Con suối ở Thái Nguyên tên Cửa Tử nhưng cảnh đẹp ngỡ ngàng
Mùa hè được đằm mình trong dòng nước mát của con suối Cửa Tử thì mọi bức bối, nóng bức dễ dàng tan biến hết.
Nằm cách trung tâm TP Thái Nguyên chừng 45km, suối Cửa Tử thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ. Xã Hoàng Nông nằm ở phía Tây của huyện và thuộc vùng núi Tam Đảo, tiếp giáp với đỉnh cao nhất của dãy núi này (1.590 m). Đây cũng là xã ngã ba ranh giới giữa ba tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang. Một dòng suối chảy từ dãy Tam Đảo xuống, dọc theo chiều dài của xã rồi đổ vào sông Công, đó chính là suối Cửa Tử.
Để đến với suối Cửa Tử, bạn sẽ phải đi qua một khu vực có địa hình khá phức tạp. Đồi núi có độ dốc lớn, xen kẽ đó là những dải đồng bằng nhỏ hẹp. Đi qua đây bạn sẽ được nhìn ngắm những cánh đồng rau màu, những thửa ruộng bậc thang tuyệt đẹp. Tuy nhiên vì địa hình phức tạp nên bạn cần chú ý lái xe an toàn.
Cửa Tử là một con suối trải dài, hiện còn rất hoang sơ bởi chưa nhiều người biết đến. Người dân bản địa sống gần con suối này cho biết, sở dĩ gọi là Cửa Tử bởi vì ở đây chỉ có duy nhất một đường lên xuống. Nước suối lại cao thấp thất thường theo lượng mưa, nên ít người có thể khám phá hết con suối.
Cách duy nhất để đến suối Cửa Tử là phải đi bộ men theo bờ suối. Đoạn đường khởi đầu khá dễ, tuy nhiên có những đoạn bạn phải lội qua dòng nước lạnh từ 15 – 20 độ và sâu đến 1.5m. Lội qua được đoạn nước sâu, bạn đã thấy những tảng đá khổng lồ hiện ra chắn đường. Nếu không có chiếc thang do người dân quanh vùng tự chế, bạn chắc chắn không thể vượt qua được vật cản này.
Càng đi vào sâu núi rừng càng hoang vắng. Ven bờ suối là những cây cổ thụ già cỗi. Không khí xung quanh lạnh lẽo và hoang sơ, chỉ nghe tiếng róc rách của nước, tiếng chim kêu đâu đó trong khu rừng.
Điều khó nhằn và thách thức nhất đối với du khách có lẽ là phải vượt qua các tảng đá cao trơn trượt. Để bù đắp cho sự nhọc nhằn ấy thì quang cảnh suối Cửa Tử phải nói là tuyệt đẹp. Nước suối trong vắt có thể nhìn thấy tận đáy. Thời tiết nắng nóng, được trầm mình trong dòng nước mát lạnh của suối Cửa Tử sẽ giúp thổi bay cái oi bức, khó chịu của mùa hè, cũng khiến những vất vả trong suốt hành trình lội suối trở nên đáng giá hơn bao giờ hết.
Cũng chính bởi sự khó khăn, hiểm trở của suối Cửa Tử mà nơi này vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ, mộc mạc vì ít ai dám đi đến đây. Tới nơi, bạn có thể ngồi nghỉ trên những phiến đá cao vào chiêm ngưỡng phong cảnh hùng vĩ, hoang sơ.
Vẻ đẹp bí ẩn của dòng suối khiến Cửa Tử hứa hẹn trở thành điểm du lịch hấp dẫn của những bạn trẻ ưa khám phá và yêu thích vẻ đẹp tự nhiên của rừng núi, cũng là nơi giải nhiệt hữu hiệu cho ngày hè oi bức của miền Bắc.
Trekking suối Cửa Tử
Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 45 km, suối Cửa Tử là điểm check-in ít người biết đến, sở hữu vẻ đẹp nguyên sơ, phù hợp để khám phá trong 1-2 ngày.
Video đang HOT
Trần Lê Ngọc Thắng (Blogger, Hà Nội) chia sẻ về trải nghiệm lần đầu trekking, cũng là lần đầu đặt chân đến suối Cửa Tử (Thái Nguyên). Thắng cho biết đây là điểm đến phù hợp để "trốn" những ngày hè oi bức ở Hà Nội, băng qua những dòng suối mát lạnh, hòa mình vào thiên nhiên nơi núi rừng.
Dòng suối này nằm cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 45 km, thuộc xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ. Dòng suối nằm ở sườn đông của dãy Tam Đảo, bắt nguồn từ núi cao, chảy qua xã Hoàng Nông rồi đổ ra sông Công. Nằm lọt thỏm trong rừng, len lỏi qua những vách đá, dòng suối gồm 7 con thác, một số có hồ nước mát lạnh.
Ngọc Thắng dành hai ngày một đêm cho chuyến trekking suối Cửa Tử.
Ngọc Thắng chia sẻ tên dòng suối này bắt nguồn từ một truyền thuyết địa phương. "Mình được nghe kể lại địa điểm này gắn liền với câu chuyện tình yêu của một đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình hai bên ngăn cản, hai người liền rủ nhau đi ngược dòng suối và lập lời thề nguyện sống chết có nhau", Thắng nói.
Suối Cửa Tử ngày nay vẫn sở hữu nét đẹp nguyên sơ, không khí mát mẻ, cùng cung đường trekking nhiều địa hình sườn núi, vách đá. Vào mùa hè, địa điểm này thu hút du khách đến khám phá.
Ngọc Thắng chia sẻ đây là lần đầu anh có chuyến trekking ở con suối này. "Suối có 7 thác, những người lần đầu trekking chỉ cần đi đến con thác đầu tiên. Đoạn đường gồm 2 km đường bộ và 700 m lội suối", anh Thắng nói.
Thông thường, du khách chỉ mất khoảng một ngày để hoàn thành chặng trekking đầu tiên đến thác 1 của con suối. Những du khách có sức khỏe dẻo dai, muốn thử sức và khám phá thêm có thể đến thác 2 và 3 trong ngày kế tiếp.
Thác 1 là điểm dừng chân cho những người chưa nhiều kinh nghiệm trekking.
Trong chuyến đi lần này, Thắng chọn thuê một căn homestay địa phương cách điểm trekking khoảng 3 km để tiện di chuyển. Mặc dù lần đầu trekking suối Cửa Tử, Thắng quyết định khám phá cả 3 điểm thác.
Điểm bắt đầu chuyến trekking là thôn Đồng Khuân, xã Hoàng Nông. Đi bộ khoảng 2 km, du khách sẽ đến dòng suối, nơi chảy dài khoảng 30 km giữa hai bên vách đá dựng đứng.
Từ đây, bạn có thể chèo thuyền xuôi dòng nước, ngắm cảnh hoặc bơi lội. Ở cuối dòng là một hang đá mát lạnh, đi sâu vào trong là đến điểm thác 1.
Cách đó không xa là ngọn thác thứ 2, hấp dẫn các tín đồ trekking. Vách đá ở đây cách mặt hồ khoảng 10 m, tạo thành điểm nhảy thác, phù hợp với những ai ưa phiêu lưu, mạo hiểm. Khi nhảy thác, du khách cần trang bị mặc áo phao và tuân thủ theo hướng dẫn viên địa phương để đảm bảo an toàn.
Thác 2 và 3 có cung đường đi khó nhằn hơn.
Khu vực suối không bán vé tham quan và nhiều đường mòn trong rừng. Để tránh bị lạc, du khách có thể đặt dịch vụ homestay. Theo kinh nghiệm của Ngọc Thắng, nếu du khách chỉ định trekking đến thác 1 thì không cần đặt tour.
"Bạn chỉ cần lưu trú ở homestay rồi tự tìm đường trekking. Tuy nhiên, mình khuyến khích các bạn đi lần đầu nên có người đi theo hỗ trợ vì nước sâu", Thắng chia sẻ.
Du khách nên có người đi kèm nếu lần đầu đến suối Cửa Tử.
Nếu đi đến thác 2 và 3, bắt buộc phải có dẫn đoàn hoặc porter đi kèm vì đường đi khá khó, rất dễ lạc vào rừng.
"Để đặt tour trekking, các bạn nên liên hệ trực tiếp với homestay. Chi phí dao động 2-2,2 triệu đồng/người. Phí bao gồm tiền tour/porter, chi phí ăn uống, đi lại 2 chiều Hà Nội - Thái Nguyên. Các bạn có thể tip thêm cho porter tùy nhu cầu", Ngọc Thắng nói.
Ngày 1
- 9h sáng di chuyển từ Hà Nội đến Hoàng Nông homestay. Xe đón tận nơi và đến thẳng homestay.
- 11h30 đến nơi, check-in nhận phòng, vệ sinh cá nhân và ăn trưa.
- 14h, trekking cung đầu tiên đến thác 1. Lưu ý, khi vào rừng sóng điện thoại sẽ hơi yếu.
- Đường đến thác 1 khá đơn giản, khoảng 2,2km. Du khách nên mua giày cao su chống nước, chống trơn trượt.
- 17h, quay lại homestay nghỉ ngơi, lấy sức cho hành trình trekking đến thác 2 và 3.
Bữa ăn tại homestay nạp năng lượng sau những giờ băng rừng, vượt thác.
Ngày 2
- Nếu du khách không đủ sức khỏe hoặc chưa nhiều kinh nghiệm trekking, có thể dành thời gian đi ngắm đồi chè trong ngày thứ 2.
- 8h bắt đầu lên đường trekking.
- Đường đi thác 2 và 3 rất khó đi, nếu không có dẫn đường du khách sẽ bị lạc. Tại đường đi này, du khách sẽ trèo đèo lội suối khoảng một tiếng rưỡi.
- Chặng trekking này có 4 điểm dừng chính:
Thác nhảy (nhảy xuống hồ nước từ độ cao 8m)
Thác trượt (máng trượt đá thiên nhiên)
Thác massage (tên gọi của người địa phương)
Thác thiên đường
Không khí mát mẻ tại suối Cửa Tử thích hợp cho chuyến du lịch hè ngắn ngày.
"Gần trưa, cả đoàn sẽ dừng chân nghỉ ăn trưa giữa rừng. Cảm giác vừa tắm suối xong, được thưởng thức miếng thịt heo quay thơm thật sự sảng khoái", Thắng bày tỏ.
Chuyến trekking kết thúc vào lúc 16h, cả đoàn di chuyển về homestay. Lúc này, du khách được ngâm chân bằng nước lá để thư giãn sau nhiều giờ đi bộ, leo núi. 16h30, du khách lên xe di chuyển về Hà Nội.
Nhen nhóm niềm vui ở bản nghèo Ở Văn Lăng (Đồng Hỷ), bản Tèn - nơi có 100% hộ đồng bào người dân tộc Mông sinh sống đang có nhiều hộ nghèo nhất xã (138/139 hộ nghèo). Dẫu vậy, không thể phủ nhận, bản Tèn hôm nay đã đổi thay rất nhiều! Con đường bê tông xuyên qua vách núi giúp người dân nơi đây đi lại thuận tiện hơn;...