quát mắng người bệnh như bề trên... Để khắc phục, Bộ Y tế vừa thành lập đường dây nóng trên báo Sức khỏe - Đời sống, cũng như xây dựng đường dây nóng tại khoa khám bệnh của các BV nối máy trực tiếp đến các Trưởng khoa, thậm chí trực tiếp Giám đốc BV.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ, ngành y là một ngành nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tai biến y khoa ngoài ý muốn luôn rình rập, có thể xảy ra mọi lúc, mọi nơi. Có những tai biến có thể cấp cứu được song nhiều tai biến ngành y khoa cũng phải bất lực. Khoảng cách giữa sự an toàn và tai biến là ranh giới rất mỏng manh, vì thế đòi hỏi các bác sĩ phải luôn luôn nâng cao đạo đức nghề nghiệp. Tới đây, Bộ Y tế cũng sẽ xúc tiến vận động thành lập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi cho các y bác sĩ và cả người bệnh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Bộ Y tế tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động khám chữa bệnh. Tăng cường tập huấn về quy tắc ứng xử nâng cao đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế trên toàn quốc cũng như phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định và quy chế chuyên môn đối với các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân... Phối hợp với các Bộ ngành liên quan, UBND các tỉnh/ thành tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này, có hướng dẫn về quảng cáo dịch vụ y tế một cách cụ thể, kịp thời phát hiện và kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp quảng cáo khám chữa bệnh vượt quá phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép. Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Y tế sớm ban hành bộ tiêu chí xếp hạng cơ sở hành nghề tư nhân trong quý I năm 2014; thực hiện 4 công khai với cơ sở khám chữa bệnh tư nhân (lĩnh vực hoạt động, nhân lực, giá cả, có địa chỉ cơ quan quản lý trực tiếp cấp trên của mình) để người bệnh biết khi lựa chọn dịch vụ.
Duy Tiến
Theo ANTD
VietinBank trao tặng CATP 2 xe cứu thương Ngày 1/11, tại trụ sở CATP Hà Nội đã diễn ra lễ bàn giao 2 xe ô tô cứu thương chất lượng cao do Ngân hàng Thương mại cổ phần công thương Việt Nam - Vietin Bank tài trợ cho CATP. Lễ bàn giao xe cứu thương chất lượng cao cho CATPHN Dự buổi lễ có Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc...