Cơn sốt Vàng quay trở lại California
Nhu cầu đối với vàng đã tăng mạnh trong những năm gần đây, và không phải ai cũng hài lòng về điều đó, đặc biệt là cư dân của thị trấn Grass Valley, bang California, Mỹ.
Một cục quặng vàng nặng 9 ounce được tìm thấy ở ngã ba Bắc của sông Tuolumne vào giữa tháng 5/2021. Giá của nó từ 5.800-8.500 USD. Ảnh: Getty Images
Ở ngoại ô của thị trấn Grass Valley phía bắc California (Mỹ), một cấu trúc bê tông khổng lồ nằm chơ vơ trên cỏ dại và những vỉa hè đổ nát. Gần đó, không nhìn thấy được là một khu mỏ thụt sâu xuống lòng đất hơn 1.000 mét. Đấy là những gì còn lại của mỏ vàng Idaho-Maryland, một di sản từ kỷ nguyên khai thác vàng của thị trấn.
Nhiều mỏ như thế này đã từng thúc đẩy nền kinh tế của Grass Valley và ngày nay, những gì còn lại của Cơn sốt vàng là một đặc trưng của thị trấn: Một máy nghiền, từng được sử dụng để nghiền vỡ đá chứa vàng, hiện đứng bên một ngã tư trên Phố Chính; những chiếc xe chở quặng cũ kỹ và nhiều tàn tích gỉ sét khác có thể thấy trong các bãi đậu xe và mặt tiền nhiều cửa hàng xung quanh Grass Valley.
Vàng vẫn tồn tại trong các mạch khai thác của khu mỏ bị bỏ hoang và Rise Gold, tập đoàn đã mua lại mỏ vào năm 2017, có lý do để tin rằng việc mở cửa lại mỏ vàng sẽ có ý nghĩa về mặt tài chính. Khi mỏ Idaho-Maryland đóng cửa vào năm 1956, không phải vì vàng đang cạn kiệt, mà là vì chính sách kinh tế. Hiệp định Bretton Woods năm 1944 đã thiết lập một hệ thống tiền tệ quốc tế mới nhằm tạo ra sự ổn định trong tỷ giá hối đoái. Một phần trong nỗ lực đó, giá vàng được cố định ở mức 35 USD / ounce. Khai thác vàng trở nên không có lãi ở Mỹ.
Một góc thị trấn Grass Valley ngày nay.
Ngày nay, giá vàng không còn cố định, và giá đã tăng mạnh trước bất ổn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra. Khi đại dịch bắt đầu, Ngân hàng Dự trữ Liên bang (FED) đã hạ lãi suất trong một nỗ lực nhằm kích thích nền kinh tế Mỹ và khuyến khích vay tiền. Nhưng mức lãi suất thấp kỷ lục đó đã làm giảm lợi nhuận trên trái phiếu và tiết kiệm, khiến vàng trở thành một khoản đầu tư tương đối hấp dẫn hơn.
Hiện tại, khi lạm phát gia tăng và sự bất ổn kinh tế mới do làn sóng Omicron, nhu cầu đối với vàng vẫn ở mức cao. Vào năm 2020, khoảng 43% lượng vàng tiêu thụ trên toàn cầu được chuyển đến các quỹ giao dịch trao đổi và các ngân hàng trung ương. Khi giá cả tăng và công nghệ khai thác ngày càng phức tạp, các mỏ khai thác đang được mở lại ở những nơi mà việc khai thác từng bị cho là không khả thi về mặt kinh tế.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khai thác vàng giờ không đơn giản như trước. Cơ quan Thăm dò Địa chất Mỹ (USGS) ước tính rằng trong số vàng được biết đến trên thế giới, khoảng 63.000 tấn vẫn còn trong lòng đất, so với khoảng 206.000 tấn đã được khai thác. Và vàng chưa được khai thác trên thế giới thường nằm sâu hơn dưới lòng đất và do đó khó tiếp cận hơn. Để có được nó, các công ty phải tìm ra cách làm với lượng chất thải khai thác khổng lồ, một số có chứa kim loại nặng và các chất độc hại khác.
Rise Gold đã cam kết giảm thiểu tác động môi trường của hoạt động khai thác mới bằng cách sử dụng kỹ thuật gọi là san lấp dính, bao gồm bơm hỗn hợp nước, chất thải mỏ và chất kết dính (thường là xi măng) vào các đường hầm khai thác.
Việc này giúp hỗ trợ cấu trúc và giảm lượng chất thải mỏ trên mặt đất. Có một số khoa học ủng hộ những lợi ích của cách tiếp cận này, nhưng đó chỉ là một giải pháp một phần và vẫn còn những điều chưa chắc chắn về tác động lâu dài của nó. Nhiều cư dân địa phương ở Grass Valley vẫn hoài nghi, lo ngại về chất thải mỏ.
Trước những thách thức này, một số nhà kinh tế đang đặt câu hỏi liệu khai thác vàng có hợp lý không khi loại khoáng sản quý giá này chỉ được sử dụng cho kho của ngân hàng. Nhà kinh tế tài chính Dirk Baur cho biết: “Chi phí khai thác cao. Có một số lợi nhuận cho công ty khai thác, nhưng một khoản lớn là chi phí.”
Vàng được khai thác trên thế giới đang nằm nhiều trong kho lưu trữ của các quốc gia. Ảnh minh hoạ: Africareport
Trong vài thập kỷ qua, các đề xuất phát triển hoặc mở rộng các cơ sở khai thác vàng đã được đưa ra trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ. Ở Bắc Ireland, Dalradian Gold có kế hoạch mở một mỏ ở Dãy Sperrin. Tại Newfoundland (Canada), Marathon Gold dự kiến sẽ mở một mỏ lộ thiên mà công ty cho biết sẽ là hoạt động khai thác vàng lớn nhất ở khu vực bờ Đại Tây Dương của Canada.
Tại Mỹ, vào năm 2020, có trữ lượng mỏ vàng lớn thứ tư trên thế giới, các hoạt động khai thác đã mở rộng ở tây bắc bang Arizona trong những năm gần đây và có kế hoạch mở lại một mỏ ở trung tâm Idaho. Nhiều công ty đang tìm cách làm giàu mới ở những địa điểm cũ, đối mặt với sự phản đối của cộng đồng tương tự như những gì đang xảy ra ở Grass Valley.
Những người phản đối có lý do chính đáng để cảnh giác. Khai thác mỏ tạo ra rất nhiều chất thải, bao gồm “đá thải” và bùn còn lại sau khi vàng được chiết xuất từ quặng. Cả đá thải và bùn thải đều có thể chứa các chất độc hại, có nguy cơ gây ô nhiễm nước ngầm và nước mặt.
Trong nhiều thập kỷ Grass Valley đã phải đối phó với ảnh hưởng của hoạt động khai thác ở thời kỳ Cơn sốt Vàng. Asen (thạch tín), xuất hiện tự nhiên trong các mỏ vàng ở chân núi Sierra Nevada, vẫn là một vấn nạn đang diễn ra trong khu vực. Các chất thải cũ vẫn có thể làm rò rỉ kim loại nặng nhiều thập kỷ sau khi các hoạt động khai thác đã ngừng. Tại Grass Valley, cơ quan chức năng đã ghi nhận nồng độ asen cao trong một đống chất thải có biệt danh là “Gò Bụi Đỏ”.
Hươu có thể là ổ chứa virus SARS-CoV-2 gây nguy hiểm cho con người
Các nhà khoa học cho rằng hươu có thể đóng vai trò như một "ổ chứa" virus SARS-CoV-2 lớn và là nguồn gốc làm xuất hiện các biến thể mới.
Du khách ngắm 2con hươu đi dạo trong khu cắm trại Upper Pines ở Thung lũng Yosemite, Vườn quốc gia Yosemite, California. Ảnh: Getty Images
Theo trang The Guardian (Anh), ông Michael Tonkovich đã dành 1 tuần khám phá các cơ sở chế biến thịt hươu và nai quanh bang Ohio, để lấy xác động vật làm xét nghiệm SARS-CoV-2, loại virus gây bệnh COVID-19. Khi Tonkovich giải thích mục đích của mình, phản ứng phổ biến của những thợ săn tại đây là: "Hãy lo cho bản thân đi. Và có lẽ ông cũng có thể săn bắt những loài động vật này để lấy thịt".
Song dù những thợ săn này có hiểu rõ lợi ích của nghiên cứu về mối liên hệ giữa loài hươu với virus gây bệnh COVID-19 hay không, ông Tonkovich, quản trị viên chương trình hươu của bộ phận tài nguyên thiên nhiên bang Ohio, chắc chắn vẫn làm điều đó. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, 15 bang nước này đã ghi nhận trường hợp hươu đuôi trắng nhiễm virus SARS-CoV-2. Các nhà khoa học tại Đảo Staten, New York, gần đây cũng lần đầu tiên phát hiện ra biến thể Omicron rất dễ lây lan giữa loài vật này.
Mặc dù COVID-19 không có nguồn gốc từ loài hươu, song mức độ nghiêm trọng của sự tồn tại virus ở hươu đối với con người vẫn chưa rõ ràng. Giới khoa học cũng chưa thể đưa ra các biện pháp nhằm hạn chế sự lây lan của virus ở loài động vật này. "Nếu chúng ta nhiễm virus qua nước thải, rác hoặc nguồn nước, chưa có biện pháp nào để phòng ngừa nguy cơ này", ông nói.
Các nhà khoa học cho rằng việc giám sát loài hươu là vô cùng khẩn cấp. Hươu có thể hoạt động như một ổ chứa virus lớn và là nguồn xuất hiện các biến thể mới, sau đó có thể lây truyền sang người.
Ông Suresh Kuchipudi, nhà vi sinh vật học thú y tại Đại học Penn State, người dẫn đầu nhóm nghiên cứu Đảo Staten, cho rằng việc giám sát quần thể hươu là điều cần thiết để hiểu rõ hơn về sự lây lan của virus SARS-CoV-2 trên động vật hoang dã.
Các nhà nghiên cứu gần đây cũng phát hiện ra rằng chuột hamster và chồn có khả năng lây virus cho con người và các loài động vật khác. "Mặc dù không có bằng chứng cho thấy hươu có khả năng lây nhiễm virus cho con người, nhưng chúng có thể lây nhiễm sang các động vật khác. Và do chúng sống trong môi trường hoang dã, không thể nuôi nhốt hươu như chuột đồng và chồn, nên nguy cơ này lớn hơn nhiều", ông Kuchipudi nói .
Bà Sarah Olson, nhà dịch tễ học tại Hiệp hội Bảo tồn Động vật Hoang dã, cho biết việc kiểm soát virus lây lan giữa các loài động vật thường rất khó hoặc không thể thực hiện được. Bà đã chỉ ra bằng chứng virus SARS-CoV-2 vẫn có thể lây lan giữa người với người dù đã có công cụ bảo vệ như vaccine. Trích dẫn nghiên cứu trên tạp chí Bảo tồn Sinh học, bà cũng chỉ ra những tác động tàn khốc của các căn bệnh, như hội chứng mũi trắng đã giết chết hơn 90% trong số ba loài dơi ở Bắc Mỹ, mặc dù các nhà khoa học đã nổ lực bảo vệ chúng.
Trong nỗ lực đối phó với sự lây lan của virus SARS-CoV-2 ở loài hươu, nhà dịch tễ học Olson cho rằng không nên áp dụng các biện pháp tiêu chuẩn như đối với bệnh COVID-19 ở người, như tiêm phòng cho chúng. Thay vào đó, các nhà khoa học kêu gọi cần phải nhân đôi nỗ lực vào việc nghiên cứu sức khỏe động vật hoang dã, để tìm hiểu những bí mật đang diễn ra trong môi trường động vật hoang dã.
Các nhà nghiên cứu Hong Kong (Trung Quốc) mới đây phát hiện chuột hamster có thể lây COVID-19 từ người. Ảnh: Getty Images
Mục tiêu của các nhà khoa học là tìm hiểu xem liệu COVID-19 có lây lan từ người sang hươu qua nước thải hay không. Điều này sau đó sẽ cho phép giới chức y tế đưa ra giải pháp bảo vệ các bãi rác thải để ngăn ngừa virus lây lan từ người sang động vật hoang dã.
Trong khi đó, ông Kuchipudi cho biết khi vẫn chưa chắc chắn hươu có lây lan virus cho các loài vật khác hay không, điều này có nghĩa là còn quá sớm để tuyên bố đại dịch kết thúc. Ông nói: "Biến thể Omicron có thể tiếp tục lây lan sang động vật và đột biến. Do đó, chúng ta không thể mất cảnh giác và phải tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng dịch, chẳng hạn đeo khẩu trang và giãn cách xã hội."
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ cũng nhấn mạnh rằng nguy cơ virus lây lan từ động vật sang người là rất thấp. Jennifer, bác sĩ thú y về động vật hoang dã, kêu gọi thợ săn động vật hoang dã phải đeo găng tay và giữ vệ sinh khi xử lý xác động vật.
Đối với nhiều thợ săn, việc nói về một loại virus tiềm ẩn ở hươu không có gì là mới. CDC từ lâu đã khuyến cáo thợ săn ở những khu vực có dịch "hươu zombie" (bệnh suy mòn mãn tính - CWD) nên xét nghiệm hươu hoặc nai sừng tấm trước khi ăn thịt, dù không có bằng chứng căn bệnh này lây nhiễm ở người.
Giải mã trận sóng thần bí ẩn lan khắp thế giới Một trận động đất mạnh 8,2 độ richter kéo theo sóng thần lan rộng khắp thế giới hồi năm ngoái khiến giới khoa học bất ngờ. Các nhà khoa học cảnh báo rủi ro tiềm ẩn từ những trận động đất phức tạp (Ảnh minh họa: Reuters). Mới đây, các nhà khoa học của Viện Công nghệ California (Mỹ) tuyên bố đã phát...