Con số tiết lộ thực lực quân sự Triều Tiên
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên năm 2017 tăng cao do Bình Nhưỡng nhiều lần thử tên lửa và hạt nhân, trong khi Mỹ cùng các đồng minh liên tục tập trận.
Cuộc khẩu chiến giữa lãnh đạo Mỹ – Triều Tiên diễn ra triền miên với những ngôn từ gay gắt. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ đáp trả bằng “lửa và cơn thịnh nộ ” nếu Triều Tiên đe dọa Mỹ. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cảnh báo sẽ biến Mỹ thành biển lửa.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un dành phần lớn nguồn lực cho quân sự. (Ảnh: KCNA/Reuters)
Vậy dựa trên cơ sở nào mà ông Kim Jong Un có thể phát ngôn mạnh bạo như vậy? Báo Newsweek nêu ra 10 thực tế qua những con số giúp thấy rõ hơn về thực lực quân sự của Triều Tiên.
1. Triều Tiên đã tiến hành gần 100 vụ thử tên lửa đạn đạo kể từ năm 2011, khi ông Kim Jong Un lên nắm quyền, cùng nhiều vụ thử hạt nhân dưới lòng đất.
2. Chính quyền ông Kim Jong Un được tin là có khoảng 20 – 25 đầu đạn hạt nhân.
3. Vụ thử mới nhất với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) mới Hwasong-15 hồi tháng 11 đã đạt độ cao 4.475km, cao hơn cả Trạm Vũ trụ quốc tế. Hwasong-15 có tầm bắn tiềm tàng 13.000km, đặt trọn đất Mỹ vào tầm tấn công.
Video đang HOT
4. Triều Tiên dành khoảng 3,5 tỷ USD mỗi năm cho chi tiêu quốc phòng trong khoảng thời gian từ năm 2004 đến 2014.
5. Một cuộc tấn công hạt nhân của Triều Tiên có thể dẫn tới cái chết của 2,1triệu người chỉ tính riêng ở ở Tokyo và Seoul.
6. Quân đội Triều Tiên có khoảng 1.300 máy bay và gần 300 trực thăng.
7. Quân đội Triều Tiên còn có khoảng 430 tàu chiến, 70 tàu ngầm, 4.300 xe tăng và 5.500 máy phóng tên lửa.
8. Hiện có khoảng 28.500 binh sĩ Mỹ đóng ở Hàn Quốc, và họ đặc biệt dễ trở thành mục tiêu tấn công của Triều Tiên.
9. Hàn Quốc và Triều Tiên bị chia tách bởi một vùng phi quân sự được canh gác rất cẩn mật.
10. Khoảng 780 người Triều Tiên đã đào tẩu sang Hàn Quốc trong năm 2017, giảm khoảng 13% so với năm 2016.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Tiết lộ vũ khí đáng gờm của Triều Tiên bị thế giới lãng quên
Bên cạnh kho tên lửa, vũ khí hạt nhân, nhà lãnh đạo Kim Jong-un còn một vũ khí siêu lợi hại khác chắn chắn sẽ đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong bất cứ cuộc xung đột nào trên bán đảo Triều Tiên.
Vũ khí siêu lợi hại đó là bộ máy tình báo Triều Tiên. Bình Nhưỡng lâu nay duy trì một bộ máy an ninh và thu thập thông tin tình báo sâu rộng và bí mật bao gồm 2 cơ quan tình báo chính - một chuyên thu thập các thông tin tình báo ở nước ngoài, hoạt động bí mật và một tập trung vào hoạt động phản gián.
Ngoài ra, Bình Nhưỡng còn có 2 tổ chức nhỏ hơn chỉ chuyên trách nhiệm vụ xâm nhập và thu thâp thông tin ở Hàn Quốc.
"Tình báo và an ninh Triều Tiên thu thập thông tin kỹ thuật, kinh tế, quân sự, chính trị thông qua các nguồn mở, tình báo con người, an ninh mạng và các khả năng tình báo tín hiệu. Các mục tiêu thu thập tình báo chủ yếu vẫn là Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản", báo cáo dự báo các khả năng của Triều Tiên của Lầu Năm góc trình Quốc hội Mỹ năm 2015 nhấn mạnh.
Cơ quan tình báo nước ngoài của Triều Tiên là Tổng cục Trinh sát Triều Tiên (RGB) dường như mô phỏng theo cơ quan tình báo GRU của Nga.
Báo cáo của Lầu Năm góc cảnh báo, RGU là cơ quan tình báo chính của Triều Tiên, đảm nhiệm các nhiệm vụ thu thập thông tin tình báo và tác chiến bí mật.
"RGU gồm 6 cục phụ trách các lĩnh vực tác chiến, trinh sát, công nghệ và mạng, thông tin tình báo hải ngoại, đàm phán liên Triều và hậu cần kỹ thuật", báo cáo viết.
Trong khi đó, cơ quan tình báo nội bộ của Triều Tiên là Bộ An ninh Quốc gia (MSS). Cơ quan này cũng được mô phỏng từ Bộ An ninh Nhà nước của Liên Xô (MGB).
"Bộ An ninh Quốc gia (MSS) là cơ quan phản gián chính của Triều Tiên và được quyền trực tiếp báo cáo với nhà lãnh đạo Kim Jong-un. MSS chịu trách nhiệm vận hành các nhà tù, trại lao động của Triều Tiên, điều tra các vụ gián điệp trong nước, hồi hương những người đào tẩu và tiến hành các hoạt động chống phản gián nước ngoài tại các sứ quán nước ngoài ở Triều Tiên", báo cáo của Lầu Năm góc cho hay.
Ngoài ra, 2 cơ quan tình báo khác của Triều Tiên đặc biệt được thành lập cho nhiệm vụ thâm nhập vào Hàn Quốc. Một cơ quan công khai còn một là bí mật.
"Cơ quan Mặt trận Thống nhất của Triều Tiên (UFD) đã công khai thành lập các nhóm ủng hộ Triều Tiên ở Hàn Qốc chẳng hạn Ủy ban Triều Tiên-Thái Bình Dương và Hội đồng Hòa giải Dân tộc. UFD cũng là cơ quan có trách nhiệm tham gia đối thoại liên Triều cũng như hoạch định chính sách của Triều Tiên với Hàn Quốc", báo cáo Lầu Năm góc viết về cơ quan Mặt trận Thống nhất của Triều Tiên.
Bên cạnh UFD, Triều Tiên còn có một cơ quan tình báo khác đảm nhiệm các hoạt động xâm nhập Hàn Quốc bí mật đó là Cục 225.
"Cục 225 có nhiệm vụ đào tạo các gián điệp thâm nhập vào Hàn Quốc và thành lập các nhóm chính trị ngầm nhằm gây bất ổn", báo cáo Lầu Năm góc viết.
Nhìn chung, theo National Interest, bộ máy tình báo của Triều Tiên được đánh giá là một trong những vũ khí mạnh mẽ của chính quyền Kim Jong-un và đã chứng minh sự hoạt động cực kỳ hiệu quả và chắc chắn sẽ được sử dụng triệt để trong bất kỳ xung đột nào trên bán đảo Triều Tiên.
Theo Danviet
Nga có thể thay Trung Quốc hóa giải căng thẳng Triều Tiên? Trong bối cảnh tầm ảnh hưởng của Trung Quốc đối với Bình Nhưỡng được cho là ngày càng sụt giảm, liệu Nga có thể đóng vai trò như một bên trung gian hòa giải để hạ nhiệt căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên? Cờ Nga, Trung Quốc, Triều Tiên tại khu vực biên giới 3 nước ở phía đông bắc Trung Quốc...