Con tạm dừng tới trường, phụ huynh cuống cuồng tìm phương án cho câu hỏi: “Ai trông con cho đến cuối tháng để đi làm?”
Trong những hội nhóm dành cho phụ huynh có con học mầm non, những bài viết tìm người trông trẻ liên tục xuất hiện. Tất cả đang nháo nhào tìm phương án gửi con.
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, đã có rất nhiều tỉnh thành cho học sinh tạm dừng đến trường, tiếp tục phương án học trực tuyến. Dù là động thái cần thiết để phòng dịch nhưng việc này gây xáo trộn không hề nhỏ vì phá vỡ kế hoạch của nhiều gia đình. Phụ huynh lại cuống cuồng với câu hỏi: “Ai sẽ trông con cho đến cuối tháng?”.
Trong những hội nhóm dành cho phụ huynh có con học mầm non, những bài viết tìm người trông trẻ liên tục xuất hiện. Tất cả đang nháo nhào tìm phương án gửi con.
“Lại nghỉ học hết tháng 2 và không biết nghỉ đến khi nào. Có cô giáo mầm non nào gần khu vực quận 1 nhận trông vài bé ở nhà không ạ? Em không thể đưa con đi làm mãi được! Có mẹ nào hoàn cảnh như em không?” là một trong rất nhiều những tin tương tự được gửi lên trên những hội nhóm của các phụ huynh có con nhỏ.
Phụ huynh nháo nhào tìm người chăm con.
“Nếu không tìm được chỗ gửi con, tôi đành đưa con đi làm”
Quê ngoại ở Hải Dương, Tết ngại dịch không về quê nên sau nghỉ lễ, cả nhà chị Minh Thanh (quận 5, TP.HCM) không thể tính phương án nào hợp lý cho hai con nhỏ mới 5 tuổi và 7 tuổi.
Video đang HOT
“Gửi con về quê thì bất khả thi rồi, hai vợ chồng mồng 6 phải đi làm, trường học thì nghỉ đến 28/2 mới có thông báo tiếp theo. Giờ chỉ có thể gửi con ở nhà một ai đó nhưng nghĩ mãi vẫn chưa tìm được nơi ưng ý. Trường hợp không tìm được tôi đành nghĩ tới phương án “chia đôi” hai đứa nhỏ rồi cả vợ cả chồng ôm con theo đi làm” , chị Thanh chia sẻ.
May mắn hơn chị Thanh, gia đình anh Ngọc Ân (Bình Chánh, TP.HCM) có con 4 tuổi đang học tại một trường mầm non tư thục cho biết, khác với đợt nghỉ học trước Tết, đợt này Sở GD-ĐT thành phố thông báo sớm khi cả nhà vẫn còn ở quê ăn Tết nên mọi người có thời gian lên kế hoạch.
“Đầu tiên chúng tôi tính đón cả bà ngoại về TP.HCM ở chung mấy tuần rồi bà trông cháu cho bố mẹ đi làm. Thế nhưng bà cháu đi lại qua sân bay cũng bất tiện nên tốt nhất là gửi cháu thêm ở quê, vừa rộng rãi thoáng mát, có chỗ chơi, bố mẹ yên tâm” , anh Ân nói.
Anh Ngô Minh, làm việc tại một công ty xây dựng ở TP.HCM chia sẻ, có con 3 tuổi nên cả 2 vợ chồng bàn với nhau nghỉ luân phiên mỗi người một ngày để trông con. “Công việc của hai vợ chồng trong ngành kinh doanh bất động sản nên linh động thời gian được, chứ không thì cũng bó tay”, anh Minh chia sẻ.
Theo anh,vì con tuổi còn nhỏ quá nên chưa biết cách phòng tránh, tự chăm sóc bản thân trước dịch bệnh. Vì vậy, dù có khó khăn nhưng anh rất vui mừng trước quyết định của thành phố. Biết là quyết định này sẽ khó khăn cho một số phụ huynh có con nhỏ và phải đi làm. Nhưng thật sự nếu không có quyết định này thì vợ chồng anh cũng sẽ cho các con nghỉ học để an tâm. Các ca nhiễm bệnh đang tăng lên và những ngày sắp tới như thế nào chưa lường trước được.
Sợ gửi con không an toàn, nhiều phụ huynh chấp nhận thuê người “thời vụ” giá cao
Trước tình hình “tiến thoái lưỡng nan”, nhiều phụ huynh có con học mầm non cho biết, họ chỉ có hai phương án là tìm người có kinh nghiệm gom nhóm trẻ để gửi hoặc có điều kiện hơn thì thuê hẳn người giữ trẻ thời vụ để chăm riêng con mình. Phương án hai sẽ tốn chi phí nhiều hơn nhưng đổi lại bố mẹ cũng yên tâm hơn.
“Trước mắt, vì quá gấp lại mới ra tết nên chưa thể thuê được người trông trẻ ngay. May mắn nhà tôi ở trong chung cư, có một vài người thường nhận giúp việc theo giờ nên tuần đầu chắc phải chịu thuê người theo dịch vụ này. Mỗi giờ 50.000 đồng, tính ra khá đắt nhưng tôi đành phải chịu” , một phụ huynh nói.
Trên nhiều hội nhóm, bên cạnh các tin tìm người trông trẻ là những tin “người tìm việc” nhận giữ trẻ theo ngày, có thể là cô giáo mầm non, bảo mẫu có kinh nghiệm trông trẻ hay một số mẹ ở nhà chăm con cũng tiện thể tìm thêm trẻ để kiếm thêm thu nhập và tìm bạn chơi cho con.
Trên nhiều hội nhóm, bên cạnh các tin tìm người trông trẻ là những tin “người tìm việc” nhận giữ trẻ theo ngày.
Chị Ngọc Hương, có cháu học tại một trường mầm non tư thục ở Hiệp Bình Phước, TP.HCM cho biết, hiện mức phí gia đình chị gửi cháu 5 tuổi hằng ngày, không ăn sáng, chỉ ăn trưa, ăn xế là 200 ngàn đồng mỗi ngày. “Mức phí cũng cao gần như gấp đôi so với đi học nhưng được cái cô chăm ít bé. Với lại lúc này tìm được chỗ uy tín gửi con để đi làm là mừng lắm rồi.
Như đợt dịch trước, tôi thuê người là giá 6 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên việc thuê người sau Tết thường rất khó. Người giúp việc nhà kèm trông trẻ nhỏ thì lương đòi hỏi cao hơn thông thường, ít nhất phải gửi thêm 1 triệu đồng mỗi tháng nữa thì họ mới làm. Chưa kể, không phải người giúp việc nào cũng có thể trông trẻ con. Và người mình thuê phải nhờ người quen thân giới thiệu, tin tưởng, tính cách cẩn thận thì mới dám giao con cho họ được” , chị Hương chia sẻ.
Mong muốn chung của nhiều phụ huynh là hết tháng 2 này tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát để trẻ con được đi học bình thường. Các con nghỉ học, phụ huynh đau đầu tìm chỗ gửi trẻ, vì trẻ mầm non rất nhỏ, không tự giác như các bạn lớp lớn nên khó mang đến cơ quan làm cùng bố mẹ.
“Thực ra thì chỉ hai tuần thôi, kẹt thì cũng ráng xoay sở được, chứ dịch bệnh lây nhiễm thì càng nguy hiểm hơn” , một phụ huynh chia sẻ.
Con có vết trầy "bất thường" ở chân ngay buổi học thứ 2, mẹ bức xúc kể tội cô giáo, khi nhìn bức ảnh ai nấy vội vàng lên tiếng
Xót con trầy chân, bà mẹ lên xin ý kiến các phụ huynh khác để làm cho ra lẽ vì "không chấp nhận kiểu trả lời vô trách nhiệm của cô giáo".
Một ngày, bạn nhìn thấy con mình đi học về bị một vết răng cắn, một dấu bầm tím không bình thường. Chắc hẳn sau cảm giác xót xa lo lắng, bạn sẽ muốn tìm hiểu cho rõ nguyên nhân. Đó cũng là tâm trạng chung của những người làm cha làm mẹ.
Mặc dù mong muốn con trẻ được an toàn ở trường học là điều vô cùng chính đáng nhưng cũng có những phụ huynh vốn dĩ quá căng thẳng dẫn tới chuyện bé xé ra to, ảnh hưởng không chỉ đến tâm lý của con trẻ mà còn với mối quan hệ giữa phụ huynh và cô giáo.
Một bà mẹ ở TP. HCM mới đây cũng khiến hội phụ huynh được một phen rôm rả khi đem chuyện con bị trầy xước khi đi học mầm non lên nhóm tâm sự. Người này cho biết, con chỉ mới đi học buổi thứ hai nhưng khi đón về thì thấy trầy hai bên mắt cá, hỏi cô thì cô bảo không biết, sáng giờ cô bế bé suốt.
"Trầy do đi dép thì không phải vì bé nhà mình có hai đôi từ lâu lắm rồi không sao cả. Em không chấp nhận kiểu trả lời vô trách nhiệm của cô giáo, nói không biết là coi như xong chuyện vậy. Các mẹ cho em biết giờ em nên làm gì? Lớp không có camera, có 3 cô trông 1 lớp khoảng 20 bé" , bà mẹ này viết.
Sau 2 buổi đi học, con gái bị trầy da ở chân.
Trong bức ảnh đi kèm, ngay mắt cá chân bé có một vết trầy da, đỏ lên so với vùng da xung quanh. Tuy nhiên điều đáng nói là ngay khi câu chuyện được chia sẻ, đa số các phụ huynh khác đều chỉ trích và không đồng tình với hành động này của người mẹ.
Hầu hết các ý kiến đều cho rằng, biết là mẹ xót con nhưng nhìn vết thương nhỏ chỉ giống như bị cọ vào dép, phụ huynh cần suy xét kỹ trước khi nổi đóa lên và quy chụp cho cô giáo.
"Giờ cô không biết thì cô bảo là không biết, bạn muốn cô bịa ra một lí do bất kì để báo cáo với bạn hay sao? Đôi khi những vết trầy như vậy do bé mải chơi không để ý, bé không cảm thấy đau nên không nói với cô giáo. Nếu chuyện không có gì to tát, bé vẫn thích đi học, vẫn thương cô thì không có vấn đề gì đáng ngại".
Nhiều người cho rằng, con đi học đôi khi bị bạn cắn, cào xước mặt nhưng chỉ gặp để nhờ cô giáo để ý hơn chứ không thể trách cô vô trách nhiệm.
Giáo viên mầm non cũng cần được bao dung và thấu hiểu
Trên thực tế, một số bố mẹ trách móc và gây áp lực cho giáo viên để chăm sóc trẻ cẩn thận, tuy nhiên với những đứa trẻ hiếu động, chỉ cần cô giáo không để mắt ít giây, một vết cắn hay đánh, đấm, cào cấu đã xảy ra.
Ở nhà bố mẹ trông con còn không tránh lúc con ngã, té, trầy xước, u đầu mẻ trán. Hãy thông cảm và thấu hiểu cho cô giáo trước khi đưa con đi gửi. Khi nhìn nhận như thế, cha mẹ có thể bình tĩnh và bao dung hơn khi con mình trở về nhà với một vết thương. Từ đó bình tĩnh tìm hiểu và can thiệp thay vì quy chụp hay lao tới "xử lý" cô giáo của con mình.
Giáo viên mầm non cũng như bao nghề khác nhưng trên hết đó là nghề nuôi dưỡng nhân cách của một đứa trẻ thuở ban sơ. Vì vậy, xin hãy tôn trọng để cho họ được hãnh diện với công việc là dạy dỗ các con khi bố mẹ còn bận rộn mưu sinh.
Bên cạnh đó, vấp ngã hay va chạm cùng với các vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể là điều thường xảy ra trong giai đoạn thơ ấu của trẻ. Điều đó có nghĩa là trẻ đang vận động, vui chơi và dần học cách để điều khiển các giác quan, các bộ phận trên cơ thể mình.
Xu hướng "sốt sắng" bảo vệ con có ảnh hưởng đáng kể đến tính cách của con. Do đó bạn cần dạy trẻ giữ được sự bình tĩnh và lý trí, mặc dù có thể chính bản thân bạn đang cảm thấy rất lo lắng. Dạy trẻ tiếp nhận vết thương hay vết bầm tím của chính mình một cách có hiểu biết, sẽ giúp trẻ tích lũy những kinh nghiệm quý báu để đối phó với những khó khăn sau này.
Con gái đi học mầm non bị bạn cùng lớp cào tím bầm cả má, mẹ uất ức vì cô giáo không gọi điện thông báo với phụ huynh Câu chuyện của chị T. sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội đã khiến các bậc cha mẹ vô cùng xót xa. Nhiều người không khỏi lo lắng về sự an toàn của con trẻ ở môi trường mẫu giáo. Mới đây một sự việc xảy ra tại huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn đã khiến các bậc phụ huynh có...