Còn quá sớm để nói Việt Nam có thể mắc bẫy thu nhập trung bình
“Còn quá sớm để nói Việt Nam có bị mắc bẫy thu nhập trung bình hay không nhưng cần có chính sách để tạo thu nhập cao hơn, tăng năng suất lao động”, ông Eric Sidgwick khẳng định tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam diễn ra vào sáng nay (9.5) ở Hà Nội.
Nói về khả năng tận dụng nền kinh tế số để đưa Việt Nam thành nước có thu nhập cao hơn, ông Eric Sidgwick – Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam đưa ra nhiều thông tin thú vị thông qua các bảng khảo sát.
Giám đốc ADB tại Việt Nam, ông Eric Sidgwick phát biểu tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam. Ảnh: VnExpress
Theo ông Eric Sidgwick, nền kinh tế số cần sử dụng công năng để nâng cao hiệu năng sản xuất. Đó là các hoạt động kinh tế sử dụng thông tin đã được số hóa, ứng dụng công nghệ 4.0. Cách mạng 4.0 sẽ ảnh hưởng đến tương lai của ngành sản xuất toàn cầu.
Ông Eric Sidgwick cho biết, 3 đối tượng thụ hưởng chính trong nền kinh tế số là công dân, doanh nghiệp và Chính phủ. Khảo sát về tính sẵn sàng cho cách mạng công nghệ 4.0, đại diện ADB tại Việt Nam chỉ ra, Việt Nam còn khá non trẻ với mức xếp hạng 4.9, đứng sau nhiều nước như Indonesia, Idia, Thailand, Singapore…
“Điểm đáng mừng là Việt Nam đang có sự chuyển dịch, hướng đến nhóm các nước trong nhóm sẵn sàng đón đầu kinh tế số”, ông nói.
Cụ thể, Việt Nam đạt mức tương đối tốt so với 100 quốc gia được đánh giá theo 59 tiêu chí, xếp hạng thấp nhất của Việt Nam rơi vào lĩnh vực công nghệ và đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực.
Video đang HOT
Theo Danviet
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng : "Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta"
Tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam diễn ra vào sáng nay (9.5) ở Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng nhận định: "Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta.
Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại Việt Nam".
Mở đầu chương trình, ông Nguyễn Mạnh Hùng chào đón sự có mặt của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Theo ông, sự có mặt của Thủ tướng thể hiện tầm quan trọng của diễn đàn, sự quan tâm của Chính phủ với sự phát triển của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Hùng, trong bối cảnh cuộc cách mạng số, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang phát triển mạnh mẽ, VIệt Nam có thể tận dụng những cơ hội mới và thời cơ có một không hai để phát triển, thậm chí là đi ra toàn cầu, giải những bài toán toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng khai mạc Diễn đàn. Ảnh: VnExpress
"Make in Vietnam sẽ là tuyên bố của chúng ta. Sáng tạo tại Việt Nam, làm ra tại Việt Nam, thiết kế tại Việt Nam, sản xuất tại VIệt Nam".
"Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là để Make in Vietnam. Nếu chúng ta tiếp tục chỉ lắp ráp thì sẽ không giải được bài toán năng suất lao động và bẫy thu nhập trung bình", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định mạnh mẽ.
Lý giải cụ thể hơn, Bộ trưởng Hùng cho biết ngày nay, bất kỳ công ty nào, dù là cung cấp sản phẩm hay dịch vụ, đều liên quan đến công nghệ. Những công ty nào áp dụng công nghệ để thay đổi sản phẩm, thay đổi cách tạo ra sản phẩm, thay đổi mô hình kinh doanh thì chính họ sẽ góp phần định hình lại thế giới. Chính vì thế mà phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam được coi là ưu tiên số 1 hiện nay.
"Có rất nhiều người Việt Nam ở nước ngoài đã thành danh về công nghệ, đã đến lúc về Việt Nam hoặc hãy kết nối Việt Nam để xây lên những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi.
Để tạo động lực cho người tài trở về và phát triển, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết để họ thử nghiệm các công nghệ mới, các mô hình kinh doanh mới. Đặc biệt là cách tiếp cận Sandbox: Điều gì chưa biết quản lý thế nào thì sẽ cho phép thử nghiệm trong một không gian và thời gian giới hạn. Những 'đặc khu công nghệ', 'đặc khu đổi mới sáng tạo', với nội hàm là nơi thử nghiệm những cơ chế vượt trội dành cho doanh nghiệp công nghệ, cũng có thể được chính phủ xem xét.
Tuy nhiên, như bất cứ sự chuyển đổi nào, Bộ trưởng Bộ Thông tin cho rằng nền móng của cuộc cách mạng Make in Viet Nam phải bắt nguồn từ câu chuyện của giáo dục, từ giáo dục phổ thông đến giáo dục đại học và đến môi trường học cả đời.
"Trong số rất nhiều đổi mới giáo dục thì có lẽ dạy ICT và ngoại ngữ phải là bắt buộc từ phổ thông. Gần đây, người ta nói đến mỗi người phải biết đến 3 ngôn ngữ: Ngôn ngữ mẹ đẻ để duy trì văn hoá, ngôn ngữ tiếng Anh để hội nhập quốc tế, và ngôn ngữ IT để giao tiếp với máy móc".
"Tất cả chúng ta đều đặt nhiều hy vọng vào những đổi mới giáo dục, mà trước mắt và đầu tiên là áp dụng công nghệ mới, công nghệ ICT vào giáo dục. Nơi ứng dụng công nghệ đầu tiên nên và rất nên là giáo dục. Và những doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đầu tiên cũng nên và rất nên là doanh nghiệp công nghệ giáo dục", Bộ trưởng Hùng nhấn mạnh.
Theo chủ tịch Nguyễn Đức Chung, thế giới đang chuyển sang cuộc cách mạnh khoa học công nghệ lần thứ 4. Mỗi địa phương phải tìm ra những giải pháp công nghệ thông minh để nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề vận hành bộ máy.
Ông Nguyễn Đức Chung cho biết trong những năm qua, Hà Nội đã thực hiện cùng lúc nhiều chương trình công nghệ thông tin trên toàn địa bàn. Trong đó, tập trung vào xây dựng mối liên hệ giữa các cơ quan ban ngành, ứng dụng số hoá giúp tiết kiệm thời gian, chí phi và nâng cao hiệu quả làm việc với nhân dân và doanh nghiệp. Hà Nội hướng tới mục tiêu đưa dịch vụ số đến với mọi người, ở bất kỳ đâu.
Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung. Ảnh: VnExpress
Bên cạnh đó, Hà Nội thúc đẩy tiềm năng công nghệ qua nhiều cách như: chuyển toàn bộ đầu tư công sang thuê dịch vụ số; huy động mọi nguồn lực từ doanh nghiệp trên địa bàn; xây dựng hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ; tích hợp và khai thác các dịch vụ số; ứng dụng tối đa các văn bản điện tử; sử dụng hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu số; tăng ứng trên thiết bị di động; chuẩn hoá công nghệ thông tin cho nhân dân; khuyến khích người dân tăng sử dụng công nghệ số.
Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam là sự kiện hàng đầu đối với cộng đồng ứng dụng, chuyển giao, nghiên cứu, phát triển công nghệ. Đây là nơi chia sẻ, truyền cảm hứng, đề xuất giải pháp, ý tưởng đột phá, huy động và tập hợp nguồn lực của cả xã hội để phát triển hàng chục, hàng trăm nghìn doanh nghiệp công nghệ Việt Nam.
Diễn đàn diễn ra với 4 phiên thảo luận, diễn đàn dự kiến sẽ ghi nhận nhiều ý tưởng, giải pháp nhằm phát triển doanh nghiệp công nghệ.
Các chủ đề thảo luận bao gồm: Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giải quyết bài toán Việt Nam; Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam giúp Việt Nam thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình; Chính sách và giải pháp phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam; Giải pháp, kết nối các doanh nghiệp công nghệ.
Bên lề Diễn đàn có triển lãm trưng bày một số sản phẩm, giải pháp công nghệ đã được ứng dụng trong thực tiễn, tiềm năng lớn, hiệu quả kinh tế xã hội mang lại cao do các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam sản xuất và cung cấp.
Khu trưng bày được thiết kế và chia theo 5 khu vực: Công nghiệp 4.0; Kinh tế, tài chính, thương mại điện tử; Giao thông, xây dựng và tài nguyên, môi trường; Y tế, du lịch; Nông nghiệp và Chuyển đổi số.
Theo Danviet
Thủ tướng dự Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ VN Sáng nay (9.5), tại Hà Nội diễn ra Diễn đàn quốc gia Phát triển doanh nghiệp công nghệ Việt Nam có chủ đề: "Khát vọng, tầm nhìn và định hướng phát triển vì một Việt Nam hùng cường" và khẩu hiệu hành động "Make in Vietnam". Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn. Với chủ...