Con số giật mình: Châu Á có hơn 500 triệu người thiếu đói
Trong tổng số khoảng 820 triệu người không đủ thức ăn trên toàn thế giới, có đến 513 triệu người đang sinh sống tại châu Á. Nạn đói, suy dinh dưỡng và béo phì đang là gánh nặng kép lên vai nhiều quốc gia.
Cơ quan Liên Hợp Quốc (UN) vừa phát hành Báo cáo thường niên năm 2019 về Tình trạng An ninh Lương thực và Dinh dưỡng toàn cầu. Các dữ liệu trong báo cáo cho thấy tình trạng thiếu đói, suy dinh dưỡng và béo phì trên toàn cầu nói chung và tại châu Á nói riêng đang ở mức báo động.
Cụ thể, theo nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, năm 2018, có khoảng 821,6 triệu người sống trong cảnh thiếu thốn lương thực, đói ăn. Trong khi con số này của năm 2017 là 811,7 triệu người; năm 2016 là 796,5 triệu người và năm 2015 là 785,4 triệu người.
Trong số 821,6 người thiếu đói, có hơn 513 triệu người đang sinh sống tại châu Á, chiếm tỷ lệ hơn 62%. Các số liệu thống kê về tình trạng suy dinh dưỡng, cũng không mấy khả quan hơn khi phần lớn số người suy dinh dưỡng trên thế giới năm 2018 (hơn 500 triệu người) đang sinh sống tại châu Á.
Trong tổng số khoảng 820 triệu người không đủ thức ăn trên toàn thế giới, có đến 513 triệu người đang sinh sống tại Châu Á. Ảnh Internet
Cũng theo Liên Hợp Quốc, cảnh đói đang gia tăng tại gần như toàn bộ các vùng của châu Phi; tỷ lệ người thiếu ăn tại khu vực châu Phi cận Sahara là 22,8%. Con số này tại Caribbean cũng cao, chiếm 18,4% dân số khu vực.
Tại châu Á, Nam Á vẫn là khu vực có tỷ lệ thiếu lương thực cao nhất (gần 14,7%), tiếp đến là khu vực Tây Á (hơn 12,4%). Nhìn tổng quát các khu vực trên thế giới, những người thiếu ăn phân bổ không đồng đều, trong đó phần lớn sống tại châu Á.
Các số liệu cũng cho thấy tỉ lệ béo phì và thừa cân tại châu Á đang tăng cao, đặc biệt là ở trẻ em. Theo dữ liệu của Tổ chức y tế thế giới WHO, tỉ lệ trẻ em béo phì và thừa cân ở châu Á đã tăng 150% kể từ năm 2000. Hiện tượng suy dinh dưỡng và béo phì gia tăng đồng thời thường được coi là ‘gánh nặng gấp đôi’ cho quốc gia.
Video đang HOT
Trong nỗ lực làm nổi bật vấn đề nan giải này và thảo luận về các giải pháp chung, đầu năm 2019 Hội đồng Kinh doanh Châu Âu – ASEAN (EU-ABC) và Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN (US-ABC) đã thành lập Liên minh Thực phẩm Dinh dưỡng và An toàn ASEAN.
Kể từ khi thành lập, tổ chức này đã thực hiện các cuộc đối thoại khu vực công – tư ở Bangkok (Thái Lan) và Hà Nội (Việt Nam) với những thảo luận quan trọng, các kiến nghị chung, và các cơ hội hợp tác sâu rộng hơn hướng đến mục tiêu tạo ra nguồn cung cấp thực phẩm an toàn, bổ dưỡng và phong phú hơn tại Thái Lan và Việt Nam.
Xu hướng thiếu đói và suy dinh dưỡng đang diễn ra khắp châu Á. Ảnh Internet
Trước những xu hướng đáng lo ngại này, Hiệp hội CropLife Châu Á kêu gọi các đối tác trong chuỗi giá trị thực phẩm trong khu vực cùng tham gia hợp tác để hỗ trợ thúc đẩy và bảo đảm cung cấp thực phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng trong khu vực.
“Xu hướng thiếu đói và suy dinh dưỡng đang diễn ra khắp châu Á và điều này là không thể chấp nhận được. Trong một thời đại mà châu Á đang dẫn đầu trong nhiều lĩnh vực, thực tế lạnh lùng này cảnh báo rằng chúng ta còn rất nhiều việc cần phải làm” – Tiến sỹ Siang Hee Tan, Giám đốc điều hành Croplife châu Á phát biểu.
Theo ông Tan, việc ứng dụng công nghệ và các đổi mới về khoa học thực vật là một công cụ quan trọng để cung cấp đủ lương thực cho lượng dân số tăng nhanh hiện nay, tuy nhiên những công cụ này chỉ đóng vai trò là một phần trong các giải pháp tổng thể. Việc cung đủ thực phẩm an toàn và giàu dinh dưỡng cho tất cả mọi cư dân trong khu vực là trách nhiệm chia sẻ giữa các bên.
“Các Chính phủ, ngành khoa học thực vật (các công ty nghiên cứu-phát triển sản phẩm trong nông nghiệp) và các cộng đồng xã hội cần cùng hợp tác, phát huy và đổi mới các nỗ lực chung. Nếu mỗi quốc gia không đưa ra được chương trình hành động khẩn cấp để giải quyết tình trạng này, thì hậu quả phải gánh chịu sẽ trở nên rất khó kiểm soát”, đại diện Croplife Châu Á nói.
Theo Danviet
Liên minh Mỹ-Australia có dễ sụp đổ trước tham vọng của Trung Quốc?
Là đối tác quan trọng giúp Mỹ thực hiện các chiến lược tại châu Á, nhưng Australia vẫn chuẩn bị trước kịch bản một ngày nào đó bị Washington bỏ rơi.
Để tăng cường tiềm lực quân sự của Australia, thượng nghị sỹ bang Queensland, Pauline Hanson đã đề xuất mua khoảng 100 hoặc 200 chiếc tiêm kích F-35, đóng 36 tàu ngầm, tăng gấp đôi ngân sách quốc phòng và phát triển vũ khí hạt nhân. Đề xuất này được coi là chuẩn bị cho viễn cảnh Mỹ sẽ rời châu Á trong khoảng 20 năm nữa.
Các binh sĩ thuộc Trung đoàn 16 của Australia tập trận cùng các trực thăng tấn công Apache của Lục quân Mỹ tại khu huấn luyện vịnh Shoalwater ở Queensland, Australia. (Ảnh: EPA).
Australia chuẩn bị trước kịch bản xấu
Đây là điều hợp lý khi các nhà hoạch định chính sách quốc phòng Australia suy ngẫm về những kịch bản tiềm năng, trong đó quốc gia này phải tự đảm bảo an ninh quốc phòng cho chính mình mà không có sự hỗ trợ của Mỹ. Tuy nhiên việc lên kế hoạch cho một trật tự châu Á ngày càng đa cực không đòi hỏi phải đưa ra giả thiết Mỹ từ bỏ hoàn toàn vai trò của nước này trong khu vực.
Không thể phủ nhận rằng, nghi vấn về việc từ bỏ vai trò của một quốc gia thành viên đã phủ bóng đen lên quan hệ liên minh an ninh trong suốt lịch sử các mối quan hệ quốc tế, trong đó có cả liên minh Mỹ-Australia. Tuy nhiên giới phân tích cho rằng, đó sẽ là sai lầm chiến lược đối với Canberra khi thay đổi hoàn toàn chiến lược quốc phòng chỉ dựa trên sự phỏng đoán mà không có bằng chức xác minh hay logic thuyết phục. Bởi trên thực tế, Mỹ không dễ từ bỏ Canberra trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Với Mỹ, từ bỏ Australia chính là từ bỏ các lợi ích, vị thế chiến lược và uy tín của nước này tại châu Á. Thật vậy, liên minh Mỹ-Australia từ lâu đã đóng vai trò thiết yếu phục vụ cho chiến lược rộng lớn của Mỹ tại châu Á, nhằm tìm cách ngăn chặn một cường quốc khác thiết lập quyền bá chủ trong khu vực, duy trì hệ thống thương mại đa phương, đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không.
Nền tảng duy trì quyền lực của Mỹ tại châu Á trong hơn 70 năm qua là cái gọi là kiến trúc an ninh theo kiểu "thiết lập mạng lưới xoay quanh trục trung tâm", bao gồm các hiệp quốc phòng song phương và triển khai các lực lượng quân sự, trong đó Australia là một đối tác không thể tách rời. Chừng nào các hiệp ước an ninh của Mỹ còn hiệu lực và Mỹ còn duy trì lực lượng tại châu Á-Thái Bình Dương thì chừng đó Washington còn can thiệp quân sự để bảo vệ Australia trong trường hợp Canberra bị tấn công trực diện hay đối mặt với mối đe dọa về an ninh. Dù hoài nghi về độ tin cậy và quyết tâm của Mỹ, nhưng giá trị chiến lược lâu dài của liên minh Mỹ-Australia là điều mà Canberra có thể tin tưởng.
Thách thức từ Trung Quốc
Liệu có khả năng Mỹ chấm dứt các quan hệ liên minh, rút toàn bộ lực lượng và từ bỏ vị thế chiến lược của nước này để nhường chỗ cho Trung Quốc trong 20 năm tới hay không? Một kịch bản như vậy rất khó thành hiện thực. Ngay cả trong trường hợp Hàn Quốc và Triều Tiên thiết lập lại hòa bình, tạo tiền đề cho việc rút lực lượng của Mỹ ra khỏi Bán đảo Triều Tiên, hay Mỹ chuyển toàn bộ binh sỹ từ Okinawa (Nhật Bản) đến đảo Guam thì vẫn còn một vấn đề khác nảy sinh đó là giấc mơ mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc. Vì thế, Mỹ sẽ vẫn tìm cách duy trì các liên minh an ninh trong khu vực thông qua việc triển khai một lực lượng cố định trên lãnh thổ của Nhật Bản và các lực lượng luân chuyển tại Australia. Giải pháp khác là Mỹ chấp nhận sức ép của Trung Quốc và rút về Hawaii hoặc vùng bờ biển Tây (West Coast), nhưng không có dấu hiệu cho thấy Washington sẽ làm như vậy.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ thay đổi chiến lược, sử dụng các đồng minh như Australia và Nhật Bản để thách thức tham vọng của Trung Quốc? Bởi tương quan lực lượng khác nhau giữa các bên, nên khó có đồng minh nào của Mỹ có thể chống chịu được một cuộc tấn công của Bắc Kinh, trong trường hợp xung đột xảy ra. Vì vậy Mỹ sẽ sớm phải vào cuộc để "chống lưng" cho các đồng minh. Xét cho cùng, Mỹ vẫn phải cân nhắc tầm quan trọng của châu Á đối với sự thịnh vượng và an ninh kinh tế của nước này. Washington sẽ không thể duy trì những lợi ích của mình trong khu vực nếu không bảo toàn hệ thống phòng thủ hiện có. Mặc dù nổi lên nhiều cuộc tranh cãi trong nội bộ của nước Mỹ về chính sách đối với châu Á, nhưng không có sự liên thủ mạnh mẽ nào có thể phá vỡ kiến trúc an ninh của Mỹ tại châu Á hoặc làm lung lay liên minh an ninh Mỹ-Australia.
Trong vài năm qua, khái niệm mô hình G-2 hay lý thuyết về việc Mỹ và Trung Quốc cùng "bắt tay" bảo vệ thế giới đã bị đổ vỡ. Thay vào đó là nhận thức ngày càng gia tăng trong lưỡng đảng Mỹ rằng, Bắc Kinh và Washington đã bước vào thời kỳ cạnh tranh chiến lược trên nhiều lĩnh vực như địa chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, tài chính, công nghệ có khả năng kéo dài hàng thập kỷ. Vậy có khi nào Mỹ lo sợ sức mạnh của Trung Quốc sẽ vượt trội đến mức nước này bị đẩy ra khỏi khu vực? Theo giới quan sát, điều này là không khả thi và chỉ có thể thành hiện thực khi Mỹ để nó xảy ra.
Bất chấp sự phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc trong 20 năm qua, Mỹ vẫn có một thế mạnh nhất định trong cuộc chơi. Bên cạnh sức mạnh kinh tế và quân sự đáng gờm, mạng lưới đồng minh và đối tác an ninh của Mỹ, cùng với các lực lượng được triển khai trong khu vực đã tạo ra cho Mỹ một số lợi thế về địa chính trị. Trước tham vọng mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc, có rất ít quốc gia trong khu vực yêu cầu Mỹ rút lực lượng khỏi nơi đây.
Hướng đi nào cho Australia?
Giới phân tích cho rằng, thay vì lên kế hoạch ứng phó với sự rút lui của Mỹ và sự mở rộng quyền lực của Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách quốc phòng Australia nên tìm cách củng cố mạnh mẽ hơn liên minh với Washington. Bên cạnh mối quan hệ quốc phòng đã được xây dựng nhiều thập kỷ qua, những diễn biến gần đây cho thấy Australia ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Mỹ.
Hồi đầu tháng 7 này, Mỹ và Australia đã tiến hành cuộc tập trận quy mô lớn Talisman Saber tại Queensland, nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và phối hợp chiến đấu giữa lực lượng vũ trang Australia và Mỹ. Trước đó vào tháng 5, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc đã tham gia cuộc tập trận hải quân "Pacific Vanguard" mà giới phân tích đánh giá không khác gì đòn "cảnh báo" Trung Quốc. Chưa dừng lại ở đó, chính phủ Australia hiện nay đang lên kế hoạch xây một cảng biển thứ hai ngay bên ngoài thành phố Darwin, thuộc vùng Lãnh thổ Bắc Australia cho phép các tàu đổ bộ của Mỹ cập bến. Và cũng không có gì ngạc nhiên nếu viễn cảnh Mỹ điều động luân phiên tàu ngầm hay tàu chiến tại căn cứ hải quân căn cứ hải quân HMAS Stirling ở Tây Australia trở thành hiện thực.
Xét cho cùng sẽ khó có khả năng Mỹ lên kế hoạch rút lui khỏi châu Á và từ bỏ Australia. Vì thế nếu Canberra hành động dựa trên nỗi sợ hãi bị bỏ rơi thì đây sẽ không phải là chiến lược đúng đắn./.
Theo Hồng Anh/VOV.VN (biên dịch)
Tăng trưởng GDP thấp nhất 27 năm: Chuyên gia Trung Quốc nói do cắt giảm sản xuất dư thừa Chuyên gia Trung Quốc cho rằng tăng trưởng GDP chậm lại là do nỗ lực của chính phủ trong việc cắt giảm sản xuất dư thừa và tái cân bằng nền kinh tế dịch vụ. (Ảnh: Reuters) Không phải Trung Quốc, chính Mỹ chịu tổn thất kinh tế lớn hơn do thương chiến kéo dài hơn một năm qua, chuyên gia Trung Quốc...