Con số game thủ ở Trung Quốc đã vượt quá số dân của Mỹ
Đây là thông tin được công bố trong cuộc gặp cấp cao về việc marketing cho thị trường game năm 2014 được tổ chức ở San Francisco – Mỹ, một buổi tọa đàm về việc nghiên cứu cơ cấu thị trường do EEDAR tổ chức đã giành được nhiều sự quan tâm của đông đảo người tham dự.
Buổi tọa đàm tập trung chủ yếu vào việc thảo luận về sự phát triển của ngành trò chơi điện tử ở Trung Quốc, theo như số liệu thống kê của EEDAR, Microsoft, Sony và Ubisoft, số lượng người chơi trò chơi điện tử ở Trung Quốc vào năm 2013 đã đạt mức 517 triệu người, cao hơn dân số của Mỹ là 317 triệu người, trong đó có 147 triệu người là core gamer. 27% trong số đó dành 1 tiếng đồng hồ mỗi ngày để chơi game, 9,7% phải trả phí cho trò chơi, chi phí mà core gamer bỏ ra đã đóng góp 70% vào thu nhập của ngành game.
Buổi tọa đàm còn đề cập đến việc Trung Quốc đồng ý phê chuẩn thành lập khu thương mại tự do Thượng Hải trong những năm qua cũng như việc nới lỏng những chính sách liên quan đến các thiết bị máy chơi game, điều này đã cho thấy rằng sau 13 năm cấm vận các thiết bị chơi game, thị trường Trung Quốc đã có những bước phát triển đến khó tưởng. Đồng thời, người phát ngôn cũng đã nhắc đến những nhà phát triển game Âu – Mỹ, thị trường Trung Quốc vẫn còn tồn tại nhiều sự bất ổn, nên có những yếu tố khiến cho game Âu Mỹ không thể nào du nhập được vào Trung Quốc, với những môi trường chính sách đặc biệt thì sẽ tạo ra nhiều vấn đề khó khăn mà không thể lường trước được.
Cuối buổi tọa đàm, người phát ngôn của EEDAR tổng kết lại rằng: “Bất luận thế nào đi nữa, theo như sự phát triển của thị trường game Trung Quốc, chúng tôi sẽ chú ý đến những tựa game có khả năng được game thủ Trung Quốc đón nhận và phù hợp với các chính sách, mang lại sự thay đổi và tăng trưởng trong kết cấu thị trường game.
Theo VNE
Video đang HOT
Multiplayer - sự suy giảm không được dự báo trước
Giống như nhiều ngành khác, ảnh hưởng của sự suy thoái đôi khi cũng tác động nghiêm trọng đến ngành công nghiệp game. Các studio lớn nhỏ phải đóng cửa, những dòng game từng rất thành công không đạt được doanh thu như mong muốn, ngân sách của game bắt buộc phải cắt giảm. Và để phù hợp với sự cắt giảm ấy, một vài yếu tố trong game bị loại bỏ không thương tiếc, điều đáng lưu ý là chế độ multiplayer cũng nằm trong số đó.
Sau 5 năm kể từ khi cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra và lan rộng toàn cầu, phải đến gần đây người ta mới có thời gian để ngồi xem lại xem ngành công nghiệp game đã thay đổi đến mức nào. Từ những con số mà EEDAR (Video Game Research and Consulting) thu thập và thống kê dựa theo tất cả các game Xbox 360 và PS3 được phát hành tại thị trường nước Mỹ, số lượng game có chế độ multiplayer đã giảm đi đáng kể so với những ngày đầu khi hai hệ máy này mới xuất hiện.
Số lượng game có chế độ multiplayer đã giảm đi đáng kể.
Từ bảng số liệu ở trên, người ta có thể thấy năm 2006, một năm sau ngày phát hành Xbox 360 và là năm của PS3, số lượng game có chế độ multiplayer online chiếm 67%, multiplayer offline là 58% và 28% không có multiplayer (sở dĩ số liệu như vậy là vì có những game có cả hai chế độ multiplayer). Tuy vậy 6 năm sau, tình hình đã thay đổi hẳn. Năm 2012 số lượng multiplayer online chỉ còn 42%, giảm mất 25%, multiplayer offline giảm 14%, chững lại ở con số 44 trong khi lượng single player tăng lên 16%, đạt con số 41%, cao nhất kể từ khi dòng thế hệ console thứ 7 ra đời. Như vậy, qua thời gian, ngày càng có ít game console sở hữu chế độ multiplayer như một phần cốt lõi của sản phẩm.
Chuyện gì đã xảy ra?
Trong trường hợp nếu được xây dựng tốt, multiplayer nhiều khi sẽ trở thành cốt lõi của game, là thứ giữ chân game thủ ở lại sau một thời gian dài. Call of Duty, Halo, Madden, FIFA, League of Legends, World of Warcraft là minh chứng hàng đầu chứng minh cho điều đó. Tuy vậy, vấn đề nằm ở chỗ chi phí để xây dựng multiplayer là rất cao, và điều đó không giúp cho giá thành của sản phẩm được tăng lên. Không chỉ vậy, ngày càng xuất hiện nhiều game rất thành công mà không cần đến sự có mặt của chế độ multiplayer.
Nhiều game thành công mà không cần đến sự có mặt của Multiplayer.
Báo cáo tài chính của các nhà phát hành năm 2012 cho thấy, phải đến một nửa chi phí sản xuất đổ vào multiplayer và công việc đó đôi khi không phải do cùng một studio thực hiện mà được chuyển giao cho đội ngũ khác. Kết quả là chế độ này đôi khi không giống nếu không muốn nói là khác hoàn toàn so với phần còn lại của cả game. Tóm lại, vấn đề lớn nhất với nhà phát triển trong trường hợp này là phải quyết định xem việc đưa multiplayer vào có phù hợp không bởi yếu tố này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thang điểm đánh giá và thậm chí là giá thành sản phẩm. Bởi thật ra multiplayer cũng chỉ là một tính năng trong game và không phải tất cả các tính năng hiện nay đều thuộc về tất cả các game. Chúng ta không thể dự đoán được Bioshock 1 và Bioshock Infinite liệu có hay hơn khi có multiplayer không. Tương tự, rất nhiều trường hợp khác như Batman Arkham Asylum & City , Dragon Age I & II , God of War 3 , Skyrim , Heavy Rain và Fallout 3, hoặc Braid, hoặc Limbo, tất cả đều không cần đến sự có mặt của multiplayer.
Nhà phát triển cần cân nhắc xem có nên đưa Multiplayer vào game hay không.
Và đây là sự thật thú vị: số lượng game có chế độ multiplayer đến nay vẫn còn khá nhiều, nhưng đã giảm đi đáng kể mà không ai để ý đến điều đó. Đó thật sự là tin tốt vì điều đó chứng minh rằng khi các nhà phát triển cắt giảm đi các tính năng không cần thiết và quá tốn kém, game thủ vẫn cảm thấy không bị lừa gạt vì thiếu đi những tính năng đó. Đồng thời, điều đó cũng chỉ ra rằng cái người chơi quan tâm thật sự là chất lượng của sản phẩm. Một trò chơi có thể mang lại trải nghiệm tuyệt vời là điều mà game thủ nào cũng muốn. Nếu như trải nghiệm đó do multiplayer mang lại thì thật kì diệu, nhưng nếu ngược lại thì việc loại bỏ multiplayer là hoàn toàn đúng đắn.
Người chơi sẽ chỉ quan tâm thật sự tới chất lượng sản phẩm.
Có thể nói, đây là một động thái tích cực cho ngành công nghiệp game. Ngày càng có ít game thêm tính năng với chi phí đắt đỏ nhưng không phù hợp với tất cả. Ngân sách của game dành cho tính năng này coi như được bỏ và để dành vào việc phát triển cho các phần còn lại sao cho hoàn thiện hơn. May mắn thay, dường như game thủ cũng không cảm thấy bận tâm vì điều này. Tất cả các số liệu trong những năm qua đã đủ để nói lên điều này.
Tại hội chợ E3 năm nay, một vài sản phẩm như Destiny , The Division hay game đua xe The Crew mang trong mình tham vọng của một sản phẩm bom tấn và đặc biệt hơn, đây là những game không có mục chơi đơn. Nhiều người tin rằng, console next-gen sẽ là cơ hội tốt cho sự hồi sinh của chế độ multiplayer, thậm chí có người bạo dạn tin rằng rồi đây sẽ chẳng còn ai chơi game một mình nữa. Nhưng cũng có không ít người cho rằng đây chỉ là ngọn đèn leo lét chợt vụt sáng trước khi tắt hẳn. Cho dù vậy, nếu như multiplayer muốn biến mất hoàn toàn có lẽ cũng phải chờ đến khi trải nghiệm trong phần chơi đơn đủ phong phú để hấp dẫn game thủ trong thời gian dài và quan trọng nhất, ý thức xã hội của việc chơi game không còn tồn tại nữa.
Theo VNE