‘Cơn sốt’ Moo Deng kéo hàng chục nghìn người tới thăm sở thú Thái Lan
“Hiện tượng mạng” mới nổi tại Thái Lan, chú hà mã lùn Moo Deng 2 tháng tuổi với đôi má hồng và sức hút tự nhiên, đang thu hút hàng triệu người hâm mộ trực tuyến và rất đông người đã tìm đến sở thú ở phía Nam thủ đô Bangkok.
Chú hà mã lùn Moo Deng 2 tháng tuổi với đôi má hồng và sức hút tự nhiên, đang thu hút hàng triệu người hâm mộ trực tuyến và rất đông người đã tìm đến sở thú ở phía Nam thủ đô Bangkok. Ảnh: bangkokpost.com
Moo Deng, có nghĩa là “lợn nhảy” trong tiếng Thái, nổi tiếng qua những đoạn video ngắn được nhân viên tại vườn thú Khao Kheow chia sẻ trên mạng xã hội, ghi lại cuộc sống hằng ngày đầy những hành động vụng về nhưng lại rất duyên dáng, đáng yêu, thu hút hàng triệu người hâm mộ theo dõi. Có thể kể đến như video ghi lại cảnh chú hà mã nhỏ xíu Moo Deng gắng sức cắn người chăm sóc mặc dù vẫn chưa có răng hay video ghi lại cảnh Moo Deng ngáp và thích thú tận hưởng sự vuốt ve từ người trông coi- đã thu hút 5,8 triệu lượt xem và con số này đang tiếp tục tăng.
Sự “nổi tiếng” bất ngờ của Moo Deng cũng khiến các nhân viên sở thú không kịp trở tay. Narungwit Chodchoy, Giám đốc Sở thú mở Khao Kheow ở tỉnh Chonburi cho biết thông thường vào các ngày trong tuần và vào mùa mưa – là mùa thấp điểm – cơ sở này đón khoảng 800 du khách mỗi ngày. Tuy nhiên, hiện sở thú đón từ 3.000 đến 4.000 người vào các ngày trong tuần và con số này tăng lên khoảng 20.000 người vào cuối tuần, và hầu hết đến để tận mắt xem Moo Deng. “ Cơn sốt Moo Deng” là động lực để cơ sở này tăng cường khâu tổ chức dịch vụ để tất cả khách đến thăm quan đều có thể gặp chú hà mã con này.
Tuy nhiên, ông Narongwit cho biết dù lượng khách đến thăm sở thú đã tăng ít nhất 30% nhưng sự nổi tiếng của Moo Deng cũng đã gây ra những sự gián đoạn không mong muốn cho cuộc sống của chú.
Giám đốc sở thú kêu gọi du khách hãy cân nhắc hành động đúng mực, tránh làm tổn thương khi tiếp xúc với Moo Deng đồng thời cảnh báo có thể xem xét hành động pháp luật phù hợp với hành vi làm tổn hại tới chú hà mã nhỏ.
Moo Deng chào đời vào ngày 10/7, còn có “anh chị em” là Moo Toon và Moo Warn, cả 3 đều được đặt tên theo các món ăn trong thực đơn của Thái Lan. “Bà” của Moo Deng, Malee, gần đây đã đón sinh nhật lần thứ 59 và trở thành con hà mã lớn tuổi nhất Thái Lan. Có nguồn gốc từ Tây Phi, hà mã lùn là một chi của hà mã thường. Theo Quỹ Hà mã lùn có trụ sở tại Anh, chỉ còn khoảng 2.000 con hà mã lùn còn sống ngoài tự nhiên, chủ yếu ở Liberia, Sierra Leone, Guinea và Cote D’voire.
ECOWAS từng can thiệp quân sự ở những nước nào, kết quả ra sao?
Tối hậu thư của ECOWAS gửi chính quyền quân sự Niger không phải chuyện đùa. Khối này từng can thiệp quân sự vào nhiều quốc gia và đều thu được kết quả.
Một binh sĩ thuộc lực lượng ECOMOG (ảnh: ALJ)
Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi (ECOWAS) được thành lập vào ngày 28/5/1975 với sứ mệnh là thúc đẩy hội nhập, phát triển kinh tế khu vực Tây Phi. ECOWAS hiện có 15 thành viên, bao gồm Cape Verde, Gambia, Guinea, Guinea Bissau, Liberia, Mali, Senegal, Sierra Leone, Benin, Burkina Faso, Ghana, Bờ biển Ngà, Niger, Nigeria và Togo.
Ngoài mục tiêu thúc đẩy kinh tế, ECOWAS cũng đóng vai trò là lực lượng giữ gìn hòa bình trong khu vực. Trong một số thời điểm, ECOWAS đã điều lực lượng quân sự của khối vào nước thành viên nhằm khôi phục trật tự hoặc đối phó đảo chính quân sự, theo Reuters.
Năm 1990, ECOWAS thành lập Nhóm Giám sát Cộng đồng Kinh tế Các Quốc gia Tây Phi (ECOMOG). Đây được coi là chi nhánh quân sự của ECOWAS, có nhiệm vụ can thiệp vào các khu vực có xung đột.
Video đang HOT
Nigeria, Senegal, Burkina Faso và Mali là những nước có lực lượng quân sự mạnh nhất ECOWAS. Tuy nhiên, Burkina Faso và Mali đang bị ECOWAS đình chỉ tư cách thành viên, do 2 quốc gia này xảy ra đảo chính quân sự.
Nigeria sở hữu lực lượng quân đội mạnh nhất khu vực Tây Phi với khoảng 230.000 binh sĩ, cùng hàng trăm xe tăng, xe bọc thép. Senegal có khoảng 20.000 quân và có lực lượng lục quân, hải quân và không quân riêng.
Trong khi đó, Burkina Faso có khoảng 12.000 quân thường trực và Mali có khoảng 45.000 quân.
Theo Reuters, ECOWAS sẵn sàng điều quân vào khu vực có xung đột, nhưng phải có sự nhất trí của đa số thành viên, đặc biệt là những quốc gia có quân đội mạnh. Khác với NATO, ECOWAS không có quân đội thường trực và không có hiệp ước phòng thủ chung.
Đối với khu vực được coi là "vành đai đảo chính" như Tây Phi, vai trò của ECOWAS trong việc duy trì trật tự là rất quan trọng. ECOWAS từng can thiệp quân sự và nhiều nước và thu được hiệu quả.
Binh sĩ Nigeria trong lực lượng của ECOMOG (ảnh: Reuters)
1. Liberia
Năm 1989, Charles Taylor - cựu quan chức Liberia - lãnh đạo một lực lượng nổi dậy chống lại chính phủ của Tổng thống Liberia Samuel Doe. Trước đó, ông Taylor từng bị Tổng thống Samuel Doe cách chức và bỏ tù với cáo buộc tham nhũng, theo Aljazeera.
Nội chiến ở Liberia bùng nổ khiến ECOWAS quyết định can thiệp. Đây là lần đầu tiên ECOWAS can thiệp quân sự vào nước thành viên thông qua ECOMOG.
Lực lượng ECOMOG ban đầu có khoảng 3.000 quân, do các nước Nigeria, Gambia, Ghana, Guinea, Mali và Sierra Leone đóng góp, sau đó tăng dần lên 12.000 quân. ECOMOG tới Liberia với thái độ trung lập. Nhiệm vụ chính của họ là duy trì hòa bình và bảo vệ thường dân.
Năm 1996, ECOMOG rút quân khỏi Liberia sau khi nội chiến kết thúc.
Phiến quân do ông Charles Taylor lãnh đạo giành chiến thắng. Ông Taylor trở thành Tổng thống Liberia.
Năm 1999, Liberia tiếp tục xảy ra nội chiến. Ông Taylor bị nhiều lực lượng trong nước phản đối sau quyết định can thiệp vào xung đột ở nước láng giềng Sierra Leone. Đến năm 2002, chính phủ do ông Taylor lãnh đạo chỉ còn kiểm soát một khu vực nhỏ ở Liberia.
Năm 2003, ECOWAS điều khoảng 3.500 quân vào Liberia. Nhiệm vụ của lực lượng này là bảo vệ thường dân và bảo vệ phái đoàn của Liên hợp quốc ở Liberia.
Tháng 8/2003, ông Taylor tuyên bố từ chức tổng thống và phải sống lưu vong ở Nigeria. Chính phủ mới được thành lập ở Liberia, nhưng lực lượng của ECOWAS đến năm 2018 mới rút hết.
2. Sierra Leone
Năm 1996, viện cớ chính phủ của Tổng thống Ahmed Tejan Kabbah không đảm bảo an ninh được cho đất nước, quân đội Sierra Leone dưới sự lãnh đạo của Thiếu tá Koroma đã tổ chức đảo chính, theo Reuters.
Cuộc đảo chính không thành công, nhưng báo hiệu chính quyền của ông Kabbah đang suy yếu.
Năm 1997, quân đội Sierra Leone tiếp tục đảo chính, buộc ông Kabbah phải sang Guinea sống lưu vong. Tại Guinea, ông Kabbah kêu gọi cộng đồng quốc tế và ECOWAS giúp đỡ.
Tháng 2/1998, lực lượng ECOMOG do Nigeria lãnh đạo tấn công chính quyền quân sự Sierra Leone. Quân đội Sierra Leone bị loại khỏi thủ đô Freetown một cách chóng vánh. Ông Kabbah được phục chức.
Năm 2000, lực lượng ECOMOG rút khỏi Sierra Leone.
Binh sĩ Senegal tham gia vào lực lượng ECOMOG ở Bờ Biển Ngà (ảnh: CNN)
3. Guinea Bissau
Năm 1998, Guinea Bissau xảy ra nội chiến giữa lực lượng ủng hộ chính phủ (được Senegal và Guinea hậu thuẫn) với các thủ lĩnh đảo chính, theo Sputnik.
Tình trạng thù địch tạm thời được giải quyết khi một thỏa thuận hòa bình được đưa ra vào tháng 11/1998. Theo đó, các bên tham chiến cam kết duy trì hòa bình ở Guinea Bissau, tạo điều kiện cho một cuộc bầu cử mới.
Tháng 5/1999, xung đột tiếp tục nổ ra ở Guinea Bissau. 6 tháng sau, một thỏa thuận hòa bình mới được ký kết. Theo đó, Senegal và Guinea phải rút quân khỏi Guinea Bissau, tạo điều kiện cho ECOWAS đưa 600 binh sĩ tới duy trì hòa bình.
4. Bờ Biển Ngà
Năm 2003, ECOWAS điều một lực lượng nhỏ tới Bờ Biển Ngà để giúp Pháp giám sát thỏa thuận hòa bình giữa chính phủ Bờ Biển Ngà với các thủ lĩnh phiến quân.
5. Mali
Năm 2012, cuộc đảo chính quân sự ở Mali đã gây ra bất ổn và các nhóm phiến quân Hồi giáo có liên hệ với al-Qaeda chớp thời cơ này để kiểm soát miền Bắc Mali.
Đáp lại đề nghị hỗ trợ của chính phủ Mali, năm 2013, ECOWAS điều lực lượng tới Mali nhằm chống lại các nhóm phiến quân thân al-Qaeda. Hành động lần này của ECOWAS do Nigeria dẫn dắt, dưới sự hỗ trợ của Liên hợp quốc và Pháp.
Tháng 1/2013, các nhóm phiến quân thân al-Qaeda bị đánh đuổi khỏi miền Bắc Mali. ECOWAS đã giúp chính phủ Mali khôi phục toàn vẹn lãnh thổ. Cuối năm 2013, ECOWAS rút quân khỏi Mali.
Lực lượng của ECOWAS can thiệp vào Gambia (ảnh: Reuters)
6. Gambia
Năm 2017, ECOWAS điều 7.000 quân đến Gambia để buộc Tổng thống Yahya Jammeh từ chức và trao chức vụ cho ông Adama Barrow. Trước đó, ông Adama Barrow đã thắng cử nhưng Tổng thống Jammeh - người từng tuyên bố có thể nắm quyền ở Gambia trong "hàng tỷ năm" - không chấp nhận thất bại, theo Reuters.
Senegal là quốc gia lãnh đạo Chiến dịch Khôi phục Dân chủ ở Gambia của ECOWAS. Chiến dịch thành công một cách chóng vánh khi lực lượng trung thành với ông Jammeh chống trả yếu ớt.
Vào thời điểm ECOWAS can thiệp, quân đội Gambia chỉ có khoảng 2.500 người. Quốc gia này nằm gọn trong lãnh thổ Senegal.
Lực lượng của ECOWAS làm nhiệm vụ duy trì trật tự ở Gambia đến tháng 12/2021 mới rút quân.
Ấn Độ: Báo động tình trạng trẻ nhỏ không được ăn uống đầy đủ Ấn Độ có tới 6,7 triệu trẻ nhỏ "không có thực phẩm", cao hơn nhiều so với số trẻ gặp phải tình cảnh tương tự ở các nước châu Phi kém phát triển hơn. Trẻ em xếp hàng chờ nhận bữa trưa tại trường học ở Bangalore, Ấn Độ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Đây là kết quả một báo cáo do các chuyên...