Con rùa 2 đầu, 6 chân
Một con rùa có 2 đầu và 6 chân vừa được tìm thấy tại bờ biển Venice, bang California, Mỹ.
Con rùa thuộc giống rùa tai đỏ và được cho “sản phẩm bị lỗi” của một cặp song sinh. Nó nở ra vài tháng trước và được đặt tên là “ Cheech” và “Chong”.
Todd Ray, người tìm ra con rùa lạ này, cho biết anh không thể phân biệt con rùa này là giống đực hay cái: “Thật khó để xác định giới tính khi con rùa này mới chào đời được vài tháng”. Nó ăn bằng cả hai đầu và có thể chạy rất nhanh.
Ray cho hay, việc chăm sóc con rùa này không phải dễ dàng. Nó đòi hỏi sự tỉ mỉ và yêu động vật.
Video đang HOT
“Con rùa có hai đầu, với hai tính cách nên chúng phải chia sẻ với nhau nhiều thứ. Đó là nguyên nhân khiến con rùa thỉnh thoảng bị lật ngược sau đó lại quay trở lại bình thường”, Ray nói.
Ray nuôi con rùa trong một bể nước nông để tránh việc nó có thể bị ngạt nếu bị lật người. Bên cạnh đó, con rùa cũng phải đối mặt với nhiều bệnh như nhiễm khuẩn.
Duy Khánh
Theo NYT
Giải mã sự phân biệt giữa teen thành phố và teen tỉnh
Có rất nhiều lý do teen thành phố đưa ra để giải thích cho việc vì sao họ khó có thể hòa hợp với teen sống ở tỉnh...
Vì giọng nói
Nếu bạn sinh ra ở những tỉnh thành gần thành phố hoặc cùng miền thì cách biệt về giọng nói không có gì là quá lớn. Nhưng đối với những teen từ vùng miền khác chuyển lên thành phố học thì giọng nói sẽ khác hẳn tùy theo từng địa phương. Vì các teen sống ở đó từ nhỏ, chỉ tiếp xúc với bạn bè cùng thuộc phạm vi trong thành phố nên khi có trường hợp một bạn giọng miền Trung hoặc miền Bắc chuyển lên Sài Gòn nói chuyện thì hay bị chọc là điều khó tránh khỏi. Trong một buổi giao lưu cùng sinh viên trường PT, Phi Vân đã tâm sự: "8 tuổi Vân theo gia đình vào Nam sinh sống. Tại đây trong suốt những năm đi học Vân thường xuyên bị bạn bè trêu chọc vì giọng nói khác lạ. Vì thế khoảng thời gian đó Vân hầu như không có bạn thân."
Với lứa tuổi teen là lứa tuổi mới lớn thì việc chỉ cần có một ai đó khác lạ, dù chỉ là giọng nói thì sẽ dễ dẫn đến sự châm chọc vô tâm như thế. Dù lời nói không có ác ý nhưng đôi khi cũng có thể gây ra nỗi ám ảnh trong suốt khoảng thời gian dài. Từ việc châm chọc, có khi có thể dẫn đến việc tẩy chay bạn học của mình chỉ vì lý do đó. Còn đối với các teen bị chọc ghẹo, có thể tỏ ra chán nản, không muốn tiếp xúc và nói chuyện với ai vì mang tâm lí: "Mình nói ra lại sợ mọi người cười", từ đó họ sống khép kín. Và thế là cái vòng lẩn quẩn: sợ bị cười => ít nói => bị cho là khó gần => ít bạn cứ thế tiếp diễn.
Khác nhau về gu ăn mặc cũng khiến cho sự phân biệt xảy ra. (Ảnh minh họa)
Vì gu thẩm mỹ khác nhau
Thói quen và cách ăn mặc khác hẳn đã khiến cho một số ít teen thành phố cảm thấy xa lạ với teen nơi khác. Ví dụ như quần tây, áo màu xanh chuối nhiều ren, và nón tai bèo màu tím, giày vàng của một số teen girl dưới quê làm cho một số bạn teen thành phố hơi có..."ác cảm". Nhưng cũng có khi chỉ sau một thời gian thì đã không thể nhận ra vì họ đã thay đổi khá nhiều. Tuy nhiên cũng có một vài trường hợp cá biệt như: mặc áo hoa, quần túi hộp, mang giày cao gót 5cm,... khiến teen girl đó trở thành tiêu điểm bị bàn tán. Hoặc ngược lại, gu ăn mặc của teen thành phố cũng làm cho một số các bạn teen tỉnh "hiểu lầm" như trường hợp của Trang, sinh ở thành phố (sv trường KT) thích ăn mặc theo phong cách tomboy đã khiến các bạn ở tỉnh khác săm soi khá nhiều và còn đồn bạn ấy... là les.(!?).
Đó cũng tùy vào gu thẩm mỹ của mỗi người, mỗi vùng miền. Nhưng chính vì sự cách biệt ấy đã khiến một số teen thành phố và teen tỉnh khó hòa hợp và chơi với nhau. Tất nhiên đó chỉ là số ít teen không hòa đồng, vì bạn bè chơi với nhau theo đúng nghĩa sẽ không phân biệt và nghỉ chơi nhau chỉ vì một vấn đề như thế!
Hương (18 tuổi, trường CN) nói: "Bọn mình chơi chung nhóm 4 đứa với nhau, trong đó có 2 bạn ở Tiền Giang lên nhưng bọn mình vẫn chơi khá thân, quan trọng nhất vẫn là tính tình thôi, chứ cách ăn mặc tùy mỗi người mà, đôi khi góp ý lẫn nhau thôi."
Vì thói quen và cách ứng xử
Đ. Lê (ĐH CNTT) bày tỏ: "Có lần mình đi xe buýt, gặp một bạn nói chuyện điện thoại rồi mở nhạc bằng loa ngoài rất lớn, gây ồn ào đến mức chị nhân viên soát vé nhắc nhở nhưng bạn ý vẫn cãi và còn đôi co với chị đó, có điều bạn ý nói tiếng này chồng lên tiếng kia, thành ra chẳng ai hiểu gì hết. Mình không thích cách cư xử của bạn ấy chút nào."
Hay như Mai ( trường PT) kể: "Một lần, một chị họ hàng xa ở dưới quê lên luyện thi ở phòng kế bên. Qua phòng mình, chị ấy xuýt xoa hết cái này đẹp đến cái kia dễ thương thì không sao. Đến chiều đi học về thấy chị ấy đang mang đôi giày mới mua của mình mà chưa hề hỏi qua ý kiến của mình. Thật là tự nhiên hết sức."
Đôi khi chỉ vì một vài chuyện nhỏ như trên hoặc đơn giản chỉ vì cái tên lạ là nhưng khiến một số bạn cũng có ác cảm. Trong cuộc sống, nó chỉ là những thói quen, tập tục của từng vùng miền mà thôi. Khi phân biệt như thế, đã có lần nào bạn thử đặt trường hợp ngược lại nếu mình sinh ra tại nơi đó thì sẽ như thế nào? Chấp nhận, góp ý với nhau để mỗi người chúng ta ngày càng trở nên hoàn thiện hơn thì sẽ tốt hơn là việc cứ giữ khư khư cái định kiến: thành phố và không thành phố.