Con rể khổ… vì mẹ vợ
Chỉ vì mẹ vợ quá quắt mà cuộc hôn nhân của họ đang có nguy cơ tan vỡ.
ảnh minh họa
Lâm là con một nên được cha mẹ bao bọc rất kỹ. Từ nhỏ đến lớn chẳng phải lo đến bất cứ việc gì. Ngay cả vào đại học cũng là do bà Thu, mẹ Lâm chọn trường.
Vào thành phố học, cũng là mẹ tìm nhà trọ, sắm sửa đồ dùng. Lâu lâu bà vào thăm con gái, đem theo lủng củng đủ thứ quà cáp kẹo bánh. Lâm ra trường, cũng bà Thu chạy xin việc. Vì được mẹ chăm lo từ A đến Z như thế, nên với Lâm, mẹ cô giống như là thánh, mỗi lời bà nói tuyệt nhiên không bao giờ sai.
Nhưng chỉ trong việc lấy Bình làm chồng là cô cãi lời mẹ. Bà phản đối bởi Bình là dân tỉnh lẻ, trong khi nhà Lâm tương đối khá giả. Mẹ Lâm hay mắng con gái là “đường quang không đi, đi quàng bụi rậm”.
Nhưng do Lâm cương quyết nên cuối cùng hai người cũng thành vợ chồng. Lúc đầu, nhà Lâm đòi Bình ở rể nhưng anh không chịu. Để ổn thỏa, vợ chồng Bình thuê một căn hộ nhỏ gần nhà mẹ vợ để có thể tiện qua lại thăm nom. Và nỗi khổ vì mẹ vợ của Bình bắt đầu từ đó.
Cưới nhau xong, vừa dọn về nhà mới, bà Thu đã tự ý sắm sửa hàng loạt đồ dùng trong nhà mà không hỏi ý kiến của hai người. Bình phật ý vì cho rằng nhà vợ khinh mình nghèo.
Video đang HOT
Lâm nói rằng mẹ cô ấy vì thương con thôi chứ không có ý gì khác. Vả lại, sẽ còn nhiều việc phải lo như tích cóp mua nhà, để dành tiền sinh con đẻ cái. Tuy vậy, trong lòng Bình vẫn thấy không thoải mái.
Một điều khổ tâm khác là bất cứ việc gì Lâm cũng nhất nhất nghe theo lời mẹ. Lý do cô đưa ra là, cô đã cãi lời bà để cưới Bình thì bây giờ phải bù lại bằng cách tuân thủ tuyệt đối các quyết định của mẹ.
Từ chuyện tiền tiết kiệm đang gửi ngân hàng, Lâm nghe lời mẹ, rút về để bà giữ cho an toàn. Rồi chuyện sinh con, bà cũng tuyên bố là phải tránh vì năm nay và cả năm sau sinh con đều không hợp tuổi. Tất tần tật mọi việc trong nhà từ lớn đến nhỏ, không có việc gì là không có mẹ vợ tham gia.
Hàng ngày, bà Thu sang nhà nấu cơm cho 2 vợ chồng để Lâm nghỉ ngơi. Sau đó, cũng bà dọn dẹp nhà cửa, giặt giũ quần áo cho con gái, với lý do trước khi lấy chồng Lâm chưa bao giờ phải làm những chuyện như thế này. Thôi thì mẹ vợ thương con gái, để bà ấy làm cũng được. Bình nghĩ vậy.
Chỉ có điều, bà Thu vừa làm vừa ca cẩm đến điếc cả tai. Ví dụ như khi dọn nhà, bà càu nhàu nhà cửa bẩn thỉu, đàn ông đàn ang khỏe mạnh mà không chịu làm gì cả. Bà vào bếp vì không muốn con gái vất vả nhưng lại sai con rể vào phụ rửa rau, vo gạo, làm cá…
Tính bà quá cẩn thận nên Bình làm gì bà cũng săm soi, chê nọ chê kia, theo kiểu khinh thường dân nhà quê, nghe rất khó chịu. Tuy là dân tỉnh lẻ, nhưng là con trai, Bình đâu có rành việc nội trợ, bếp núc. Thế là bị bà gán cho là “vô tích sự”.
Đỉnh điểm của mâu thuẫn là khi mẹ Bình lên chơi. Dù sống ở tỉnh lẻ, nhưng mẹ Bình cũng là người trí thức. Tuy vậy, bà Thu vẫn sợ thông gia “táy máy” làm hỏng đồ đạc trong nhà nên ngay từ đầu đã dõng dạc tuyên bố: “Mọi thứ trong nhà này toàn là đồ đắt tiền do tôi mua cả. Bà phải hết sức cẩn thận kẻo hỏng là không xong với tôi đâu!”. Mẹ Bình tuy phật ý nhưng vẫn cười xã giao: “Bà yên tâm! Tôi sẽ không động vào mấy thứ đó!”.
Hôm khác, bà Thu nói với mẹ Bình: “Bà thấy không, con trai bà lấy con Lâm nhà tôi là chuột sa chĩnh gạo đấy! Bà liệu mà bảo ban nó đối xử tốt với vợ!”. Trước mặt bà Thu, mẹ Bình nhẫn nhịn cho xong chuyện nhưng trong lòng rất khó chịu. Bà nói với con trai: “Con đừng phụ thuộc quá vào nhà vợ, để người ta coi thường!”.
Tối hôm đó, Bình bảo vợ nên góp ý với mẹ chú ý lời ăn tiếng nói với thông gia vì mẹ chồng chỉ lên chơi vài ngày rồi về. Chẳng biết Lâm nói thế nào mà ngày hôm sau, bà Thu chạy sang, trước mặt thông gia, mắng té tát con rể, nào là từ ngày con gái lấy chồng, bà quá vất vả, không được một ngày thảnh thơi.
Bà làm đủ việc, mua sắm cho đủ thứ, thế mà con rể ăn ở không biết trước biết sau. Đúng là đồ “ăn cháo đá bát”. Ngay sau đó, bà nắm tay con gái, lôi về nhà: “Li dị ngay đi! Con không thể sống với một thằng chồng vô ơn, không biết điều như thế!”.
Thế là, chỉ vì mẹ vợ quá quắt mà cuộc hôn nhân của họ đang có nguy cơ tan vỡ.
Theo Infonet
Lái xe đón mẹ vợ ốm ở viện về, con rể khiến nhà vợ chết điếng vì đòi tiền xe
Cái nhà vợ chồng anh rể tôi ở bây giờ cũng là của bố mẹ tôi cho, chiếc xe vợ chồng anh rể đi cũng phần lớn tiền nhà ngoại thế mà.
Bố mẹ tôi chỉ sinh được 2 mụn con gái. Chị cả tôi lấy chồng trên thành phố, còn tôi mới đi làm được 1 năm. Bố mẹ tôi làm công chức nhà nước, trước có tiền, mẹ đều bàn với bố mua đất. Dù không có con trai nhưng bố mẹ nghĩ sau này có thể dùng đến.
Khi chúng tôi lên thành phố học, bố mẹ tôi sợ chúng tôi khổ sở với cảnh thuê nhà nên bàn nhau bán bớt đất để mua một căn chung cư cho chúng tôi. Chị tôi có người yêu, 1 năm khi yêu anh rể tương lai tới nhà tôi ở luôn. Anh đi làm rồi nhưng hiếm khi mời chị em tôi một bữa ăn hàng.
Những khoản chi phí sinh hoạt như điện, nước thì lại càng không. Tôi ái ngại không nói trực tiếp nhưng cũng ý nhị với chị gái. Lúc đó chị chỉ xuề xòa nói không muốn dây dưa tiền nong với anh. Rồi hai người cưới nhau, anh chị muốn ra ở giêng, lại là bố mẹ tôi tất bật lo tiền mua nhà cho anh chị. Lần này không phải chung cư nữa mà là một căn nhà đàng hoàng.
Anh chị ở không hết mà còn cho thuê để kiếm chác thêm. Chả thế mà mấy năm anh chị đã mua được ô tô. Nhưng phần lớn tiền cũng là bố mẹ tôi. Nhiều khi thấy bố mẹ chiều anh rể đến phát hờn. Nhưng mẹ tôi nói, chăm lo con cái là bổn phận bố mẹ.
Hơn nữa, rể là người nhà, con dâu là khách, không đối xử tốt thì sợ chị gái tôi khổ. Nhưng anh rể tôi cũng chẳng biết điều, cứ được đà lấn tới, lễ tết cũng chỉ vài ba hộp bánh, anh chị cuối tuần đều được nghỉ cũng ít về thăm bố mẹ tôi. Bố mẹ tôi mà có muốn lên chơi thì đều viện lý do bận rộn. Đỉnh điểm là sự vụ này.
Bữa đó mẹ tôi lên chơi thăm các con thì bất ngờ bị đau ruột thừa. Chúng tôi tức tốc đưa mẹ đi viện. Hôm xuất viện, anh rể hồ hởi lấy xe đến chở mẹ về. Mẹ lên không ở nhà anh rể mà ở với tôi. Vừa tới cổng chung cư, như người ta thì sẽ đánh ô tô gửi rồi đưa mẹ vợ lên nhà đàng hoàng.
Đằng này anh rể tôi đỗ ở cổng, quay ra nói với tôi "cho anh xin ít tiền xăng xe, anh vội đi làm nên em chăm sóc mẹ nhé". Nghe xong tôi còn tưởng tôi nhầm. Nhưng thấy mặt anh rể rất nghiêm túc chờ đợi nên tôi đành lấy ví đưa tiền cho anh.
Thực tình sau vụ đó, mẹ tôi cũng đã có suy nghĩ rất ái ngại. Tôi cũng nói với chị gái nhưng có vẻ chị tôi chỉ biết bênh chồng. Cái gì cũng chồng là nhất, là đúng. Tôi tức giận mà cãi lời chị ngay trước mặt mẹ. Liệu có phải do tôi khó tính quá không nên nghĩ sai về anh rể mình.
Nhưng quả thực, trần đời tôi chưa thấy ai ki bo mà biết cách "đào mỏ" như ông anh rể nhà mình. Chị gái tôi cũng vì thái độ của tôi mà chiến tranh lạnh với tôi, còn giận lây sang cả bố mẹ. Mẹ thì bệnh mới khỏi mà chị ấy cũng không hỏi thăm được câu nào. Bố mẹ tôi thì cứ xuề xòa cho qua. Chẳng biết phải làm sao nữa.
Theo Khoevadep
Bài học thấm thía từ "Gạo nếp gạo tẻ": Dù sống chung với mẹ nào, sự chân thành cũng sẽ chiến thắng những điều phù phiếm! Mẹ chồng hay mẹ vợ đều là những người mẹ, mà mẹ nào thì cũng thương con. Chân thành, lương thiện và thử một lần ngồi xuống nói chuyện với nhau, khúc mắc trong lòng theo đó mà được giải tỏa hết. Những mâu thuẫn nhà nào cũng có Mối quan hệ mẹ chồng - nàng dâu giữa bà Đào và bà Mai...