Con rùa kỳ lạ đem lại may mắn cho chủ nhân ở Tiền Giang
Năm 2008, gia đình Võ Minh Tuấn (34 tuổi, ấp Miễu Hội, xã Thạnh Phú, huyện Châu Thành, Tiền Giang) bỗng dưng bỏ ra 7 triệu đồng mua về một con rùa nhỏ khoảng 2kg. Lúc đó, họ không biết được rằng, đây là con rùa “có một không hai” và thường xuyên đem lại may mắn cho người con trai của mình.
Rùa “dị”, cách chăm sóc cũng “dị”
Hơn tuần nay, ngày nào anh Tuấn cũng tiếp hàng chục lượt khách muốn thăm quan con rùa lạ mà gia đình đang nuôi giữ. Anh Tuấn chia sẻ: “Để có được con rùa này, chắc tôi phải có cơ duyên từ mấy chục năm về trước. Khi đó, chú tôi đi biển ở đảo Hòn Khoai bỗng nhiên bê về một hòn đá màu xanh có hình thù con rùa kỳ dị. Vốn là người đam mê sinh vật cảnh, phong thủy từ bé nên tôi giữ hòn đá lại cho riêng mình mà chẳng nghĩ được rằng, hơn chục năm sau mình sẽ được sở hữu một vật thể sống có hình thù tương tự hòn đá đó”.
Vừa chỉ về cái bể bằng kính chứa con rùa, anh Tuấn vừa kể: Chủ nhân của con rùa vốn là một người đàn ông tên Sáu Tùng – nức tiếng cả vùng về việc sưu tập những loại sinh vật cảnh độc lạ, kỳ dị. “Biết ông Tùng sở hữu con rùa có hình thù giống với phiên đá mình đang sở hữu nên tôi mê lắm, nhà ở gần nên tôi thường sang chơi học hỏi kinh nghiệm nhưng chủ yếu là được chiêm ngưỡng con rùa lạ với ước mơ một ngày nào đó sẽ được sở hữu nó”, anh Tuấn nhớ lại.
Thế rồi, cơ hội trở thành chủ nhân của con rùa “dị” cũng đến với anh Tuấn khi vào năm 2008, ông Sáu Tùng có dự định sang nước ngoài sinh sống. Mọi loại sinh vật cảnh đều được ông thanh lý cho những mối quen biết duy chỉ có con rùa làm ông trăn trở bởi ông rất trân trọng và quý con rùa ấy. Nhiều người đến hỏi mua, trả với giá cao ngất ngưởng nhưng đều nhận được cái “lắc đầu” vì ông sợ rằng họ không thực sự quý trọng nó mà bán đi mất “của quý” với giá hời.
Biết ông Sáu Tùng sẽ không bán con rùa vì tiền nên việc làm cách nào để ông Sáu Tùng tin tưởng nhượng lại con rùa cho mình khiến anh Tuấn trăn trở. Mấy hôm sau, anh đánh liều mua đồ ăn, rượu sang nhà ông Sáu Tùng tổ chức bữa tiệc chia tay. Khi hai bên đã ngà ngà say, anh Tùng mới dốc hết gan ruột tâm sự cho người hàng xóm nghe nỗi lòng của mình. Trong câu chuyện, anh Tuấn hứa sẽ chăm sóc, nuôi nấng con rùa và không bán cho người thứ 3 với bất cứ giá nào.
Ông Sáu Tùng im lặng, vẻ mặt trầm ngâm cầm ly rượu lên uống một hơi cạn sạch, suy nghĩ vài phút, rồi gật đầu đồng ý. Dường như vẫn chưa tin tưởng vào lời nói của anh Tuấn, ông Sáu Tùng yêu cầu người hàng xóm cầm 7 triệu đồng sang rồi mới cho lấy con rùa về. Tưởng điều đó sẽ làm khó anh Tuấn nhưng ngay lập tức, anh phấn khởi chạy về nhà, vay mượn đủ tiền đưa cho ông Sáu Tùng, rồi ôm rùa về nuôi từ đó cho tới nay.
“Con rùa này có điểm khác lạ là mai nhỏ hơn nhiều so với phần cơ, thịt, không giống như những con rùa bình thường. Đặc biệt, trên mai rùa còn có vảy giống như những chiếc nơ được đính từ trước ra sau. Ngoài ra, trên 4 chân của rùa còn có hoa văn màu hồng nhạt rất lạ. Lúc đó, rùa khoảng 2kg, mai không hết phần thân, yếm to, dày, rộng hơn thân và đặc biệt là tứ chi to. Rùa dáng đẹp, mạnh khỏe, mập mạp, cử động chậm chạp”, anh Tuấn cho biết.
Để chăm sóc con rùa đặc biệt này, anh Tuấn đóng một cái chuồng bắng kính để bên hông nhà. Theo anh Tuấn, con rùa này có nhiều điểm khác lạ nên cách chăm sóc cũng lắm công phu. Nó không chịu ăn cơm như những loại rùa thông thường mà thích ăn thịt bò, tép. Ngoài ra, hàng ngày anh phải mua thêm quả chuối, rau muống, rau lang cho rùa ăn để có thêm vitamin. “Hàng ngày, nó ăn không nhiều nhưng lại rất kén ăn, vì thế công việc chăm sóc cũng lắm công phu. Dù công việc có bận mấy nhưng tôi vẫn tranh thủ chút thời gian rảnh rỗi để chăm nó. Hơn 6 năm nay, chưa một ngày tôi thấy nó có biểu hiện yếu đau, trọng lượng không tăng lên mà giữ nguyên ở mức 2kg như lúc tôi lấy ở nhà ông Sáu Tùng về”, anh Tuấn kể.
Video đang HOT
Anh Tuấn cùng con rùa lạ và hòn đá người chú lấy từ đảo Hòn Khoai.
Đem lại may mắn cho chủ nhân
Vốn là người có “máu” chơi phong thủy ngay từ nhỏ nên anh Tuấn tin tưởng rằng, con rùa lạ mà mình đang nuôi luôn đem lại may mắn cho gia đình. Anh Tuấn bảo: “Trong văn hóa Việt Nam, rùa (quy) được coi là một trong tứ linh nên tôi luôn cảm thấy yên tâm khi có được một con rùa trong nhà, nhất là con rùa này lại có những đặc điểm độc đáo mà không ở đâu có. Từ khi ông Sáu Tùng nuôi, tôi đã thử tìm hiểu đây là giống rùa gì nhưng mọi tài liệu mà tôi tham khảo đều không cho ra kết quả chính xác”.
Nói về sự may mắn mà con rùa lạ đem lại cho gia đình, anh Tuấn kể: “Vào thời điểm năm 2006 – 2007, khi đó tôi đang giữ chức vụ Quyền giám đốc Công ty Hoàng gia Long An sở hữu Cụm công nghiệp Hoàng Gia ở xã Mỹ Hạnh Nam, công việc gặp nhiều trắc trở, buộc lòng tôi phải thôi chức. Lúc đó, tôi cảm thấy mọi thứ như suy sụp, thất vọng vào tương lai trước mắt nên chỉ quanh quẩn trong nhà. Nhưng từ khi sở hữu con rùa lạ từ tay ông Sáu Tùng, tự nhiên tôi cảm thấy thoải mái lạ kỳ. Trong suy nghĩ bắt đầu có niềm tin, luôn hy vọng một ngày nào đó sẽ gây dựng lại được sự nghiệp để báo đáp bố mẹ.
Quả đúng chỉ mấy năm sau, tôi tìm được công việc mới cho mình là kinh doanh bất động sản. Trong khi thị trường bất động sản trong nước đang trầm lắng thì bản thân tôi vẫn trụ vững, tuy không được coi là giàu có nhưng cũng nuôi sống được cả gia đình. Nỗi oan khi làm quyền giám đốc ở khu công nghiệp cũng đang được giải quyết”.
Không những thế, theo anh Tuấn, có một sự trùng hợp lạ kỳ giữa công việc của anh với con rùa mà anh đang nuôi là, cứ mỗi khi bể nuôi rùa vẩn đục, kính mờ là anh lại gặp khó khăn trong công việc. “Mỗi lúc như thế, tôi lại tranh thủ thời gian lau rửa tủ kính, cho rùa ăn thì chỉ đến chiều là công việc lại tiến triển suôn sẻ một cách bất ngờ”, anh Tuấn vui vẻ tâm sự.
Anh Tuấn cũng cho biết thêm, từ khi một số cơ quan truyền thông đưa tin anh đang sở hữu con rùa có nhiều đặc điểm lạ, nhiều người tới ngỏ ý muốn mua lại con rùa với giá 200 triệu đồng, thậm chí có người gọi điện trả giá 300 triệu đồng. Tuy nhiên, do lời hứa năm xưa với người hàng xóm Sáu Tùng và nhất là niềm tin vào con vật lạ đem lại may mắn trong cuộc sống cho bản thân và gia đình, anh Tuấn kiên quyết từ chối.
Anh chia sẻ: “Theo quan niệm của tôi, rùa là linh vật mang lại sự may mắn và trường thọ cho gia chủ. Vì vậy, dù có được giá cao bao nhiêu tôi vẫn giữ lại chú rùa phong thủy của mình. Tôi vừa nuôi vì bản thân, đồng thời cũng là làm cảnh, bảo tồn loài động vật vốn có nguồn gốc hoang dã”.
Theo Khanh Dương
Lao động
Trang trại rau hữu cơ kiểu Nhật trên cao nguyên
Là người năng động, ham học hỏi, nông dân Nguyễn Quốc Thắng đã sang Nhật học hỏi kinh nghiệm trồng rau sạch. Hiện rau hữu cơ từ trang trại rộng 7 ha của anh giá cao gấp 4- 5 lần rau thông thường nhưng thị trường luôn khát hàng.
Khử độc cho đất
Anh Thắng thổ lộ về phun thuốc hóa học, trước kia ít ai dùng nhiều bằng gia đình anh vì sẵn có cửa hàng kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật và vườn ươm cây giống khá lớn. Mỗi khi có loại thuốc mới, các hãng thuốc mang đến giới thiệu, anh đều dùng thế nhưng càng phun càng thấy không ổn vì sâu bọ nhanh kháng thuốc; công nhân ngán khi phải tiếp xúc hàng ngày với hóa chất, dẫu có trả thêm tiền độc hại họ cũng không muốn làm.
Anh Thắng quyết nghiên cứu trồng rau hữu cơ tại xã Ka Đơn (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) từ năm 2010 khi phương thức canh tác này vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam.
Anh Thắng trong vườn rau hữu cơ giống ngoại nhập.
Anh Thắng mua hạt neem, học cách tách hoạt chất từ loại hạt này rồi pha với nước phun lên cây rau nhằm chống sâu bọ, côn trùng gây hại. Tiếp đó, anh tiến hành cải tạo đất bởi sau mấy chục năm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học cùng chất kích thích sinh trưởng nhân tạo, đất đã bị ngộ độc, mất đi sự cân bằng vốn có, trồng bắp cũng không lên nổi.
Tưởng rằng như thế đã ổn, nào ngờ hàng ngàn mét vuông rau 1-2 tuần tuổi đang xanh tốt bỗng trơ cành trụi lá chỉ sau vài ngày. Bao nhiêu vốn liếng, công sức đầu tư cho lứa rau hữu cơ đầu tiên tan thành mây khói... Thì ra đất vẫn chưa được cải tạo ổn định, lượng tồn dư phân bón, thuốc hóa học trong đất vẫn còn nhiều. Tiếp tục sử dụng chế phẩm sinh học trichoderma và trồng cây luân canh suốt 3 năm ròng, anh Thắng mới hoàn thành việc khử độc 7 ha đất.
Mặt khác, anh nghiên cứu trồng đại trà cây lạc hoang dại, loài cây có nhiều nốt sần để tạo đạm. Bộ rễ chùm tươi tốt của lạc miệt mài khoan những đường rãnh nhỏ dưới mặt đất, tạo môi trường thuận lợi cho giun và các sinh vật có lợi khác sinh sôi. Lớp đất vốn bị chai sạn bởi hóa chất dần trở lại mềm mịn, tơi xốp, giúp bộ rễ của các cây rau, củ khác phát triển khỏe mạnh, loại bỏ những mầm mống của bệnh hại tiềm ẩn.
Trừ sâu bọ bằng hạt neem
"Một số loài bọ đến thuốc hóa học cũng chào thua nhưng dung dịch chứa hoạt chất hạt neem lại trị được. Vấn đề là điều chỉnh liều lượng chế phẩm này sao cho tương ứng với mức độ hoành hành của sâu bọ trên cây rau", anh Thắng khẳng định rồi đưa cho tôi đôi ủng để tham quan vườn rau sạch. "Đôi ủng này đã được vô trùng bằng thuốc trừ sâu sinh học để bảo vệ môi trường trong lành ở vườn rau", anh giải thích. Đến chỗ chiếc thùng lớn chứa chế phẩm hạt neem màu xám nhạt, vị đắng, mùi hăng hắc, anh nói 4 lít chế phẩm hạt neem (mỗi lít khoảng 90.000 đồng) sẽ được pha với 400 lít nước rồi tưới cho 1 ha rau.
Mỗi tuần một lần, dung dịch này theo hệ thống đường ống ngầm và hệ thống tưới phun đến từng luống rau, không chỉ diệt trừ tương đối nhanh các loài sâu và nấm bệnh trên mặt đất, tuyến trùng dưới mặt đất mà còn phát tán mùi hăng để xua đuổi các loại côn trùng gây hại, ức chế và giảm khả năng đẻ trứng của các loài sâu bệnh khác.
Mặt khác, anh Thắng nuôi và thả một số thiên địch như bọ xít, ong ký sinh ra vườn rau để chúng bắt mồi nhằm tạo môi trường tự nhiên đối kháng giữa sinh vật có lợi và sinh vật có hại. Mật độ sâu nhờ vậy luôn bị kiềm chế, không thể tăng cao phá hoại rau màu. Anh Thắng còn treo những miếng bẫy bằng vải nhựa màu vàng sặc sỡ, trên mặt vải quét một lớp keo dính sinh học với nhiều mùi hương thu hút các loại côn trùng khác nhau.
Biện pháp khá hiệu quả nữa để xua đuổi sâu bọ là sản xuất luân canh, xen canh các loại rau có tính đối kháng với nhau. Chẳng hạn, trồng xen cải Nhật với đậu, bó xôi... Mặc dù rất ghiền loài cây họ đậu nhưng do ngán mùi hăng của cây cải Nhật nên bọ nhảy không bén mảng đến khu vực này. Tương tự, cà rốt có thể trồng xen với ngô và liên canh với cà tím, khoai lang, củ cải...
Một lợi thế khác là anh Thắng có phòng nuôi cấy mô và vườn ươm cây giống theo công nghệ cao rộng tới 2 ha mang tên Thiên Sinh. Anh nhập giống mới của Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan và nghiên cứu, sản xuất tới 10 giống rau chủ lực (cà chua, cà rốt, bắp ngọt, cải trắng, cà tím, đậu nành, rau thơm, đậu bắp, bó xôi...) có khả năng kháng bệnh và lợi thế cạnh tranh về năng suất, chất lượng. Mỗi năm, ngoài số cây trồng trong trại, anh còn xuất bán từ 5-6 triệu cây giống.
Đặc biệt, anh Thắng đã đầu tư cả chục tỷ đồng để lập phòng nuôi cấy mô, dựng vườn ươm, nhà kính trồng rau hữu cơ cùng với hệ thống tưới nước, bón phân tự động mô phỏng công nghệ Israel... Hiện mỗi ngày, trang trại thu hoạch khoảng 200 kg rau (nhưng chỉ đáp ứng được 50% đơn đặt hàng) để cung cấp cho người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam và các nhà hàng lớn ở TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng.
Đến thăm vườn ươm của anh Thắng mới đây, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát cổ vũ: "Anh làm rất tốt! hãy tiếp tục áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, góp phần tạo ra ngày càng nhiều nguồn giống đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp giá trị cao ở địa phương".
Theo Kim Anh
Tiền Phong
Nhà giàu Việt chơi lạ: Con gà quý tộc giá ngàn USD Hiện thị trường Việt Nam xuất hiện nhiều loại gà cảnh với mức giá khá đắt đỏ, lên tới cả trăm triệu. Nhưng với độ độc đáo, quý hiếm như đen từ trong ra ngoài, có bộ lông xù như chó Nhật, có tên trong sách Đỏ,... khiến nhiều đại gia vẫn mê mệt và sẵn sàng xuống tiền. Gà Lamborgini ngàn đô...