Con sông lớn nhất Khánh Hòa “hấp hối” vì sạt lở nghiêm trọng
Người dân cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến sông Cái – con sông lớn nhất Khánh Hòa – bị sạt lở nghiêm trọng là do nạn hút cát chui vào ban đêm. Tình trạng sạt lở khiến con sông đang “hấp hối”, đe dọa đến cuộc sống hàng nghìn người dân ven sông
Theo ghi nhận của PV Dân trí vào chiều 1/4, đoạn sông Cái chảy qua xã Vĩnh Ngọc, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương (TP Nha Trang, Khánh Hòa) bị sạt lở rất nghiêm trọng, bờ sông “ăn” sát vào gần nhà dân. Người dân cho biết, hiện nay bờ sông Cái một số đoạn bị sạt lở, lấn sâu khoảng 4-5m so với trước đây, gây nên tình trạng hở hàm ếch.
Trong đó, đoạn sông Cái chảy qua xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang) với 3 khu vực sạt lở nghiêm trọng dài hàng trăm mét, gồm: Xuân Lạc 2, Ngọc Hội và Xuân Ngọc
Theo người dân, bờ sông Cái bị sạt lở từ nhiều năm nay và nghiêm trọng hơn kể từ sau đợt mưa lũ kinh hoàng vào cuối năm ngoái
Không chỉ ở TP Nha Trang, sông Cái chảy qua huyện Diên Khánh cũng đang “hấp hối” khi tình trạng sạt lở vẫn đang diễn ra hàng ngày hàng giờ, đe dọa đến cuộc sống của hàng nghìn người dân ven sông
Hàng chục năm trước, người dân sinh sống ven sông Cái đoạn qua các địa phương này đã trồng tre để bảo vệ bờ sông nhưng giờ đây những bụi tre lâu nay được coi là “giữ làng” cũng đã gục ngã, không còn đứng vững trước sức lở của bờ sông
Video đang HOT
Sông Cái bị sạt lở nghiêm trọng khiến nhiều diện tích hoa màu, cây trồng ở xã Vĩnh Ngọc (TP Nha Trang) có nguy cơ bị xóa sổ. “Vài hộ dân đã bỏ ruộng vì không có tiền mua máy bơm để dẫn nước tưới, bờ ruộng nhiễm mặn trầm trọng”, một người dân kể
Ông Trần Văn Cườm (thôn Xuân Lạc 2, xã Vĩnh Ngọc, TP Nha Trang), nhà ở gần sông cho biết, gần đây xuất hiện tình trạng khai thác cát trái phép trên sông khiến bờ sông sạt lở càng thêm nghiêm trọng. “Các ghe cát cứ tầm 0h đến 4h hàng ngày là thi nhau hút cát dưới sông. Một số người dân rọi đèn pin, ném đá xua đuổi thì chúng lại di chuyển qua bên kia bờ sông để hút cát”, ông Cườm tiết lộ
Chủ tịch UBND xã Vĩnh Ngọc – Lê Văn Mỹ, thừa nhận việc người dân phản ánh tình trạng hút cát “chui” đoạn sông Cái chảy qua địa bàn xã là có thật. “Chúng tôi kiểm tra, bắt dữ lắm, mười mấy chiếc rồi nhưng nó làm vẫn cứ làm”, ông Mỹ nói
Theo ông Lê Văn Mỹ, hiện tại thôn Ngọc Hội có 12 hộ bị ảnh hưởng do sạt lở bờ sông Cái, trọng đó có 3 hộ có nguy cơ nhà bị rớt xuống sông. “Hiện nay, khu vực này đang thi công bờ kè tạm khẩn cấp, dài hơn 200m để bảo vệ bờ sông, nhà cửa cho dân”, ông Mỹ nói
Được biết, hiện UBND tỉnh Khánh Hòa đã có tờ trình, đề nghị Trung ương hỗ trợ 150 tỷ đồng để làm kè bờ hữu sông Cái tại thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh, thành phố Nha Trang, khi điểm sạt lở này ảnh hưởng đến 150 căn nhà với 600 người dân; hỗ trợ 100 tỷ đồng để làm kè chống xói lở bờ sông Cái, đoạn qua các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Phương, Vĩnh Ngọc, khi các điểm sạt lở ảnh hưởng đến hơn 250 căn nhà với 1.000 người dân.
Viết Hảo
Theo Dantri
Cát tặc 'cuốn trôi' ruộng vườn xuống sông
Đất vườn của ông Hồ Chàm (Triệu Phong, Quảng Trị) từng rộng hàng nghìn mét vuông, nay chỉ còn khoảng nhỏ; ngôi nhà đang ở cũng sắp bị thủy thần cuốn trôi. Nguyên nhân là nạn khai thác cát trái phép khiến đất bờ sông liên tục sạt lở.
Ông Hồ Chàm bên mảnh đất trồng màu bị cuốn trôi ra sông. Ảnh: Hoàng Táo
Những ngày này, ông Hồ Chàm (trú thôn Trà Liên Tây, xã Triệu Giang, Triệu Phong, Quảng Trị) tất bật dựng ngôi nhà mới để... chạy trốn thủy thần. Ngôi nhà cấp 4 cũ của ông hiện chỉ cách mép nước sông Thạch Hãn chừng 3 mét.
"Vài năm trước, đất vườn nhà tôi ra chính giữa sông Thạch Hãn hiện nay, kéo dài đến 30 mét. Nhưng lũ lụt ngày một bất thường, cộng với nạn khai thác cát sạn trái phép trên sông Thạch Hãn gây sạt lở bờ sông", ông Chàm nói.
Ngôi nhà mới đang xây chỉ cách mép sông chừng 20 mét. Ông Chàm lo lắng với tốc độ 4-5 mét đất bị cuốn trôi mỗi mùa lũ thì sớm muộn sẽ mất nhà. "Ngày trước tôi trồng biết bao hoa màu, nay chỉ trồng được ít ớt không đủ vài bữa ăn", ông Chàm xót xa.
Ở ngay sau lưng nhà ông Chàm, nhà bà Hồ Thị Liên cũng lâm vào tình cảnh mất đất do sạt lở bờ sông. "Ngôi nhà bị nứt nẻ chi chít vì đất sạt và lún. Nhiều đêm đang ngủ nghe tiếng ầm, sáng thức giấc biết ngay là đất bị sạt", bà Liên cho hay. Nhà bà Liên hiện chỉ cách bờ sông chừng 3 mét, nhưng cả gia đình không biết dời đi đâu vì điều kiện kinh tế không có.
Khẳng định nạn khai thác cát trái phép trực tiếp gây sạt lở bờ sông, người phụ nữ hơn 60 tuổi chạy ra xua đuổi các tàu hút thì bị dọa nạt. "Bọn chúng đuổi tôi vào nhà, dọa nếu không sẽ dùng đòn đánh chết", bà Liên nói.
Cát tặc là nguyên nhân trực tiếp gây nên sạt lở đất kinh hoàng dọc sông Thạch Hãn. Ảnh: Hoàng Táo
Tương tự, ông Hồ Út vì uất ức với cát tặc cướp đất mà tự sắm máy ảnh để ghi lại bằng chứng. "Có lần công an thôn ra ngăn cản khai thác cát trái phép bị bọn cát tặc đánh lộn cổ xuống sông", ông Út kể.
Theo ông Út, cát tặc thường khai thác từ chiều tối đến nửa đêm, mỗi đêm 5-6 chuyến tàu hút ầm ầm cả quãng sông. Nhiều lúc tàu hút cát hoạt động giữa ban ngày, chọc vòi hút dài ngoằng, to như bắp đùi người lớn xuống lòng sông. Con sông Thạch Hãn vì thế trước chỉ sâu ngang ngực, nay đến 5-6 mét.
Vấn nạn khai thác cát trái phép xuất hiện rầm rộ khoảng 4 năm trở lại đây. Người dân thống kê chỉ thôn Trà Liên Tây có đến 15 hộ dân bị ảnh hưởng, mất đất thổ cư và sản xuất do sạt lở.
Thống kê của huyện Triệu Phong cho hay trên địa bàn có 36 tàu khai thác cát dọc sông Thạch Hãn "và đều trái phép". Trong năm 2015 và đầu 2016, nhà chức trách huyện Triệu Phong bắt 67 lượt tàu khai thác cát sỏi trái phép, xử phạt gần 420 triệu đồng, mức phạt dao động 3-20 triệu đồng.
Một thuyền hút cát hoạt động giữa ban ngày. Ảnh: Hoàng Táo
Lý giải việc xử lý cát tặc chưa hiệu quả, ông Phan Quang Giải, Phó chủ tịch UBND huyện Triệu Phong, cho biết do lực lượng mỏng, cảnh sát môi trường chủ yếu kiêm nhiệm, sự phối hợp giữa các cơ quan chưa chặt chẽ, công tác nắm tình hình chưa kịp thời.
Còn ông Bùi Quốc Hùng, Chủ tịch UBND xã Triệu Giang, cho rằng có rò rỉ thông tin trong nội bộ lực lượng chống cát tặc. "Đi tuần 3 đêm liền nhưng chúng tôi không phát hiện được cát tặc. Đến đêm thứ tư, yêu cầu tất cả mọi người tắt điện thoại thì mới phát hiện tàu hút cát", ông Hùng nói.
Sông Thạch Hãn có trữ lượng cát sỏi khá lớn nhưng chưa có mỏ cát nào được cấp phép cũng là khó khăn trong quản lý.
Theo ông Giải, để giảm tình trạng khai thác cát sỏi trái phép, chính quyền Triệu Phong sẽ tăng cường tuần tra, xử lý nghiêm người vi phạm, nhưng giải pháp căn cơ là tạo việc làm cho những hộ dân làm nghề khai thác cát sỏi, đồng thời xin cấp phép một số mỏ cát trên địa bàn để dễ quản lý.
Hoàng Táo
Theo VNE
Khai thác cát trộm trên sông Đồng Nai làm sạt lở 42 ha đất UBND Q.9 ngày 3.1 có báo cáo gửi UBND, Sở Tư pháp và Sở TN-MT TP.HCM về nạn khai thác cát trộm trên sông Đồng Nai, đoạn chảy qua địa bàn P.Long Bình, Long Phước, Phú Hữu, Trường Thạnh, Long Trường (Q.9). Một phương tiện khai thác cát trộm trên sông Đồng Nai bị Phòng Cảnh sát đường thủy (PC68) Công an TP.HCM...