“Cơn sốt” du lịch nông trại cho khách “sống ảo” ở “Miền đất lạnh”
Nông trại ngày nay không chỉ là nơi sản xuất nông sản mà còn là điểm du lịch hấp dẫn. Bên cạnh những tên gọi “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ thông reo” hay “Miền đất lạnh”; giờ đây Đà Lạt được kể đến là thành phố của những nông trại, địa điểm sống ảo thu hút du khách trẻ.
Không phải tới hè này, mà nông trại ở Đà Lạt đã thu hút du khách vài năm trở lại đây. Đỉnh điểm là năm 2017-2018 khi hàng loạt nông trại du lịch ra đời chỉ để phục vụ khách tới “check in” và “sống ảo”. Đó có khi là một mảnh đất vài ngàn mét vuông chỉ trồng duy nhất một loài hoa cẩm tú cầu, hoa oải hương, tam giác mạch, hoa cải…
Cũng có nhiều vườn lên luống trồng phong phú nhiều loài hoa với màu sắc rực rỡ. Phần lớn, hoa được trồng một cách tự nhiên nhất, tạo cảm giác gần gũi, dung dị. Không ít nhà vườn quy hoạch hài hòa với không gian xung quanh, tạo một không gian mở với lối bài trí chẳng khác những nông trại chuyên trồng hoa ở châu Âu nhưng với quy mô nhỏ…
Khu vườn ươm cũng được chủ vườn thiết kế bắt mắt. Ảnh: DU MIÊN
Đặc biệt là sự xuất hiện những quán cà phê giữa đồng không mông quạnh, cách xa trung tâm thành phố hàng chục cây số nhưng vẫn nườm nượp khách tới. Du khách đến đây không chỉ để thưởng thức đồ uống mà là để “check in” không gian lãng mạn và rực rỡ này.
Tiên phong cho kiểu cà phê này phải kể quán ở “Rừng hoa Đà Lạt” nằm trên một ngọn đồi nhìn xuống Thung lũng Tình Yêu thơ mộng. Tuy nhiên, quán này chủ yếu để quảng bá sản phẩm được làm từ hoa như tranh, hoa ướp và các loại hình nghệ thuật khác; và bị gói gọn trong không gian hẹp của những tấm kính, bức tường.
Thế là những quán cà phê không gian mở nhìn ra thiên nhiên, mà bên cạnh là trang trại hoa trồng theo phong cách gần gũi tự nhiên ra đời, lập tức tạo nên một trào lưu cà phê mới ở Đà Lạt, trở thành điểm du lịch hấp dẫn. Bởi thế, dù quán xa tận Tà Nung, Nam Ban, Lạc Dương hay Đức Trọng, du khách vẫn đổ xô tìm đến.
Video đang HOT
Một trang trại đầy hoa được thiết kế đẹp như châu Âu. Ảnh: DU MIÊN
Cánh đồng hoa cẩm tú cầu ở Trại Mát ban đầu được trồng để bán cành, chuyển đến chợ đầu mối Đà Lạt và TP Hồ Chí Minh để đi các tỉnh, thành cả nước. Ban đầu, chỉ có các đoàn chụp ảnh cưới tìm đến chụp và quảng bá trên mạng cho studio, vô tình tạo nên hiệu ứng tốt. Khách du lịch nườm nượp tìm đến.
Ban đầu, chỉ có nhà vườn làm nhỏ lẻ chừng vài trăm đến vài ngàn mét vuông mỗi trang trại nông sản phục vụ du lịch, gần đây xuất hiện những “đại gia”. Họ quy hoạch hẳn một khu rộng lớn hài hòa với thiên nhiên xung quanh. Một trang trại ở Cầu Đất, vốn là chiếc nôi của cây trà trên cao nguyên Lâm Viên ra đời, lập tức tạo được tiếng vang lớn.
Ở đây, khu vực trồng nông sản thương phẩm ứng dụng công nghệ cao được mở cửa phục vụ du khách tham quan.
Điểm nhấn là những cây, trái lạ được nhập giống từ nước ngoài về trồng, kết hợp với vườn hoa được trồng theo luống giữa trời, tạo nên một không gian lạ mắt, hớp hồn du khách ngay cái nhìn đầu tiên.
Ngoài ra, các nông trại của người dân địa phương cũng mở cửa đón khách, tạo thêm một nguồn thu không nhỏ ngoài nông sản thương phẩm.
Những nông trại du lịch ở Đà Lạt ra đời với tốc độ chóng mặt. Bởi thế, cứ một vài ngày các trang mạng lại tung lên vườn cà chua trên không, vườn dưa lưới đẹp như châu Âu, cánh đồng hoa như Hà Lan… tạo nên những cơn sốt và du khách đổ về Đà Lạt có khi chỉ một, hai ngày để chiêm ngưỡng và “check in” những trang trại này.
Hiện nay, với nhu cầu ngày một nhiều, người ta còn có xu hướng đưa giường ngủ đặt giữa nông trại. Cơ sở lưu trú dưới dạng homestay, hostel đang dần đổ ra ngoại ô mọc lên giữa vườn hoa, vườn rau. Đưa con người gần hơn với thiên nhiên là một trong những xu thế mà du lịch đang hướng tới.
Theo Du Miên (Báo Cần Thơ)
Khoai tây Trung Quốc hoành hoành, Lâm Đồng chi tiền bảo vệ thương hiệu
Khoai tây Trung Quốc "đội lốt" khoai tây Đà Lạt tung hoành, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu của đặc sản bản địa là thực trạng làm đau đầu chính quyền, ngành chức năng và nông dân Lâm Đồng nhiều năm nay. Mới đây, Lâm Đồng quyết định làm mạnh tay để bảo vệ thương hiệu.
Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra Quyết định số 1294/QĐ-UBND, phê duyệt điều chỉnh Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt với hy vọng có thể chống lại tình trạng khoai tây Trung Quốc tuồn vào Đà Lạt và được tiêu thụ dưới cái mác khoai tây Đà Lạt.
Trước đó, cuối năm 2017, Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng đã trình UBND tỉnh Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt và đã được phê duyệt.
Khoai tây Trung Quốc đội lốt khoai tây Đà Lạt khiến người tiêu dùng khó phân biệt. Ảnh: TN.
Theo đề án này, từ năm 2018, cơ quan chức năng sẽ tiến hành điều tra tình hình sản xuất, tiêu dùng khoai tây, thống kê diện tích, năng suất, sản lượng, giống khoai tây, số hộ, cơ sở đang sản xuất, kinh doanh khoai tây Đà Lạt. Sở NNPTNT Lâm Đồng sẽ phối hợp với sở, ngành liên quan làm 10.000 tờ rơi, 500 poster hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây từ các nguồn khác trên thị trường.
Nội dung của tờ rơi này là cung cấp thông tin, quảng bá sản phẩm, xây dựng quy định sử dụng bao bì, chỉ đạo sản xuất, hướng dẫn cách phân biệt khoai tây Đà Lạt với khoai tây có nguồn từ những nơi khác trên thị trường.
Cũng theo đề án, Sở NNPTNT Lâm Đồng sẽ hỗ trợ in ấn 200.000 bao bì (loại 2kg và 5kg) để nhận diện khoảng 700 tấn khoai tây Đà Lạt trước khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Đối tượng được hỗ trợ bao gồm các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân, cơ sở trực tiếp sản xuất, thu mua, kinh doanh sản phẩm khoai tây được trồng tại thành phố Đà Lạt và các huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng (Lâm Đồng).
Hiện, Đề án đang đi vào giai đoạn triển khai gồm các nội dung: Điều tra tình hình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm trên thị trường; biên soạn 10.000 tờ rơi để hướng dẫn người tiêu dùng phân biệt. Hỗ trợ các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm khoai tây Đà Lạt hàng trăm nghìn bao bì, được sản xuất theo mẫu mà riêng và tem chống hàng giả cho mỗi túi, mỗi thùng chứa sản phẩm khoai tây Đà Lạt.
UBND tỉnh Lâm Đồng quyết tâm làm mạnh tay bảo vệ thương hiệu khoai tây Đà Lạt. Ảnh: IT.
Để bảo vệ mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu khoai tây Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng đã quyết định điều chỉnh nội dung đề án. Theo Quyết định 1294, tỉnh Lâm Đồng sẽ đặt sản xuất 65.000 thùng carton loại 10kg; 900.000 nhãn dán; 65.000 tem dán trên thùng và 900.000 tem đặc biệt dạng tem chống hàng giả để cung cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh sản phẩm khoai tây Đà Lạt trước khi đưa ra thị trường.
Tổng kinh phí để thực hiện Đề án này trên 1,055 tỷ đồng; trong đó, sử dụng gần 776 triệu đồng từ ngân sách nhà nước, còn lại là vốn đối ứng của các tổ chức, cá nhân thụ hưởng đề án.
Thành phố Đà Lạt là vùng sản xuất rau lớn nhất cả nước với sản lượng hàng triệu tấn mỗi năm. Nhờ được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, cùng với việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nên sản phẩm rau Đà Lạt nổi tiếng cả nước về chất lượng.
Hiện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, đơn vị trực tiếp triển khai Đề án thí điểm nhận diện sản phẩm khoai tây Đà Lạt đang tiến hành các bước lựa chọn nhà thầu để in ấn tem nhãn, sản xuất thùng carton và túi lưới, sớm cung cấp cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khoai tây trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
Đã nhiều năm nay, do nguồn cung của khoai tây trồng ở TP.Đà Lạt luôn thiếu hụt so với nhu cầu nên trung bình hằng năm địa phương này phải nhập khoảng 400 tấn khoai tây Trung Quốc, sau đó phân phối phần lớn cho các chợ đầu mối ở TP.HCM.
Khoai tây nhập từ Trung Quốc có giá rẻ, đưa về Đà Lạt thường bị tiểu thương "tân trang", phủ lớp đất đỏ lên củ khoai biến thành khoai tây Đà Lạt, bán ra thị trường với mác khoai tây Đà Lạt để kiếm lời khiến cho người tiêu dùng nhầm lẫn và hoang mang.
Mỗi năm Lâm Đồng canh tác khoảng 1.600ha khoai tây, năng suất trung bình khoảng 25 tấn/ha, sản lượng từ 30.000 - 34.000 tấn/năm.
Theo Danviet
Lâm Đồng: Ô tô mất lái lao xuống vực sâu 40m Vụ tai nạn xảy ra tại tỉnh lộ 725 đoạn qua thôn 4, xã Tà Nung, TP. Đà Lạt (Lâm Đồng). Bà Nguyễn Thị Xuân, 71 tuổi (ngụ thôn 4, tổ 9, xã tà Nung) cho biết: "Vụ tai nạn xảy ra vào khoảng lúc 1h sáng ngày 17.5. Cả gia đình tôi đang ngủ thì nghe thấy tiếng động rất lớn, tôi...